Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
#17
10-03-2011, 01:05 PM

henrythai
Nhà nông chính hiệu


Tham gia ngày: 24th-06-2010
Đến từ: Mỏ Cày
Bài gởi: 178
Thanks: 383
Thanked 34 lần / 22 bài viết


Oh! Xin lỗi bà con Thái đã nói sai "topic Cây Thuốc Nam". Đúng phải là "chuyên mục Cây Thuốc Nam". Nếu thành lập được chuyên mục này thì Bà Con ở nhiều vùng miền, mỗi người góp tay post một cây thuốc thì quá tốt cho Bà Con ta rồi. Không riêng với người nghèo, mà cả những người khác cũng cần vì đây là loại thuốc thân thiện với môi trường, ít độc hại, ít gây tác dụng phụ, ít trị được bệnh này mà lòi ra cái bệnh khác . . .

Chân thành,

---------------
Không biết ban quản trị có chú ý đến "chuyên mục Cây Thuốc Nam" không ta?? Rất hữu ích cho Bà Con mà! Nhưng có vẽ chưa đủ sức thuyết phục. Xin Bà Con cho thêm ý kiến . .
.................................................................................................
do nhu cầu muốn tìm hiểu về công dụng của cây thuốc nam và muốn có được sự đóng góp tập trung hơn ,không biết đưa topic vào đâu cho phù hợp
mong các mod giúp
CHỬA TIỂU ĐƯỜNG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
http://depmagazine.com/~/goto/chua-tieu-duong-bang-y-hoc-co-truyen-1534.aspx
MONG ĐƯỢC ĐÓNG GÓP
---------------
Thứ tư, 10/03/2010 21 giờ 02 GMT+7
Tiến sĩ Nam Dang, nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Florida và các cộng sự của ông tại Mỹ và Nhật hôm 9-3 cho biết chất chiết xuất từ lá đu đủ và trà đu đủ có đặc tính chống nhiều dạng ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, phổi, gan, tụy.
33.jpg


Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacology (Dược lý Dân tộc học) số tháng 2-2010, tiến sĩ Nam Dang và các đồng nghiệp đã chứng minh chất chiết xuất từ lá đu đủ phơi khô có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên gọi Th1-type cytokines. Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Thử nghiệm cho thấy hiệu quả kháng ung thư đạt cao hơn khi các tế bào tiếp nhận nước trà lá đu đủ liều cao. Điều đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, nên tránh được tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện nay.
Kết quả nghiên cứu trên hứa hẹn mở đường cho các liệu pháp sử dụng hệ miễn dịch để chống ung thư. Theo Tiến sĩ Nam Dang, nghiên cứu của ông và đồng nghiệp một lần nữa khẳng định khả năng chống ung thư của lá đu đủ trong y học cổ truyền ở Úc và Việt Nam.
---------------
080905171702-152-947.jpg

Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh. Rễ, vỏ, nhựa, lá của cây này đều có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa, còn quả thì có thể làm ra các món ăn ngon, lạ miệng và bổ dưỡng.

Rễ sakê có tính làm dịu nên được dùng để trị ho, lợi tiểu, tiêu viêm bệnh hen, viêm da, đau răng và chữa các chứng rối loạn dạ dày. Nhờ tính sát trùng cao mà vỏ cây sakê có thể dùng cho bệnh ghẻ, ngứa, còn nhựa cây kết hợp với một số vị thuốc sẽ cầm được tiêu chảy. Lá sakê có tác dụng trị bệnh nhiều nhất.

Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh
Do tính năng làm mát, kích thích sự lọc của gan, thận nên uống lá sakê tươi sẽ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, tiểu đường tuýp 2 và bệnh viêm gan. Ngoài ra, loại lá này còn có công dụng giảm đau hữu hiệu đối với người mắc bệnh gút. Lá sakê vàng mới rụng sắc lên uống có thể trị được bệnh cao huyết áp.
Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh. Rễ, vỏ, nhựa, lá của cây này đều có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa, còn quả thì có thể làm ra các món ăn ngon, lạ miệng và bổ dưỡng.
Theo bác sĩ Hồ Ngọc Hồng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y dược học dân tộc TP HCM, trái sakê có thành phần bột đường (25 gam trên 100 gam) cao hơn khoai tây và mỗi một lạng quả sakê cung cấp 110 kcal nên quả Sakê có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như món: sakê tẩm bột chiên (có vị béo bùi, chấm với đường, thích hợp làm món tráng miệng trong các tiệc trà), sakê càri gà, chè sakê…
TheoThanh Huyền
-----------------------------------------------------------------------------------------------
thưa cùng các bạn tôi góp nhặt tài liệu tuy có củ rích, cũng phân biệt được thực hư như thế nào ?đưa vào đây mong nhận được những lời bình.
-giúp người,giúp mình (dể tìm ít tốn tiền)
-gom về như lưu trử danh lục tôi biết còn nhiều nhiều lắm mong các bạn gom tiếp
thân ái
 


