Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Hiệu Quả

  • Thread starter traigiongthuha_com
  • Ngày gửi
Bắt tay vào nuôi gà phải chịu khó học tập kinh nghiệm nuôi gà của những người đi trước, từ khâu chọn con giống, đến cách bố trí chuồng trại hợp lý, khâu chăm sóc, cho ăn, sưởi ấm theo từng lứa tuổi. Để có giống gà phù hợp với cách nuôi này cần chọn đúng giống gà thả vườn.

Bắt tay vào nuôi gà phải chịu khó học tập kinh nghiệm nuôi gà của những người đi trước, từ khâu chọn con giống, đến cách bố trí chuồng trại hợp lý, khâu chăm sóc, cho ăn, sưởi ấm theo từng lứa tuổi. Để có giống gà phù hợp với cách nuôi này cần chọn đúng giống gà thả vườn.

Gọi là gà thả vườn vì giống gà này sau khi ăn no thì được thả ra khoảng vườn đã được chăng lưới để chúng vận động.

Chuồng gà được rải phân vi sinh trộn lẫn với mùn cưa hoặc vỏ trấu, loại phân này có tác dụng tiêu hủy phân gà, không gây mùi hôi thối, đồng thời diệt được các sinh vật gây hại cho gà.

Thức ăn cho gà là cám gia cầm và các loại rau có trong vườn

Trung bình thời gian phát triển của gà là 100 ngày, tuy nhiên phải chăm sóc, cho chúng ăn theo từng đợt tuổi, đồng thời phải dựa trên điều kiện thời tiết để giữ ấm cho chúng. Gà dễ nuôi nhưng cũng có cái khó là giống vật này rất nhạy cảm, nhạy cảm với thức ăn, thời tiết và cả thuốc phòng bệnh

Nuôi Gà thả vườn đòi hỏi người nuôi phải chịu khó, tỷ mỉ trong khâu chăm sóc, nên nếu ai chịu khó, biết tìm tòi tự tìm ra giải pháp nuôi thích ứng tùy theo điều kiện chăn nuôicủa gia đình mình thì mới mang lại hiệu quả. Đã có một số hộ gia đình cũng đã tiến hành nuôi thử vài trăm con nhưng đều thất bại, chỉ mới qua một tháng đầu nuôi thử chúng đã lăn ra chết. Nguyên nhân bởi người chăn nuôi chưa tìm ra giải pháp thích ứng để chăm sóc chúng cho phù hợp.

Vấn đề nhiệt độ cho gà ta thả vườn

Thức ăn cho gà có 2 loại chính, thức ăn công nghiệp và thức ăn gia đình. Thức ăn công nghiệp là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp được các công ty sản xuất thép dây chuyền công nghiệp, thức ăn gia đình là loại thức ăn tận dụng từ địa phương và gia đình như cơm gạo lúa bắp. Khi nuôi, có thể trộn cả 2 loại thức ăn trên vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gà và giảm được chi phí thức ăn.

Khi trộn thức ăn cho gà có thể trộn theo tuần tuổi của gà như sau:

* Khi 1 tuần tuổi thì cho ăn cám gạo, cám bắp đậm đặc

* Từ 2 tuần đến 3 tuần tuổi trộn như trên nhưng thêm tấm gạo và thức ăn hỗn hợp

* Tuần 4 trộn gạo và lúa 1 ít cho gà làm quen

* Sau 1 tháng cho gà ra vườn, ban ngày cho ăn ít vì gà sẽ tự tìm thức ăn dinh dưỡng nào thiếu nó thiếu, buổi tối trộn thêm hỗn hợp đậm đặc cho gà ăn để bổ sung dinh dưỡng.

Khi gà còn nhỏ nhiệt độ cũng không kém phần quan trọng. Gà càng nhỏ nhiệt độ càng quan trọng, có thể hơi nóng chứ đừng để lạnh vì gà lạnh sẽ bị sệ cánh và dễ bị chết.

