Nằm ở thung lũng miền núi, huyện Hoài Ân (Bình Định) được biết đến như một miền quê yên bình với những vẻ đẹp sinh thái hoang sơ và một lịch sử oai hùng. Nơi đây có đặc sản chè Gò Loi nức tiếng một thời.
Một vườn chè Gò Loi mới khôi phục
Nền móng của một danh trà
Những người đặt nền móng cho danh trà này giờ đã đến tuổi “xưa nay hiếm”. Cụ Lê Đình Phụng nay đã ngoài 80, là một trong những người có công trong việc đặt nền móng xây dựng nông trường chè Gò Loi ngày nào. Ông cùng những người con Hoài Ân tập kết ra Bắc, sau đó làm việc tại Nông trường chè Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian sống và làm việc tại đây, hương vị trà đã ngấm vào máu thịt ông. Sau giải phóng trở lại quê hương, mang theo giống chè “Cam khổ” và trồng trên mảnh đất quê hương.
Búp chè xanh non trong nắng sớm
Ông nghĩ, cây chè ngon là do chất đất, nguồn nước, khí hậu mà cây chè hấp thụ trong đó. Với tình yêu và sự quyết tâm cao độ, cùng với sự ủng hộ của nhiều người, đến năm 1979 những cây chè đầu tiên được nảy mầm và cứ thế ngày một tăng lên hơn 30ha. Một màu xanh bạt ngàn và tươi tốt của chè đã phủ kín trên mảnh đất hoang hóa ngày nào.
Ngày thu hoạch, trà ngon một cách lạ thường, vừa có vị mặn, một chút chát, một chút ngọt và lưu lại rất lâu trong miệng sau khi uống mà người xưa gọi là “lưu trà”. Điều đặc biệt là khi pha đến nước thứ ba vị và hương của nó vẫn còn giữ nguyên.
Tiếng lành đồn xa, danh tiếng chè Gò Loi đã vượt ra ngoài huyện, tỉnh. Và từ đó chè Gò Loi được xem là một đặc sản của Hoài Ân. Hương vị độc đáo ấy khiến nhạc sĩ Châu Đức Khánh phải thốt lên:“Hoa chè nở trong đêm/Hát lời hương dịu hiền…”
Ấm áp ly trà trong đêm
Để chứng minh độ đặc biệt của trà Gò Loi, cụ pha hai bình trà trong thời gian như nhau và rót ra hai ly trà để chúng tôi thưởng thức. Quả thật, sau khi uống ngụm trà trong họng đắng chát, nhưng lại có vị béo béo và ngọt nơi dầu lưỡi, hương vị thơm nồng. Một lát sau trong họng còn vị ngon ngót nơi cuối cuốn lưỡi. Quả đúng là trăm nghe không bằng một lần thưởng thức.
Trà Gò Loi hương vị say lòng người
Cụ cho chúng tôi biết chè Gò Loi qua thời gian hình thành, phát triển đến nổi tiếng rồi qua những thăng trầm đến năm 1998 nông trường chè Gò Loi chính thức giải thể làm nhiều người tiếc nuối, luyến lưu. Phần lớn diện tích chè được phá để trồng các loại cây khác. Một số hộ dân không nỡ phá bỏ cây chè mà vẫn giữ lại một ít chờ ngày khôi phục chúng. Nói đến đây cụ nhìn xa xăm ra bầu trời đêm, thở dài, ánh mắt chan chứa.
Bên tách trà quê hương nồng nàn, cụ còn kể cho chúng tôi nghe về lịch sử oai hùng của người dân Hoài Ân trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù dày xé quê hương và công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp. Ba dân tộc anh em sinh sống trên huyện nhà là Kinh, Bana và H're luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hóa đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc. Giữa đêm khuya tĩnh mịch, cụ còn hát cho chúng tôi nghe điệu bài chòi, hát đối của người dân quê thật rung động và xao xuyến lòng người.
Hiện nay, lãnh đạo huyện Hoài Ân nói chung và những người dân Gò Loi nói riêng đang có những hoạt động thiết thực để níu giữ sản vật danh tiếng một thời - chè Gò Loi. Hy vọng danh trà này sẽ luôn đồng hành cùng Người Hoài Ân trên mỗi bước đường phát triển.
