Công nghệ sấy nông sản bằng hơi nước.

  • Thread starter ngovantruong
  • Ngày gửi
Gởi tất cả mọi người, hôm rồi trên topic của tôi nói về nỗi cơ cực của người làm cá ( Vừa sản xuất vừa nhìn mặt Ông Trời ) , mọi người có tranh luận về việc sấy bằng hơi nước hay sấy bằng nước nóng tốt hơn. Hôm nay tôi xin mở một topic để nói rõ hơn về công nghệ sấy bằng hơi nước.

Trước hết sấy là phương pháp làm khô sản phẩm ( làm khô chứ không phải làm nóng ) thay cho phơi nắng bằng cách dùng nhiệt và để có nhiệt chúng ta có nhiều cách, có thể đốt trực tiếp bằng than, bằng củi, bằng trấu …



Ngoài ra để cho sản phẩm không bị nhiễm khói người thường dùng các biện pháp cấp nhiệt gián tiếp, có nghĩa là đốt một nơi, sấy một nơi. Trong phương pháp cấp nhiệt gián tiếp này cũng có nhiều cách như dầu truyền nhiệt, khí truyền nhiệt hay là hơi nước truyền nhiệt.

Có nghĩa là người ta sẽ đốt nóng các thứ ấy lên ( dầu, không khí, nước ) ở một nơi khác và dẫn đi theo đường ống vào buồng sấy và làm nóng buồng sấy. sau khi làm nóng buồng sấy các thứ ấy sẽ bị nguội đi và quay về buồng đốt và được làm nóng trở lại, sau đó lại đưa đi sấy tiếp.

Ở đây tôi xin nói sâu về phương pháp dùng nước truyền nhiệt. Nghĩa là người ta đun nước lên và sau đấy dùng ống dẫn đi, nếu nhiệt độ cần sấy thấp người ta sẽ đun ít còn nhiệt độ cần sấy cao người ta sẽ đun nhiều và khi đun ít thì nước chưa bốc hơi gọi là nước, còn nếu đun nhiều thì nước bốc hơi và trở thành hơi nước.

Hơi nước hay nước lúc này sẽ được dẫn đi trong ống, khi đến buồng sấy nó chỉ tỏa nhiệt ra buồng sấy theo kiểu két nước của xe cơ giới chứ không phải là hơi nước được xả vào buồng sấy vì nếu xả như thế thì sẽ làm cho sản phẩm sấy bị ẩm thêm chứ làm sao mà khô được ?

Có thể chúng ta sẽ nhầm lẫn một chút ở chỗ này là do mọi người nhìn thấy buồng sấy gỗ có lúc hơi nước mù mịt trong đấy thực chất đó là trong công nghệ sấy gỗ người ta sấy khô gỗ một lúc lại phải bơm hơi nước vào một lúc cho gỗ ẩm trở lại rồi lại sấy, vì nếu sấy gỗ mà khô nhanh quá sẽ làm cho gỗ bị nứt. Cái này người ta gọi là hồi ẩm ( theo kiểu ông bà ta phơi bánh phở sau khi phơi phải đem vào ủ cho bánh dai trở lại )

Quay về công nghệ sấy bằng hơi nước, như vậy sấy bằng hơi nước hay bằng nước là như nhau là vì nước sau khi nấu nóng lên và truyền đi sấy, sau khi sấy bị nguội đi thì lại quay về; vấn đề là ở chỗ nếu đun ở nhiệt độ thấp thì là nước còn nếu đun ở nhiệt độ cao thì thành hơi nước. Và nước hay hơi nước sau khi đem đi sấy sẽ đều quay về nguyên vẹn chứ chả mất đi đâu tý nào. Tất nhiên nói là không mất thì không đúng vì ít nhiều trên đường ống cũng có chỗ hở dù to hay nhỏ thì lâu ngày cũng phải bổ sung thêm ( như kiểu lâu lâu ta phải thêm nước cho két nước vậy )

Tuy nhiên trên thực tế thường thì hệ thống sấy sẽ dùng là hơi nước vì ít thì nhiệt độ buồng sấy cũng phải là 70 – 80oC vì thế nhiệt độ của nước trong ống cũng phải trên 100oC thì mới tỏa ra buồng sấy được 70 – 80oC, và nếu nước trong ống mà trên 100oC thì nước ấy thành hơi nước mất rồi. Và sau khi truyền hết nhiệt vào buồng sấy thì hơi nước ấy thường trở thành nước ( không phải 100%, nhưng cũng phần lớn là nước )


Trên đây là những gì tôi biết về công nghệ sấy bằng hơi nước chia sẻ cùng mọi người, Bên tôi cung cấp hệ thống sấy nhưng không phải sấy bằng nước cũng không phải bằng hơi nước vì vậy không phải tôi viết bài này để quảng cáo. Ở diễn đàn này có bác @noihoidonganh chuyên cung cấp thiết bị sấy bằng hơi nước, Bác xem hộ em viết thế đã đúng chưa ? và nếu mọi người cần máy sấy hơi nước thì cứ gặp bác ấy nhé !