Last edited by a moderator:
Những bài thuốc chữa ung thư cứu đời cho người nghèo : Bán chỉ liên và Bạch hoa xà thiệt thảo
THỨ SÁU, 05 THÁNG 11 2010 16:24
Báo Tiền phong ra ngày 16/05/2005 , có thuật lại chuyện bác Hy Râu tự chữa khỏi bệnh ung thư thực quản ở giai đoạn cuối bằng bài thuốc này. Hiện nay có người gọi đây là " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ".
Cuối tháng 3/2004. bác Trần Văn Hy , biệt danh " Hy Râu " 75 tuồi , ở đường Nguyễn Công Trứ - TP Buôn Mê Thuột. Được chẩn đoán bị ung thư thực quản , trong tình trạng cơ thể bị suy kiệt nặng . Kết quả nội soi cho thấy , khối u như 1 con đỉa lớn, bám dọc và chẹn gần kín thực quản , ko thể ăn uống được bình thường, chỉ có thể nuốt từng giọt sữa một cách khó khăn. Khi đó các thầy thuốc ở HCMC khẳng định chỉ còn cách đặt ống tiếp thức ăn nuôi cơ thể , khi sức khoẻ ổn định sẽ xạ trị. Bác Hy ko chịu điều trị theo PP này, vì nghĩ tuổi đã cao ăn uống đã khó khăn , lại xạ trị độc hại , thà chết còn hơn. Sau 1 thời gian tình cờ tìm lại đống sách cũ, bác tìm được một xấp giấy chép mấy bài thuốc dân gian của một người bạn sưu tầm tặng 5 năm trước . Đọc " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ". thấy đơn giản , bác quyết định thử xem sao.
Ngày 18/05/2004 bác Hy bắt đầu uống thuốc . Những chén đầu tiên phải nhỏ tưng giọt một, uống cả buổi mới hếty. Tới thang thứ 6 , bác bắt đầu nuốt được, bệnh có vẻ tiến triển tốt. Bác tiếp tục uống và mỗi tháng đi soi 1 lần. Đến cuối năm 2004 , khối u đã tan , chỉ để lại vết sẹo trên thực quản., sức khoẻ hồi phục dần. Cho đến thời điểm được thông tin trên báo (05/2005) bác Hy đã khoẻ hẳn ,da dẻ hồng hào , nặng 57 kg. Bác cho biết , cũng bày cho 1 số người uống thấy có hiệu quả , bác đề nghị khoa học nghiên cứu , kiểm chứng . Nếu thực sự tốt thì phổ biến cho mọi người .

- Nội dung : Bách Hoa Xà 2 lạng ( 75 Gam ), Bán Liên Chi 1 lạng ( 37gam ). Rửa sạch đất cát . Đổ 4 bát nước sắc nhỏ lửa khoảng 2h, còn 1 bát. Mỗi thang sắc 2 lần . Uống nguội ,lúc đói bụng .

Bài thuốc này nguồn gốc là bài thuôc nam lưu truyền trong dân gian ở vùng Nam trung quốc và Bắc Việt Nam . Cách đây khoảng chục năm , Hà Nội từng xôn xao về bài thuốc này , ngươi người , nhà nhà ... đổ nhau đi mua về uống chữa và phòng bệnh .

Qua nghiên cứu cơ chế gây bệnh ung thư và tính năng dươc phẩm của 2 vị thuốc nói trên của cơ quan y tế Trung Quốc thì BCL và BHXTT đều là những vị thuốc thuộc nhóm " công tà " . Sử dụng đơn dộc thuốc công tà ( ko phối hợp với thuốc bổ và điều hoà ) , nói chung sẽ có tác dụng nhanh và mạnh . Nếu phù hợp cơ địa ( bệnh tình, tuổi tác, thể lực ...) có thể có kết quả mau chóng . Nếu không hợp cơ địa , hoặc uống lâu dài có thể tạo phản ứng phụ nguy hiểm. Giữa tháng 3/2006, lương y Hư Đan có dịp chứng kiến 1 trường hợp phụ nữ 82 tuổi ở phố Nguyễn An Ninh , Hà nỘi đã từng sử dụng bài thuốc nói trên chữa ung thư vòm họng , do tuổi già , sức yếu ko thể đủ sức tiếp nhận các PP của y học hiện đại . Kết quả khối u nhỏ đi rất nhanh, ăn uống dễ dàng . Nhưng khi uống đến gần 40 thang , thì bị suy kiệt . người mệt lả .... May là sau đó đã được 1 thày đông y khác chữa cho ổn định .