– Nếu bạn có điều kiện và ở địa phương có cót (tấm bằng tre đan) thì nên mua vài tấm cót về để úm gà con. Quay tròn lại, lót nền bằng trấu, bắt bóng đèn tròn sợi đốt, lấy bìa carton phủ trên chỉ cần 10 phút nhiệt độ sẽ đủ hoặc vượt ngưỡng (gà con 31 độ) sau đó thả gà vào. Nếu không có cót bạn có thể lấy bao bì, carton gỗ ván đều được nhưng phải che ở trên để giữ cho nhiệt độ không tỏa ra môi trường.

– Khi gà lớn hơn thì nhiệt độ giảm dần, gà lớn thêm một tuần tuổi thì giảm đi 1,5 độ

– Ban ngày khi trời nắng được khoảng vài tiếng thì cho gà ra vườn, tối phải lùa gà vào chuồng, đó là điều gần như bắt buộc

– Khi thời tiết thay đổi đột ngột nên làm một lò than nóng, bỏ quả bồ kết vào xông gà và xông chuồng.

– Ngày có thể thả gà ra và nếu bạn có chuồng nuôi thì tới gần tối, bạn thắp bóng sáng trong chuồng là gà tự tìm vào chuồng ngủ mà không cần lùa.

– Nuôi gà thả vườn thì gà hay bới đất tim mồi và ăn cỏ, nếu bạn đổ cát lên nền thì không có chỗ cho cây cỏ phát triển, gà sẽ thiếu đi chất xơ.

Vấn đề vệ sinhchuồng trại cho gà

Vệ sinh chuồng trại là việc cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh cho gà, giúp nâng cao năng suất và kinh tế.

Khi nuôi gà gần như bắt buộc phải sử dụng vật liệu lót nền, thường thì dùng trấu để hạn chế thấp nhất nấm mốc, gây dịch bệnh cho gà đặc biệt là gà con.

Trước khi lót nền phải rắc thuộc bột khống chế vi khuẩn, rải trấu xong rắc tiếp và trộn đều, cuối cùng rắc một it lên mặt và nên xung quanh chuồng (loại thuốc này có bán ở các hiệu thuốc thú y).

Khoảng 5-7 ngày nên thay lót nền một lần. Để lâu quá sẽ dễ gây nấm mốc sẽ gây bệnh cho gà.

Khi gà lớn đến thời điểm thả vườn, cần quét sân vườn sạch sẽ không để các vũng nước đọng ở trong vườn, gà uống sẽ bị bệnh đau bụng ỉa chảy.

Khi gà thả ra vườn thì cũng nên rắc trấu vào nền, làm như vậy chuồng sẽ không bị hôi tanh tránh ruồi muỗi, nhưng chỉ cần rắc một lớp thật mỏng, 3-4 ngày quét rọn xịt rửa một lần sạch sẽ.

Một điều cực kỳ quan trọng trong khâu vệ sinh mà nếu các bạn không chú ý thì những cố gắng trên sẽ thành công cốc, đó là vệ sinh thức ăn và nước uống cho gà.

Vấn đề dinh dưỡng cho gà

Dinh dưỡng là điều kiện quan trọng quyết định gà có lớn và phát triển đều hay không. Khi cho gà ăn nên mua bột ENZIM và bột BCOMLEC trộn vào thức ăn theo tỷ lệ quy định trên nhãn bao. Nếu không có ENZIM trộn thức ăn có thể mua loại ENZIM trộn vào nước uống.

Trong quá trình nuôi nên tìm thêm mối hoặc trùn cho gà ăn, 3 đến 5 ngày cho ăn một lần, có đủ chất tươi và chất tanh đầy đủ thì gà sẽ phát triển và lớn nhanh. Nên thường xuyên cho gà ăn thêm các chấy phụ gia đình như: rau, chuối, bèo…..
--------------------------------------------
Nguồn: Chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả
FanPage Kỹ thuật chăn nuôi : https://www.facebook.com/traigiongthuha/
Website tham khảo: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THU HÀ , Cơ Sở Giống Gia Cầm Thu Hà
 




Back
Top