Cái ảnh trên đây là em chèn vào cho vui mắt thôi nhá các bác !

Xem thêm : Sấy nông sản dùng khí truyền nhiệt, công nghệ đốt gián tiếp.
 


Last edited by a moderator:
Tôi không biết lò sấy gỗ.
Tôi chỉ so sánh sấy bằng hơi nước và bằng
nước thôi.
Bạn có ý kiến gì phản đối, thì phát biểu.
Đừng hỏi ra ngoài đề hàng nghìn lò sấy khác
nhau.
Bạn có biết cụ thể lò sấy của bạn, cứ việc
chia sẻ, cho bà con tham khảo.
 


Sấy hơi nước, thì Phải đun sôi, hay quá sôi,
phải không? Bạn không nói đun ấm nước lên để
có hơi nước nóng đấy chứ?

Vậy thì đun nước ấm, và đun nước sôi, thì hệ
thống nào chịu nhiệt hơn, và chịu áp suất hơn?
Đương nhiên là hệ thống sấy bằng hơi. Nó phải
chắc chắn hơn, và đắt tiền gấp mấy hệ thống
nước nóng.

Nếu bác làm một hệ thống cấp nhiệt lượng ngang với nồi hơi 1 tấn/h thì hệ thống của bác đắt gấp mấy lần ý chứ. Còn nếu bác dùng đối lưu tự nhiên, nóng lên trên, lạnh xuống dưới thì chỉ làm cho hệ thống nhỏ hoặc hệ thống DIY cho vui thôi. Hoặc, bác sấy những thứ đặc biệt mà gradient nhiệt không được quá lớn. Mà, dàn nhiệt cho nước nóng (Hot water radiator) đắt hơn dàn nhiệt dùng hơi đó bác. Xét về hiệu suất trao đổi nhiệt như nhau, năng suất nhiệt như nhau thì dàn nhiệt cho nước nóng người ta hay làm bằng ống đồng, lá tỏa nhiệt bằng đồng còn dùng hơi họ chỉ cần dùng thép carbon và lá bằng nhôm.

Điều thứ hai, sấy bằng nước nóng, thì nước chảy
theo một chiều, làm nên một vòng kép kín, trong
đó nước nóng nhất đi lên để sấy, rồi nước nguội
bớt đi chảy về nồi. Nhiệt chứa trong nó ngoài
việc để sấy, thì không mất đi đâu. Ví dụ nước từ
nồi nấu đi ra là 80 độ, còn lâu mới sôi, và nước
sau giàn sấy thì còn 60 độ. Cũng có thể nước từ
nồi ra là 99 độ, gần sôi, và nước trở về là 70 độ.
Nồi nấu chỉ nâng nước lên 20 độ thôi, và giàn sấy
làm nước nguội bớt đi 20 độ.

Bác ơi, 80 độ C, xuống 60 độ C thì 1 lít nước đối lưu mới có nhiệt lượng 20kcal. còn 1 kg hơi nó có cấp được nhiệt lượng trên 500 kCal cơ bác ạ. Hơn nữa, hệ thống hơi cũng là hệ thống tuần hoàn đó bác. Em nghĩ bác xem lại chút.

Sấy bằng hơi nước, thì hơi nước nóng đi lên để
sấy, rồi nguội đi, thì đi về đâu? Có 2 cách giải
quyết. Một là cho nó bay mất vào ống khói, lãng
phí tất cả số nhiệt chứa trong nó. Hai là cho nó
ngưng tụ lại trở về nồi nấu nước. Lúc ấy, nó tụ
lại là nước ấm, gỡ lại được một chút nhiệt chứ
không phải nấu nước lạnh. Thế nhưng bộ ngưng tụ
cũng phiền hà chứ không chắc đã tiết kiệm hơn
để hơi nước bay luôn đi cho nó nhàn. Ví dụ, nhiệt
độ hơi bốc ra khỏi nồi nấu là 110 độ - không phải
nồi áp suất, nhưng bị vướng giàn sấy nên áp suất
tăng lên, làm nhiệt độ sôi cao hơn 100 độ, và
nhiệt độ hơi sau khi qua khỏi giàn sấy là 40 độ.
Cứ coi đó là mùa hè, nhiệt độ nước đưa vào nồi
là 30 độ, phải nâng lên 80 độ nữa mới sôi được
ở nhiệt độ 110 độ. Coi ở trên kia, thì nồi nước
chỉ nâng thêm lên 20 độ thôi, bằng 1/4 cách sấy
bằng hơi.