Qua kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng cho thấy , kinh nghiệm dùng BCL và BHXTT chữa ung thư , có cơ sở nhất định . Tuy nhiên bài thuốc có thể phù hợp với người này , mà không phù hợp với người khác, và cũng có một số tác dụng phụ. Trường hợp cần thiết , sử dụng lâu dài , nên tham khảo hướng dẫn và giám sát của các thầy thuốc có kinh nghiệm.
------------------------------------------------------
xin thưa:
đây là trang địa chỉ của người thân cho gởi lên đây để bà con tham khảo.nếu có ai biết rất mong được đóng góp cho bài nầy
thân ái


 


Muốn mở nhưng không dám mở .... không có chuyên môn quản lý thì cực kỳ nguy hiểm ... thuốc mà.
E cũng đồng tình với ý kiến của bác. ô già e cũng biết về thuốc nam nhưng k giám mở vì nhiều vấn đề nan giải nên cũng k giám
 

Nói chung là may rủi thôi các bác ạ. Tôi có ông chú họ bị ung thư thực quản, xạ trị về, có dùng thang thuốc trên (cây phôi khô), uống thay nước, cứ 1 tháng ngưng vài ngày để dùng 01 thang thuốc bổ (thuốc nam), cầm cự được hơn 1 năm. Kiểm tra lại không còn tế bào và kháng nguyên ung thư, cũng tiêu luôn thực quản (bị teo và cong chỗ trước dây có khối u), không ăn được nữa, chỉ uống. Và rồi cũng thôi.
Nói không chừng trong mấy cây thuốc nấu uống lại có chất gây ung thư đó các bác à. Bởi thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, nước thải công nghiệp... ngấm vào cây thuốc đó mà!
"Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng".
thuốc ơi là thuốc!:bash:
 
sa dạ dày và cách ăn uống
Bệnh xảy ra có thể do sự thay đổi khí hậu, lao động quá sức, ăn uống không điều độ.
Tính chất của cơn đau trong bệnh này tương tự như đau kiểu đói bụng; cũng có thể xuất hiện tình trạng trướng bụng, ợ hơi, đau thắt, các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn mửa, táo bón, khó tiêu. Khi nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, nứt hậu môn. Người bị chứng sa dạ dày thường có những biểu hiện như: đau bụng ở vùng trên với những đặc điểm đau có tính nhịp điệu, mỗi lần phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần...
Sinh hoạt, ăn uống
Những người bị sa dạ dày cần thường xuyên chú trọng điều dưỡng - điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, có thời gian nghỉ ngơi, làm việc thích hợp, đảm bảo ngủ đủ giấc. Nên dùng những loại thực phẩm ít xơ, mềm và dễ tiêu hóa. Tránh những thức ăn cứng, chiên xào và có tính kích thích như rượu, cà phê, trà, thực phẩm cay nồng. Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa. Bệnh này có thể điều trị bằng ăn uống các loại trái cây hoặc thuốc Đông y như dưới đây:
- Chuối trộn mật ong: Chuối tiêu 2 quả, táo tây 2 quả, mật ong 30 ml. Rửa sạch táo, chuối bỏ vỏ, xay nhuyễn, cho mật ong vào đảo đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Nước củ sen, cam thảo: Củ sen 200g, cam thảo 3g, táo 2 quả, vị thuốc bạch thược 10g. Táo, củ sen rửa sạch, cắt nhỏ, ép thành nước, bạch thược và cam thảo cho vào nồi đất cùng 300 ml nước, nấu lấy nước. Trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều để dùng, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Cà rốt, rau cần: Cà rốt 400g, rau cần 200g, lá su hào 200g, táo 300g, mật ong 30 ml. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào máy, ép lấy nước. Nếu quá đậm đặc có thể cho thêm nước vào, nếu chất xơ trong nước quá nhiều có thể vớt bỏ bớt, sau đó cho mật ong vào trộn đều là dùng được. Chia làm hai lần dùng trong ngày.
Ngoài ra, trong Đông y cũng có bài thuốc dùng cho bệnh sa dạ dày, đó là bài gồm các vị: hoàng kỳ, đảng sâm (cùng 16g), bạch truật, đương quy (cùng 10g), trần bì, thăng ma, cam thảo (cùng 6g), sài hồ 4g. Cách sắc (nấu) như sau: Nước đầu cho 3 chén nước sắc còn 1 chén, cho nước thuốc ra riêng; nước thứ 2 cho tiếp 3 chén, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần trong ngày uống lúc no (sau khi ăn 30 phút). Một đợt uống liên tục 7-10 ngày.
Lương y Quốc Trung​
 
