Chuối bị bệnh em ko nhầm là bệnh panama

  • Thread starter luunhatphi3890
  • Ngày gửi
Cả nhà ơi tình hình là nhà em có trồng hơn 3000 gốc chuối tây
em có đọc một số tài liệu trên google thì thấy bệnh panama giống đặc điểm bệnh trên cây chuối tây nhà mình
có bác nào giúp em với lúc đầu chỉ có 1 vài cây bị bệnh jo lan ra nhất nhanh khắp vườn
tình hình này ko khéo lại mất ăn em lo quá
em có mấy hình các pác xem qua giúp em với

lúc đầu là cứ ua vàng dần rồi chết , cứ bắt đầu trổ buồng xong ra nài non là cây ra đi.
 


Last edited by a moderator:
đây là bệnh sâu đục thân, hay còn gọi là sâu lửa. ở Việt Nam bệnh này thường phát triển trên cây chuối tây(chuối mốc) .bệnh này tưởng đơn giản nhưng khó chữa, nếu bị nặng thì phải chặt hết vườn, nếu bị nhẹ thì có thể dùng thuốc trừ sâu nhưng cũng ko hiệu lắm. nói chung biện pháp hiệu quả nhất là chặt bỏ vườn chuối đi, trồng cây khác thôi. quê mình ở miền trung , vườn chuối bị bệnh này nhiều lắm. mong ae nào có cách chữa bệnh hiệu quả thì post lên cho mọi người học hỏi!
 
mong có pac nào có cách chữa hiệu quả chỉ cho em với :1^:
 
ai giúp em với rút cuộc nó là bị xâu hại hay là bị nấm ,
giúp em vơi ac ơi
 
nấm bệnh banama

ai giúp em với rút cuộc nó là bị xâu hại hay là bị nấm ,
giúp em vơi ac ơi

nó bị nấm đấy,. nấm Fusarium oxyspourum sp. F. cubense.
TRIỆU CHỨNG BỆNH CÂY
Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.
Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.
Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối.
Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.
Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...
Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.
Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.
Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP...
Vườn bị bệnh nặng nên đổi trồng các giống chuối khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương...
 


Back
Top