Chắc bác sợ nồi hơi nổ hoặc sợ tốn tiền nên dị ứng với hệ thống sấy cấp nhiệt bằng hơi nước bão hòa rồi. Hoặc chẳng ai nói với bác để bác có một chút nhầm lẫn giữa nhiệt độ và nhiệt lượng đây.

Ví dụ, nhiệt
độ hơi bốc ra khỏi nồi nấu là 110 độ - không phải
nồi áp suất, nhưng bị vướng giàn sấy nên áp suất
tăng lên, làm nhiệt độ sôi cao hơn 100 độ, và
nhiệt độ hơi sau khi qua khỏi giàn sấy là 40 độ.
Cứ coi đó là mùa hè, nhiệt độ nước đưa vào nồi
là 30 độ, phải nâng lên 80 độ nữa mới sôi được
ở nhiệt độ 110 độ. Coi ở trên kia, thì nồi nước
chỉ nâng thêm lên 20 độ thôi, bằng 1/4 cách sấy
bằng hơi.

Bác ơi, đây chính là lý do mà mọi người hay tranh luận với bác đó. Bởi bác hiểu nhầm một cách cơ bản về nhiệt động học nói chung và hệ thống sấy cấp nhiệt bằng hơi nước bão hòa nói riêng. Bác xem lại đi bác kẻo mọi người cười bác đó.


Mong bác chỉ giáo thêm.
 
Last edited by a moderator:
Nếu bác làm một hệ thống cấp nhiệt lượng ngang với nồi hơi 1 tấn/h thì hệ thống của bác đắt gấp mấy lần ý chứ. Còn nếu bác dùng đối lưu tự nhiên, nóng lên trên, lạnh xuống dưới thì chỉ làm cho hệ thống nhỏ hoặc hệ thống DIY cho vui thôi. Hoặc, bác sấy những thứ đặc biệt mà gradient nhiệt không được quá lớn. Mà, dàn nhiệt cho nước nóng (Hot water radiator) đắt hơn dàn nhiệt dùng hơi đó bác. Xét về hiệu suất trao đổi nhiệt như nhau, năng suất nhiệt như nhau thì dàn nhiệt cho nước nóng người ta hay làm bằng ống đồng, lá tỏa nhiệt bằng đồng còn dùng hơi họ chỉ cần dùng thép carbon và lá bằng nhôm.
Hoàn toàn đồng ý với bạn ở những điều trên.

Bác ơi, 80 độ C, xuống 60 độ C thì 1 lít nước đối lưu mới có nhiệt lượng 20kcal. còn 1 kg hơi nó có cấp được nhiệt lượng trên 500 kCal cơ bác ạ. Hơn nữa, hệ thống hơi cũng là hệ thống tuần hoàn đó bác. Em nghĩ bác xem lại chút.



Chắc bác sợ nồi hơi nổ hoặc sợ tốn tiền nên dị ứng với hệ thống sấy cấp nhiệt bằng hơi nước bão hòa rồi. Hoặc chẳng ai nói với bác để bác có một chút nhầm lẫn giữa nhiệt độ và nhiệt lượng đây.



Bác ơi, đây chính là lý do mà mọi người hay tranh luận với bác đó. Bởi bác hiểu nhầm một cách cơ bản về nhiệt động học nói chung và hệ thống sấy cấp nhiệt bằng hơi nước bão hòa nói riêng. Bác xem lại đi bác kẻo mọi người cười bác đó.
.
Người không hiểu biết mới cười vô lý thôi.

Người ta chỉ cười khi hiểu biết cái sai của
người khác.

Bạn gắn những cái sai cho tôi, khi tôi không
hề nói ra những cái sai đó. Vậy có phải là
một cách bàn luận đàng hoàng không? Tôi không
hề vu cáo cho bạn những điều bạn không nói.

Bạn nói đúng một điều là hệ thống sấy bằng
nước thì không sợ vỡ nổ như hệ thống sấy bằng
hơi. Những điều khác, đều là vu cáo cho tôi.

1- 1 kg hơi nó có cấp được nhiệt lượng trên 500 kCal
mà bạn không biết số nhiệt lượng đó là do chênh
lệch bao nhiêu độ rồi?