Bán cây chó đẻ (Diệp dạ châu) tươi hoặc khô

mời bạn qua mục mua bán (viết màu đỏ chói mắt)
 
Last edited by a moderator:
[h=2]
icon1.png
Cây Dừa cạn- Nguyên liệu chế tạo thuốc trị ung thư[/h]

Đặc điểm của cây và vùng phân bố: Cây Dừa cạn, còn có tên là Trường xuân hoa, là cây thảo sống lâu năm, hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn. Ở Việt Nam, Dừa cạn là cây hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Ðịnh và Phú Yên.

Ở những vùng phân bố tự nhiên ven biển, Dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cỏ cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven biển. Dừa cạn còn được trồng khắp nơi trong nước để làm cảnh và làm thuốc.



dua-can.jpg



Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ, ít và làm thuốc điều kinh. Ở nam châu Phi, người dân dùng trị bệnh đái tháo đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ.

Tác dụng dược lý

Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây Dừa cạn hai alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào. Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với Tubulin, là protein ống vi thể ở thoi phân bào, phong bế sự tạo thành các vi ống này và gây ngừng phân chia tế bào ở pha giữa. Ở nồng độ cao, thuốc diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào. Ngoài ra, cao Dừa cạn còn có tác dụng hạ huyết áp, ngăn cản sự phát triển của thai trên động vật mang thai và kháng một số chủng nấm gây bệnh.

Công dụng trị ung thư của Alkaloid dừa cạn

1. Vinblastin sulfat: Là thuốc dùng trong liệu pháp phối hợp, được lựa chọn hàng đầu để điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn và được lựa chọn hàng thứ hai trong liệu pháp trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận. Lựa chọn hàng thứ ba để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư dạng nấm da. Nó cũng được dùng chữa bệnh sarcom lympho, sarcom chảy máu Kaposi và sarcom tế bào lưới.

Các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, nhức đầu và dị cảm xảy ra sau khoảng 4 - 6 giờ và kéo dài 2 - 3 giờ. Hiện tượng tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn và viêm miệng cũng có thể xảy ra và thường báo trước những tác dụng độc hại thần kinh. Tổn thương hệ thần kinh đôi khi có tính lâu dài khi dùng liều quá cao; đã xảy ra mù và tử vong. Chứng rụng tóc có tính hồi phục đã xảy ra ở khoảng 30 - 60% người dùng thuốc. Sự ức chế nhẹ tủy xương với giảm bạch cầu xảy ra ở tỷ lệ cao bệnh nhân, buộc phải ngưng dùng thuốc.

Thuốc có tác dụng độc hại tại chỗ. Cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài khi tiêm tĩnh mạch, vì có thể gây viêm tĩnh mạch ở nơi tiêm. Vinblastin có thể gây độc cho thai, nên chỉ dùng ở thời kỳ mang thai nếu tình trạng bệnh đe dọa tính mạng hoặc bệnh nặng mà các thuốc an toàn hơn không có hiệu lực.

2. Vincristin sulfat: Là một trong những thuốc chống ung thư được dùng rộng rãi nhất, đặc biệt có ích đối với các bệnh ung thư máu, thường được dùng để làm thuyên giảm bệnh bạch cầu lympho cấp. Nó được dùng trong liệu pháp phối hợp thuốc, là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh Hodgkin, u bạch huyết không - Hodgkin, ung thư biểu mô phổi, u Wilm, bạch cầu tủy bào mạn (đợt cấp tính), sarcom Ewing và sarcom cơ vân. Phối hợp thuốc chứa Vincristin là lựa chọn hàng thứ hai cho ung thư biểu mô vú, ung thư cổ tử cung, u nguyên bào thần kinh và bệnh bạch cầu lympho mạn tính.

Một số chuyên gia ưa dùng Vincristin chỉ để làm thuyên giảm và không dùng trong điều trị duy trì vì việc sử dụng kéo dài sẽ gây độc hại thần kinh. Sự kháng Vincristin có thể phát triển trong quá trình điều trị. Vincristin gây giảm bạch cầu nên phải đếm số lượng bạch cầu trước mỗi liều. Những tác dụng phụ thường bắt đầu với buồn nôn, nôn, táo bón, co cứng cơ bụng, sút cân và phục hồi nhanh. Thuốc cũng có thể gây những phản ứng chậm phục hồi như rụng tóc và bệnh thần kinh ngoại biên.

