Bạn TruongManh: nghe qua bày gà của bạn, tôi thấy giống y hồi đó tui nuôi bị ra phân lỏng, trắng, cánh xệ, lừ đừ, mắt lim dim, bỏ ăn lun... và bị ngay vào mùa mưa nữa. Dân gian gọi là bị rù, gà rù.
Lúc đó, tui thương bầy gà con đó lắm, 13 con chỉ mới 10 ngày tuổi (tức yếu hơn bầy của bạn 7 ngày). Không hiểu sao, bản năng xui, nó bị hồi chiều cả đàn rù rù vậy, chiều trễ tui mang lon sửa bò đi lang thang xung quanh, tìm chỗ nào có giun đùn đất lên mặt, đào xuống lấy giun, bỏ đầy ống lon sữa bò. Tui chỉ nghĩ: tôi bầy gà (lần đầu tui cho ấp nở) nên cho chúng ăn thật ngon (trùng đất mà) thật no, rồi sau đó ra sao thì ra.
Tui về, thảy đám trùn cho bầy gà, dù đang bị rù, ị phân lỏng trắng, nhưng bản năng khi nghe mùng con giun đất, nó đớp lia lịa (giống người kiệt sức tiếp thuốc bổ vậy). Đám 13 con đó ăn hết lon trùng đất... tui thấy đỡ áy náy, dù gì thì cũng có bữa no... rồi xong đi ngủ.
Sáng sớm hôm sau, mới thức chạy ngay ra chuồng, coi tụi gà con còn được bao nhiêu con sống (vì thời đó hồi 1980 lấy đâu ra kiến thức, thuốc men sẵn có như bi giờ), thì... phép lạ xảy ra: tụi nó chạy tung bay, mắt sáng trở lại, hết lè khè trong cổ họng, phân trở lại bình thường, cánh lông xếp mượt gọn, cả bày chạy chíp chíp, coi như chưa hề có... bị rù, chỉ qua đúng 1 đêm tiêu hóa cái lon trùng đất tui đào, xem như bữa ăn nhân đạo
.
Đó lá câu chuyện thực 100% với 13 con gà 10 tuổi bị cúm (rù) đầu mùa mưa.
Sau này có ít kiến thức, tui mới ngộ ra: phép lạ nằm ngay trong con trùng đất. Chỉ số đạm nó cao hơn thịt bò, thêm nữa hàng loạt loại thuốc có trong thịt của nó, vừa chữa cúm cho gà, vừa bồi bổ vì bỏ ăn kiệt sức, lại siêu tiết kiệm nữa.
Bạn thử với bày gà của bạn xem, chúc bạn thành công!