2- Hệ thống hơi tuần hoàn như thế nào? Chẳng
phải tôi đã nói là phải có hệ thống ngưng tụ
đó sao? Hệ thống này không tốn kém về vốn đầu
tư và năng lượng khi chạy chứ?

3- Tôi nhầm lẫn nhiệt độ với nhiệt lượng ở
chỗ nào?

4- Tôi hiểu nhầm về nhiệt động học nói chung
và hệ thống sấy cấp nhiệt bằng hơi nước bão
hòa nói riêng ở đâu?

*******
Nói tóm lại, tôi so sánh sự khác nhau, hơn thiệt
của 2 hệ thống. Bạn thổi phồng hệ thống hơi lên
và gìm hệ thống nước xuống.

Hãy nên bình luận khách quan, hai chiều, để ai
thích hợp điều kiện nào thì chọn hệ thống ấy.
 
Dear Bác Anhmytran,

Chắc bác sinh năm kỷ sửu nên em gọi bác bằng bác. Sau đây em trả lời mấy câu của bác.
1- 1 kg hơi nó có cấp được nhiệt lượng trên 500 kCal
mà bạn không biết số nhiệt lượng đó là do chênh
lệch bao nhiêu độ rồi?

Nếu bác hiểu quá trình ngưng tụ (condensing), bay hơi (Evaporation) và "latent energy of water steam" thì bác không bao giờ phải hỏi em điều này. Qua tìm hiểu em biết bác đang ở bên Mỹ, tụi em ở Việt nam, đọc tiếng anh khó hơn bác, bác dành thời gian một chút đọc dùm em. Quá trình nhiệt động học khí ẩm (không chỉ không khí nhé) được mô tả đầy đủ, bác có thể tìm "Enthalpy pressure temperature diagram" hay " enthalpy saturated chart" để tìm hiểu rõ hơn.

Điều bác nhầm lẫn ở đây là nhiệt dung riêng của nước là ~4200J.K-1 và "nhiệt dung riêng của hơi nước" dẫn tới đi so sánh khối lượng và nhiệt độ. Cái nhiệt hơi nước tỏa ra khi ngưng tụ là nhiệt ẩn (hay latent energy)

(những điều trên em học được từ thầy ở việt nam)

2- Hệ thống hơi tuần hoàn như thế nào? Chẳng
phải tôi đã nói là phải có hệ thống ngưng tụ
đó sao? Hệ thống này không tốn kém về vốn đầu
tư và năng lượng khi chạy chứ?

Bác nhầm rồi bác ạ, người ta dùng bẫy hơi (steam trap). cả hai hệ thống đều phải dùng ống ruột gà (fin tube radiator hay fin tube coil) có cánh để tăng hiệu suất trao đổi nhiệt. Bẫy hơi (steam trap) thì giá cỡ ~4tr VNĐ (hàng tàu) còn bơm tuần hoàn nước nóng (hot water circulating pump hay booster gì đó) bèng bèng cũng 6tr vnđ (hàng xịn) hoặc 3.3tr hàng tàu bác ạ.

Hệ thống sấy cấp nhiệt bằng nước nóng (hydronic heating system ) và hệ thống cấp nhiệt bằng hơi nước bão hòa (water steam heating system) đều phải có nồi đun, hệ thống ống, hệ thống van... tùy thuộc vào "khổ chủ" làm cái gì thì người ta lắp cái đó bác ạ. Hệ thống nước nóng vẫn phải có "xả e" (air eliminator valve), thì hơi có bẫy hơi, bên nước nóng còn phải có mấy cái bình áp (expansion tank) trung gian nữa kìa. vân vân và vân vân bác ạ.

3- Tôi nhầm lẫn nhiệt độ với nhiệt lượng ở
chỗ nào?

Bác nhầm lẫn ở cái " condense latent energy" nên bác cứ tưởng là hơi nước nhiệt độ 150 oC khi "truyền" ra ống chả được bao nhiêu so với cái nước nóng.

4- Tôi hiểu nhầm về nhiệt động học nói chung
và hệ thống sấy cấp nhiệt bằng hơi nước bão
hòa nói riêng ở đâu?

ở chỗ bác không biết Enthalpy, và tra bảng áp suất hơi bão hòa cũng như quá trình nhiệt.

*******
Nói tóm lại, tôi so sánh sự khác nhau, hơn thiệt
của 2 hệ thống. Bạn thổi phồng hệ thống hơi lên
và gìm hệ thống nước xuống.

Em không thổi phồng hệ thống nào cả mà đang chỉ cho bác cái mà bác đang hiểu nhầm thôi. Kiến thức thì vô hạn, đem cái mà thế kỷ 19 người ta đã "nghịch" chán chê ra rồi cãi nhau, thế có phải nực cười sao.