Những tai biến nặng về thần kinh có thể xảy ra như mất những phản xạ gân sâu, viêm đau thần kinh, tê các chi, nhức đầu, mất điều hòa. Những khuyết tật thị giác, liệt nhẹ hoặc bại liệt và teo một số cơ duỗi có thể xảy ra chậm. Liệt những dây thần kinh sọ 2, 3, 6 và 7 cũng có thể xảy ra. Các tai biến thần kinh có thể kéo dài trong nhiều tháng. Thuốc gây độc tại chỗ, cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài, tốt nhất nên cho dùng thuốc bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Phần lớn thuốc được thải trừ trong mật và một phần ít hơn trong nước tiểu. Trong bệnh vàng da tắc mật, độc tính của Vincristin lớn hơn và cần phải giảm liều. Vincristin thải trừ chậm nên có nguy cơ tích lũy, do đó ít nhất một tuần mới được dùng một lần.

Lưu ý : Vincristin gây độc hại cho thai. Ðối với phụ nữ còn khả năng sinh đẻ, cần dùng các biện pháp tránh thai. Phụ nữ đang điều trị với Vinblastin hoặc Vincristin không được cho con bú.







Theo Caythuocquy
Bacsi.com​
 

Tôi xin có chút ý kiến về phần "nội dung:Bách hoa xà 2 lạng(75gam)..."
Tên chính xác của vị thuốc là Bạch hoa xà thiệt thảo(cỏ lưỡi rắn hoa trắng) không phải là Bách hoa xà thiệt thảo
Về chữ "lạng" cũng chưa chính xác,chính xác là "lượng",trong toa thuốc đông y khi kê toa thường dùng đơn vị cân là chỉ,lượng để kê toa.1 chỉ = 3,75 gram,10 chỉ = 1 lượng.
thanks!
 
Theo tui nghĩ thì chữ "lạng" hoặc "lượng" đều đúng vì ngày xưa có câu: Kẻ tám lạng, người nửa cân.
- Tám lạng (lượng): 8 x 37,5g = 300g.
- Nửa cân: 1/2 x 600g = 300g.
 
Theo tui nghĩ thì chữ "lạng" hoặc "lượng" đều đúng vì ngày xưa có câu: Kẻ tám lạng, người nửa cân.
- Tám lạng (lượng): 8 x 37,5g = 300g.
- Nửa cân: 1/2 x 600g = 300g.

Chữ "lượng " là âm Hán Việt ,là đơn vị đo lường của Trung Quốc,trong y học cổ truyền Việt Nam và ngành kim hoàn vẫn còn sử dụng(1 chỉ vàng , 1 lượng vàng),ở VN khi nói 1 lạng thường hiểu là 100gr.Nửa cân=300g:chỗ này e không hiểu,Bác có thể giải thích rõ hơn dùm.
Cám ơn Bác!
 
SGTT.VN - Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris là một chi gồm nhiều loài khác nhau, nguồn gốc từ Bắc Phi. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
ImageID_162329.jpg


>> Suy nhược - đích thị bệnh hiểm
>> Chữa sỏi thận bằng chuối hột
>> Uống nước lạnh buổi sáng dễ yếu sinh lý
>> Bảo vệ “vùng kín” thế nào cho đúng?
>> Không chủ quan với rối loạn tiền đình


Một số nhà khoa học lớn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu chính thức trên thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm đã chứng minh được hiệu quả của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn.
Kim cổ, Đông Tây đều khen
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường (với liều thấp 0,05 – 0,1g dạng nhựa khô màu đen), tẩy xổ (0,15 – 2g), trẻ con bị cam tích, táo bón. Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày.
Còn theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích như sau: ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da. Kháng khuẩn và kháng nấm. Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột. Đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.
Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém, bệnh viêm khớp… Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.
Những lưu ý trước khi sử dụng

Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 – 3 năm tuổi. Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai. Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu. Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ. Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết. Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Khi ăn nha đam, cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5 – 10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh. Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại. Không nên bôi trực tiếp lên da vì dễ bị kích ứng gây đỏ da và viêm loét. Đối với phụ nữ có da dễ nhạy cảm, trước khi sử dụng cần phải test trước để tránh làm sưng tấy và nhiễm trùng vùng da bị dị ứng.
DS Lê Kim Phụng
Giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TP.HCM
Những hoạt chất có trong nha đam
– Polysaccharid: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose và acemannan, chính chất này có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
– Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà như axít gama linolenic, nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non.
– Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ.
– Nhiều axít amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K).
– Nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón gồm aloin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester của axít cinnamic, axít hysophanic.
 