AgriViet
Một vườn chè Gò Loi mới khôi phục
Nền móng của một danh trà
Những người đặt nền móng cho danh trà này giờ đã đến tuổi “xưa nay hiếm”. Cụ Lê Đình Phụng nay đã ngoài 80, là một trong những người có công trong việc đặt nền móng xây dựng nông trường chè Gò Loi ngày nào. Ông cùng những người con Hoài Ân tập kết ra Bắc, sau đó làm việc tại Nông trường chè Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian sống và làm việc tại đây, hương vị trà đã ngấm vào máu thịt ông. Sau giải phóng trở lại quê hương, mang theo giống chè “Cam khổ” và trồng trên mảnh đất quê hương.
Búp chè xanh non trong nắng sớm
Ông nghĩ, cây chè ngon là do chất đất, nguồn nước, khí hậu mà cây chè hấp thụ trong đó. Với tình yêu và sự quyết tâm cao độ, cùng với sự ủng hộ của nhiều người, đến năm 1979 những cây chè đầu tiên được nảy mầm và cứ thế ngày một tăng lên hơn 30ha. Một màu xanh bạt ngàn và tươi tốt của chè đã phủ kín trên mảnh đất hoang hóa ngày nào.
Ngày thu hoạch, trà ngon một cách lạ thường, vừa có vị mặn, một chút chát, một chút ngọt và lưu lại rất lâu trong miệng sau khi uống mà người xưa gọi là “lưu trà”. Điều đặc biệt là khi pha đến nước thứ ba vị và hương của nó vẫn còn giữ nguyên.
Tiếng lành đồn xa, danh tiếng chè Gò Loi đã vượt ra ngoài huyện, tỉnh. Và từ đó chè Gò Loi được xem là một đặc sản của Hoài Ân. Hương vị độc đáo ấy khiến nhạc sĩ Châu Đức Khánh phải thốt lên:“Hoa chè nở trong đêm/Hát lời hương dịu hiền…”
Ấm áp ly trà trong đêm
Để chứng minh độ đặc biệt của trà Gò Loi, cụ pha hai bình trà trong thời gian như nhau và rót ra hai ly trà để chúng tôi thưởng thức. Quả thật, sau khi uống ngụm trà trong họng đắng chát, nhưng lại có vị béo béo và ngọt nơi dầu lưỡi, hương vị thơm nồng. Một lát sau trong họng còn vị ngon ngót nơi cuối cuốn lưỡi. Quả đúng là trăm nghe không bằng một lần thưởng thức.
Trà Gò Loi hương vị say lòng người
Cụ cho chúng tôi biết chè Gò Loi qua thời gian hình thành, phát triển đến nổi tiếng rồi qua những thăng trầm đến năm 1998 nông trường chè Gò Loi chính thức giải thể làm nhiều người tiếc nuối, luyến lưu. Phần lớn diện tích chè được phá để trồng các loại cây khác. Một số hộ dân không nỡ phá bỏ cây chè mà vẫn giữ lại một ít chờ ngày khôi phục chúng. Nói đến đây cụ nhìn xa xăm ra bầu trời đêm, thở dài, ánh mắt chan chứa.
Bên tách trà quê hương nồng nàn, cụ còn kể cho chúng tôi nghe về lịch sử oai hùng của người dân Hoài Ân trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù dày xé quê hương và công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp. Ba dân tộc anh em sinh sống trên huyện nhà là Kinh, Bana và H're luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hóa đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc. Giữa đêm khuya tĩnh mịch, cụ còn hát cho chúng tôi nghe điệu bài chòi, hát đối của người dân quê thật rung động và xao xuyến lòng người.
Hiện nay, lãnh đạo huyện Hoài Ân nói chung và những người dân Gò Loi nói riêng đang có những hoạt động thiết thực để níu giữ sản vật danh tiếng một thời - chè Gò Loi. Hy vọng danh trà này sẽ luôn đồng hành cùng Người Hoài Ân trên mỗi bước đường phát triển.
AgriViet