Em phải nhắc lại với bác là tùy thuộc vào đối tượng sấy và "depression temperature" hay" drying schedule" mà người ta chọn hệ thống phù hợp thôi. Chứ cái gì hiệu quả thì ta xài. Ví dụ "flash drying" thì người ta dùng "hot air" chẳng hạn. hay nông sản thì dùng "dehumidication system" ....

Em thực sự mong muốn những người được ra thế giới như bác truyền lại những kinh nghiệm của bản xứ cho dân ta, chứ đừng để "hai lúa" phải làm khoa học. Hy vọng bác hiểu ý em.
Dear bác Anhmytran,

Em gửi bác cái hình này:
(nguồn: https://www.mathworks.com/matlabcen...ds/submissions/9817/versions/1/screenshot.gif)

Đây là "X Steam, Thermodynamic properties" Cái "hydronic heating system" của bác nó nằm bên trái cái đường màu xanh (blue curve), còn hơi nước nằm ở cái vùng giữa đường màu xanh màu đỏ, nếu làm ngoài màu đỏ tí ti người ta gọi là quá nhiệt gì đó (super heat. Bởi em học cũng lâu rồi nên không nhớ rõ)

Bác sẽ thấy quá trình chuyển pha đẳng áp từ đường màu xanh đến màu đỏ, và so sánh với bên trái đường màu xanh bác sẽ thấy bên nào lợi về mang nhiệt hơn. Nó là quá trình thuận nghịch đó bác.

Hy vọng bác hiểu.

(trên đây là kiến thức ở Việt nam dạy em)
 
Last edited by a moderator:
Các cái nhầm và không hiểu, không biết của tôi
đều là bạn nghĩ ra và gán cho tôi. Bạn không
thể có một dẫn chứng nguyên văn câu nào của tôi
sai cả.

Các lý lẽ tôi sai, đều là chữ viết và giọng
lưỡi của bạn. Bạn viết ra rất nhiều những điều
sai trái này của tôi mặc dàu tôi không hề viết ra
một chữ nào.

Vậy thì hoặc là bạn là một người không hiểu
được tiếng Việt, hoặc là một người ngụy biện.
 
Các cái nhầm và không hiểu, không biết của tôi
đều là bạn nghĩ ra và gán cho tôi. Bạn không
thể có một dẫn chứng nguyên văn câu nào của tôi
sai cả.

Các lý lẽ tôi sai, đều là chữ viết và giọng
lưỡi của bạn. Bạn viết ra rất nhiều những điều
sai trái này của tôi mặc dàu tôi không hề viết ra
một chữ nào.

Vậy thì hoặc là bạn là một người không hiểu
được tiếng Việt, hoặc là một người ngụy biện.

Diễn đàn là nơi trao đổi kiến thức, giúp nhau giải quyết vấn đề khó khăn chứ không phải là nơi "Bới bèo ra bọ" hay phân tài cao thấp. Bác bảo vệ lý lẽ dùng nước nóng vì bác cho rằng sấy bằng hơi nước không đạt hiệu quả cao. Em trao đổi với bác và cũng là chia sẻ kiến thức cho mọi người thôi. Cũng từ diễn đàn mà nhiều người đọc được như vớ được cẩm nang và đầu tư không phù hợp dẫn đến tốn kém.

Còn ai hiểu hay không hiểu đối với em không quan trọng, miễn là góp ý của mình để cho mọi người có thể tham khảo. Ý kiến của bác thì bác cho là đúng, đó là quyền của bác. "Bác có lối lập luận quanh co về nhiệt lượng của hơi nước bão hòa, vi phạm luật lôgíc và khoa học nhiệt động học nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật về quá trình thuận nghịch bay hơi - ngưng tụ. Bác dựa vào những chỗ giống nhau bề ngoài để đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng." ( Đoạn này tham khảo từ khái niệm)

Bác có hiểu được là khi kiến thức không đúng mà đưa lên diễn đàn sẽ tốn kém nguồn lực xã hội lắm không? Bác có hiểu bao nhiêu dân ta có trình độ khoa học thấp lắm không? Bác ngót nghét 70 tuổi rồi, còn phải học 71 là điều cha ông đã dạy.

Chúc bác vui và mạnh khỏe.
Thân ái!
 

Last edited by a moderator:
Theo mình cả 2 sơ đồ đều đúng vì có nơi người ta cần thu hồi nước còn có nơi không thu hồi nước do chi phí chế tạo thiết bị, còn sấy cho vật cần sấy vì nhiều lý do có lúc cần sấy gián tiếp và có vật cần sấy trược tiếp.
 


Back
Top