[h=1]Dâm dương hoắc: dê thích, người ham[/h]
SGTT.VN - Lo ngại tác dụng phụ của các loại thuốc tây y trị rối loạn cương, nhiều quý ông có xu hướng tìm đến các loại thảo dược, với niềm tin uống thuốc đông y không sợ phản ứng phụ vì thuốc chế biến từ thực vật. Một trong những loài thảo dược được săn tìm nhiều nhất chính là cây dâm dương hoắc, được đồn đại là “Viagra đông y”.

Đông y: tên sao thuốc vậy
ImageHandler.ashx


Dâm dương hoắc loại cây được mệnh danh là “Viagra đông y”. Ảnh: Trung Mỹ

Dâm dương hoắc còn gọi là dương hoắc, tiên linh tỳ… tên khoa học là Epimedium sp, họ hoàng liên gai (Berberidaceae). Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh Trung Quốc, đặc biệt là ở Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Cây thân thảo, cao 0,5 – 0,8m có hoa, cuống dài, chứa các thành phần gồm flavonoid, phytosterol, tinh dầu, axít palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid. Cây có nhiều loài, tất cả đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương. Về nguồn gốc cái tên ấn tượng “dâm dương hoắc” thì tương truyền dê đực nếu được ăn cây này sẽ có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày.
Theo đông y, dâm dương hoắc vị cay, ngọt, tính ấm; quy kinh can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường kiện cân cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, lạnh tay chân lạnh, đau lưng, mỏi gối, tê bại tay chân, liệt dương di tinh, phụ nữ cao huyết áp ở thời kỳ mãn kinh, người cao tuổi suyễn khái. Do dâm dương hoắc là vị thuốc thiên về nhiệt nên không được dùng ở những người bị âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt.
Từ lâu người dân Trung Quốc đã sử dụng dâm dương hoắc làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nam giới: họ thường dùng 100 – 200g nước sắc (mười lần liều lâm sàng thông thường) của dâm dương hoắc với rượu vang đỏ và mực để giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.
Tây y: có cái lên, có thứ xuống
Dịch chiết dâm dương hoắc có tác dụng tương tự nội tiết tố nữ, gây hưng phấn, làm tăng bài tiết tinh dịch, kích dục mạnh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém). Một số nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết dâm dương hoắc làm hạ huyết áp, hạ đường huyết, ức chế một số vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu, làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, giãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não, loại bỏ đờm, giảm ho và hen suyễn mãn tính. Dâm dương hoắc viên nén và viên từ cao có thể làm giảm cơn đau thắt ngực, khó thở, hạ huyết áp và giảm rối loạn lipid…
BS Nguyễn Lê Việt Hùng
Khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TP.HCM

Coi chừng tác dụng phụ
ImageHandler.ashx


Ảnh: Việt Hùng

Một vài loài dâm dương hoắc được sử dụng trong một thời gian dài hoặc với liều cao có thể gây chóng mặt, nôn, khô miệng, khát nước, chảy máu cam. Ngộ độc dâm dương hoắc có thể gây co thắt và khó thở nặng. Hoạt chất phytoestrogens trong dâm dương hoắc có thể làm loãng xương: đã có những nghiên cứu sâu cho thấy những người đang tuổi mãn kinh mà sử dụng dâm dương hoắc thường xuyên trong 24 tháng thì mật độ xương sẽ giảm, nhất là ở cột sống và hông. Rối loạn nhịp tim cũng đã được ghi nhận sau khi một số đàn ông sử dụng loại chế phẩm thương mại (Enzyte) có chứa dâm dương hoắc để tăng khả năng tình dục. Nghiên cứu bằng cách đo điện tâm đồ cho kết quả dâm dương hoắc có thể gây nhịp tim bất thường.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy không nên dùng dâm dương hoắc trên phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai. Khi đang cho con bú cũng nên tránh vị thuốc này. Bệnh nhân có huyết áp thấp, nếu sử dụng dâm dương hoắc có thể tụt huyết áp gây ngất xỉu. Chính vì vậy, không dùng chung nó với các loại thuốc hạ áp như Captopril (Capoten), Enalapril (vasotec), losartan (cozaar), valsartan (diovan), amlodipine (norvasc), hydrochlorothiazide (hydroDiuril), furosemide (lasix), và những loại tương tự. Cũng không dùng chung với thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông – huỷ tiểu cầu) như aspirin, diclofenac (voltaren), ibuprofen (advil), naproxen (anaprox, naprosyn), heparin, warfarin (coumadin), vì sẽ có nguy cơ chảy máu kéo dài và làm cơ thể bị thâm tím.
Lưu ý, độ an toàn của dâm dương hoắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cơ địa, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý... Hiện nay cũng chưa có đầy đủ thông tin khoa học để xác định phạm vi thích hợp về liều lượng an toàn của dâm dương hoắc (liều trung bình là 8 – 12g mỗi ngày, sắc uống).
DS Lê Kim Phụng
Giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TP.HCM
 
