CHUYỆN LÀM GIÀU TỪ CÂY NHÃN MUỘN ĐẦU DÒNG
Ngoại thành Hà Nội có nhiều loại cây ăn quả đặc sản, nhưng lâu nay, người dân vẫn chủ yếu tự sản, tự tiêu, chấp nhận rủi ro thị trường. Liên kết bốn "nhà" (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân) từ sản xuất đến tiêu thụ đã mở ra cánh cửa giao thương, góp phần làm tăng giá trị diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập người dân.
Hiệu quả kinh tế cao
Năm nay nhãn muộn được mùa, người dân Ðại Thành phấn khởi lắm. Ông Nguyễn Văn Thành, thôn Ðại Tảo, xã Ðại Thành cho biết, ngoài cây nhãn tổ hơn 120 năm tuổi, gia đình ông còn có vườn nhãn 7.000 m2, trồng 120 gốc nhãn. Mỗi năm, vườn nhãn nhà ông cho thu hoạch từ 30 đến 35 tấn quả, với giá bán trung bình 30 đến 35 nghìn đồng/kg, thu nhập bình quân đạt hơn một tỷ đồng.
Không riêng nhà ông Thành, ở xã Ðại Thành, mùa nhãn năm nay, nhiều gia đình có thu nhập hơn một tỷ đồng. Ðơn cử như nhà ông Nguyễn Huy Hạnh có trang trại hơn 5.000 m2, thu hoạch 20 tấn quả, giá trị hàng hóa đạt hơn 1,2 tỷ đồng; nhà ông Nguyễn Văn Diễn đạt hơn một tỷ đồng... Chủ tịch UBND xã Ðại Thành Nguyễn Huy Anh cho biết: Xã có 1.596 hộ, trong đó 90% số hộ trồng nhãn chín muộn với diện tích 150 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 1.200 tấn; giá trị hàng hóa ước đạt 42 tỷ đồng, chiếm hơn 30% giá trị tổng thu nhập toàn xã. Việc trồng nhãn đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài diện tích nhãn cho thu hoạch quả, xã có 18 cây nhãn đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép đạt tiêu chuẩn cung cấp mắt ghép giống nhân bản trên thị trường.
Ông Giáp Văn Hạnh - Giám đốc Trung tâm giống cây ăn quả (TW Hội Làm Vườn Việt Nam) cho biết hiện TP Hà Nội có 700 ha nhãn chín muộn, tập trung ở các huyện Hoài Ðức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Ðức... Từ năm 2011 đến nay, triển khai Ðề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP Hà Nội, Trung tâm đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân đầu tư giống, phân bón; tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cách phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là kỹ thuật cắt tỉa cây và cách bảo quản quả sau khi thu hoạch. Hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình thâm canh nhãn chín muộn tăng từ 20 đến 25%. Thu nhập bình quân ước đạt 700 triệu đồng/ha.
Vì quyền lợi người dân
Giám đốc Trung tâm giống cây ăn quả trung ương hội làm vườn nhấn mạnh, Hà Nội cần xây dựng cơ cấu trồng cây ăn quả đa dạng nhằm tránh rủi ro, ảnh hưởng xấu của thời tiết đến năng suất cây trồng; nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm trong quá trình đầu vào - đầu ra với mục đích cuối cùng là tăng thu nhập cho người dân... Cũng theo ông Thông, để bảo đảm sản xuất ổn định gắn với thị trường hàng hóa, cần sự phối hợp, liên kết chặt chẽ của nhiều ban, ngành; không ngừng phát huy trách nhiệm, vai trò của các bên trong mối liên kết. Cụ thể, người dân phải thành lập tổ, nhóm sản xuất; địa phương hình thành những điểm thu mua, giới thiệu sản phẩm; nhà khoa học hỗ trợ về kỹ thuật; doanh nghiệp thu mua sản phẩm phải bảo đảm đầu ra ổn định và bền vững.
