Kiến thức một người học sinh trường phổ thông thừa đủ để suy nghĩ,
thiết kế và làm một hệ thống phát điện sức gió. Có điều, để làm
được một hệ thống chạy được, cũng đòi hỏi nhiều thí nghiệm thất bại
để tìm ra những con số để cho các bộ phận làm việc được với nhau.
*
Ví dụ đường kính của cánh quạt là bao nhiêu, vòng bi là bao nhiêu
rồi tỷ lệ bánh răng của cánh quạt và máy phát điện là bao nhiêu thì
tốc độ quay của cánh quạt lúc nhanh lúc chậm lại vừa vào khoảng làm
việc tốt của máy phát điện, chứ không chỉ làm máy nóng cháy lên, còn
điện làm ra lại rất ít. Lại còn phải tìm trong những máy mình dễ mua
ở chợ nhà cái nào phù hợp với tình hình gió địa phương, khỏi phải
mất công lên Internet tìm kiếm mãi tận chân trời.
*
Tính các khoản thất bại, cộng với hệ thống chạy được, nhưng tốn bảo
hành, hiệu suất thấp, tuổi đời chết non, thì chưa chắc đã rẻ hơn tìm
mua một hệ thống bán sẵn trên Internet.
*
Ngoài chuyện mua sẵn và những chuyện các bạn đã bàn ra, còn chuyện
làm bánh lái đuôi để hứng gió, và chuyện dây dẫn điện từ máy phát
điện ra bên ngoài để nó khỏi quấn vào cột điện khi bộ máy quay vòng
quanh chân đế nữa. Chuyện đó cũng dễ, nhưng cũng phải làm, đòi hói
suy nghĩ, tốn công, tốn của thêm.
*
Tôi cũng đã từng nghĩ chuyện này, nhưng thoáng nhìn các hệ thống trên
thế giới thì chẳng có hệ thống nào nhỏ cả, nên không nghĩ sâu thêm.
*
Tầm cỡ nhỏ, thì có hệ thống Pin mặt trời. Tuy vậy, pin mặt trời ở Mỹ
vẫn chua phổ biến, vì tiền điện quá rẻ, và quá sẵn, dễ dàng hơn pin
mặt trời nhiều.
*
Ngoài ra, còn hệ thống cỡ nhỏ là xài sức nước giòng sông suối ghềnh
thác nữa. Nó còn nhỏ hơn (ít tiền vốn hơn) hệ thống sức gió.
*