Chữ "lượng " là âm Hán Việt ,là đơn vị đo lường của Trung Quốc,trong y học cổ truyền Việt Nam và ngành kim hoàn vẫn còn sử dụng(1 chỉ vàng , 1 lượng vàng),ở VN khi nói 1 lạng thường hiểu là 100gr.Nửa cân=300g:chỗ này e không hiểu,Bác có thể giải thích rõ hơn dùm.
Cám ơn Bác!
Cũng khá lâu không thấy bác tranvi trả lời, Ngọc mạo muội vài lời không biết có đúng ý bác không ?
Trong cách tính khối lượng bên đông y ở Việt nam thì :
1 cân = 600g => nữa cân= 600g : 2 = 300g
1 lạng = 3,75g => 8 lạng = 8 x 3,75g = 300g
Từ đó mới có câu thành ngữ “ bên tám lạng, đằng nữa cân”
 
Thuốc nam

như tôi đã viết ở một số comment khác hiện nay vùng Hà Giang lào Cai hiện nay một số dược liệu quý đã bị người Trung Quốc tận thu tân diệt , ban đầu họ mua với giá rất rẻ sau nâng giá mua lên rất cao thì cũng ko còn nữa , nghịch lý ở chỗ trong khi đó bà con mổi khi có bệnh họ vẫn chỉ biết đến bệnh viện , ko có phải bàn cãi nếu họ đến để mổ tim , thay gan , lọc máu , nong động mạch .v.v nhưng với một số bệnh như gan , dạ dày , xương khớp , vô sinh hiếm muộn thì Tây Y bó tay nhưng bác sỹ vẫn kê đơn cho họ uống dù tỉ lệ khỏi rất thấp trong khi đó với thuốc Nam thì chỉ vài nắm lá là xong , với tây y toàn bộ quá trình nghiên cứu một loại hoạt chất cho đến khi thành phẩm chỉ khoảng 5 , 10 năm nhưng mẹ thiên nhiên đã làm việc đó từ hàng ngàn năm , với hàng trăm loại hoạt chất khác nhau tạo ra triệu triệu tổ hợp cho con người thử nghiệm để rồi họ đúc rút ra đc vài đứa con ưu tú trong số đó
 
Hôm trước xem chương trình Nhà sáng chế trên VTV có một bác dùng hoa Quỳnh anh phơi khô để đuổi muỗi!
 
CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TANG KÝ SINH

Tầm gửi cây dâu hay còn gọi là “Tang ký sinh”, “Chùm gửi cây dâu”: là thân cành và lá cây Tầm gửi sống ký sinh trên cây Dâu tằm.

Tang ký sinh vị đắng, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa, dùng để chữa gân cốt tê đau, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.

Gần đây, có nhiều nghiên cứu đã cho chúng ta thấy có thêm nhiều kinh nghiệm dùng Tang ký sinh độc vị, hoặc bài thuốc với Tang ký sinh là chủ dược (quân dược), chữa được nhiều bệnh đạt hiệu quả tốt.

Tang ký sinh chữa chóng mặt

Người bệnh do thận tinh hư khuyết nên không thể tư dưỡng can mộc, làm mộc khí vọng động mà sinh ra chóng mặt, có thể dùng độc vị Tang ký sinh. Mỗi ngày 120g, sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống nóng, liền trong 3 ngày. Tang ký sinh bổ ích can thận nên chữa chứng chóng mặt, hiệu quả rất tốt.

Trong trường hợp người bệnh đang theo đuổi một liệu trình chữa trị, thì cũng có thể thêm Tang ký sinh vào thang thuốc đang dùng để chữa luôn chứng chóng mặt cho bệnh nhân.