Trong xu thế phát triển kinh tế trang trại nói chung và phát triển kinh tế vườn nói riêng, Bà con nên chú trọng việc mở rộng diện tích trồng cây nhãn muộn đầu dòng, không chỉ ở khu vực hà nội mà còn ở các tỉnh thành khác trong cả nước. vì sane phẩm quả nhãn muộn đầu dòng không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà còn được mở rộng ra thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Pv: Thanh Nhung
Ngoại thành Hà Nội có nhiều loại cây ăn quả đặc sản, nhưng lâu nay, người dân vẫn chủ yếu tự sản, tự tiêu, chấp nhận rủi ro thị trường. Liên kết bốn "nhà" (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân) từ sản xuất đến tiêu thụ đã mở ra cánh cửa giao thương, góp phần làm tăng giá trị diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập người dân.
Hiệu quả kinh tế cao
Năm nay nhãn muộn được mùa, người dân Ðại Thành phấn khởi lắm. Ông Nguyễn Văn Thành, thôn Ðại Tảo, xã Ðại Thành cho biết, ngoài cây nhãn tổ hơn 120 năm tuổi, gia đình ông còn có vườn nhãn 7.000 m2, trồng 120 gốc nhãn. Mỗi năm, vườn nhãn nhà ông cho thu hoạch từ 30 đến 35 tấn quả, với giá bán trung bình 30 đến 35 nghìn đồng/kg, thu nhập bình quân đạt hơn một tỷ đồng.
Không riêng nhà ông Thành, ở xã Ðại Thành, mùa nhãn năm nay, nhiều gia đình có thu nhập hơn một tỷ đồng. Ðơn cử như nhà ông Nguyễn Huy Hạnh có trang trại hơn 5.000 m2, thu hoạch 20 tấn quả, giá trị hàng hóa đạt hơn 1,2 tỷ đồng; nhà ông Nguyễn Văn Diễn đạt hơn một tỷ đồng... Chủ tịch UBND xã Ðại Thành Nguyễn Huy Anh cho biết: Xã có 1.596 hộ, trong đó 90% số hộ trồng nhãn chín muộn với diện tích 150 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 1.200 tấn; giá trị hàng hóa ước đạt 42 tỷ đồng, chiếm hơn 30% giá trị tổng thu nhập toàn xã. Việc trồng nhãn đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài diện tích nhãn cho thu hoạch quả, xã có 18 cây nhãn đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép đạt tiêu chuẩn cung cấp mắt ghép giống nhân bản trên thị trường.
Ông Giáp Văn Hạnh - Giám đốc Trung tâm giống cây ăn quả (TW Hội Làm Vườn Việt Nam) cho biết hiện TP Hà Nội có 700 ha nhãn chín muộn, tập trung ở các huyện Hoài Ðức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Ðức... Từ năm 2011 đến nay, triển khai Ðề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP Hà Nội, Trung tâm đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân đầu tư giống, phân bón; tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cách phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là kỹ thuật cắt tỉa cây và cách bảo quản quả sau khi thu hoạch. Hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình thâm canh nhãn chín muộn tăng từ 20 đến 25%. Thu nhập bình quân ước đạt 700 triệu đồng/ha.
Vì quyền lợi người dân
Giám đốc Trung tâm giống cây ăn quả trung ương hội làm vườn nhấn mạnh, Hà Nội cần xây dựng cơ cấu trồng cây ăn quả đa dạng nhằm tránh rủi ro, ảnh hưởng xấu của thời tiết đến năng suất cây trồng; nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm trong quá trình đầu vào - đầu ra với mục đích cuối cùng là tăng thu nhập cho người dân... Cũng theo ông Thông, để bảo đảm sản xuất ổn định gắn với thị trường hàng hóa, cần sự phối hợp, liên kết chặt chẽ của nhiều ban, ngành; không ngừng phát huy trách nhiệm, vai trò của các bên trong mối liên kết. Cụ thể, người dân phải thành lập tổ, nhóm sản xuất; địa phương hình thành những điểm thu mua, giới thiệu sản phẩm; nhà khoa học hỗ trợ về kỹ thuật; doanh nghiệp thu mua sản phẩm phải bảo đảm đầu ra ổn định và bền vững.
Trong xu thế phát triển kinh tế trang trại nói chung và phát triển kinh tế vườn nói riêng, Bà con nên chú trọng việc mở rộng diện tích trồng cây nhãn muộn đầu dòng, không chỉ ở khu vực hà nội mà còn ở các tỉnh thành khác trong cả nước. vì sane phẩm quả nhãn muộn đầu dòng không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà còn được mở rộng ra thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Pv: Thanh Nhung