Tang ký sinh chữa loạn nhịp tim

- Loạn nhịp trong bệnh tim do thấp: Theo biện chứng Trung y đây là do khí hư huyết ứ, thuỷ thấp nội đình. Chữa trị bằng phép ích khí hoạt huyết, lợi thuỷ hoá thấp. Bài thuốc gồm: Tang ký sinh 30g, Hoàng kỳ 30g, Tây dương sâm 15g, Kê huyết đằng 15g, Huyết kiệt 6g, Ngũ gia bì 10g, Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Xa tiền tử 15g, Cam thảo 10g, sắc uống 6 thang.

- Loạn nhịp do bệnh mạch vành: Theo biện chứng Trung y đây là chứng hung tý. Chữa trị bằng phép ích khí hoạt huyết. Bài thuốc gồm: Tang ký sinh 30g, Thái tử sâm 30g, Mạch đông 15g, Ngũ vị tử 10g, Đương quy 15g, Xuân khung 10g, Xích thược 15g, Hoàng kỳ 30g, Đan sâm 15g, Cam thảo 10g. Sắc uống 6 thang, sau đó mỗi tuần lễ uống 2 thang, liên tục trong một tháng.

- Loạn nhịp do hội chứng tắc dục: Có người bước vào tuổi già, hay bị những cơn hoảng hốt, hồi hộp, kèm thêm đau lưng, ù tai, ít ngủ, dễ bực bội, cáu giận, đi khám ở bệnh viện thường được chẩn đoán là rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Theo biện chứng Trung y đây là trạng thái tâm quý do can thận âm hư. Chữa trị bằng bài thuốc Tri bá địa hoàng thang gia vị gồm: Tri mẫu 10g, Tiêu hoàng ba 10g, Sinh địa hoàng 15g, Phục linh 15g, Trạch tả 15g, Mẫu đơn bì 15g, Sơn thù du 15g, Sơn dược 15g, Hổ phách (bột) 3g, Toan táo nhân 20g, Chích viễn chí 10g, Cam thảo 10g. Sau khi uống 3 thang, các triệu chứng đau lưng, ù tai, ít ngủ được cải thiện rõ rệt. Nếu bệnh nhân vẫn còn tâm trạng hồi hộp, không yên, thêm 30g Tang ký sinh vào bài thuốc, uống liền 8 thang thì triệu chứng hoảng hốt, hồi hộp cũng hết. Bài thuốc có tác dụng tư âm giáng hoả, an thận định quý.

Tang ký sinh chữa viêm gan

- Viêm gan hoàng đản cấp: Tang ký sinh 15g, Sài hồ 6g, Hoàng cầm 9g, Nhân trần 12g, Xích thược 15g, Bồ công anh 15g, Liên kiều 10g, Bạch mã cốt 12g, Sinh đại hoàng 5g, Sinh sơn tra 10g, Cát căn 10g, Sinh cam thảo 5g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang, kiên trì trong vòng 2 tháng thì chức năng gan trở lại bình thường.

- Viêm gan siêu vi trùng mạn tính: Tang ký sinh 30g, Sài hồ 10g, Chỉ xác 10g, Bạch thược 15g, Phục linh 15g, Uất kim 10g, Xích thược 20g, Đương quy 10g, Kê nội kim 15g, Sao cốc nha 15g, Sao mạch nha 15g, Sinh hoàng kỳ 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Tam thất 3g (chiêu uống), Sinh cảm thảo 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày một thang, kiên trì uống trong 6 tháng.

- Kết quả nghiên cứu dược lý cho biết Tang ký sinh chứa axit oleanolic, có tác dụng bảo vệ gan, giảm alanin transaminase, đồng thời tăng cường miễn dịch tế bào và thúc đẩy sản sinh yếu tố miễn dịch.

- Tang ký sinh chữa chứng thử thấp: Vào thời tiết hè thu, người lao động nặng, ra mồ hôi nhiều mà tắm nước lạnh, đêm ngủ ngoài trời cho mát thì dễ bị chứng thử thấp, người sốt, bứt rứt không yên, chân tay nặng nề uể oải, rêu lưỡi vàng bẩn. Chữa trị bằng phép thanh thử hoá thấp.

Bài thuốc gồm: Tang ký sinh 12g, Hậu phác 9g, Thanh thuỷ đậu quyển 10g, Hoàng cầm 9g, Hạnh nhân 12g, ý dĩ nhân 12g, Tần giao 9g, Chế bán hạ 9g, Phục linh 12g, Chỉ xác 9g, Lục nhất tán 12g, Trần bì 6g, Trúc nhự 6g. Sắc uống 5 thang.



Nguồn: https://www.facebook.com/nhathuocanlac/posts/1666638123556129:0
 


Back
Top