Đại gia giàu nhất Việt Nam lần lượt dắt nhau làm nông nghiệp

agriculturechemical1444201066718crop14442010776231454566266673-1467123243527-0-0-245-480-crop-1467123270734.jpg

Các đại gia giàu nhất thị trường chứng khoán liên tục đổ tiền vào nông nghiệp nhằm tìm kiếm tăng trưởng. Điều này đã khiến sàn chứng khoán được xem như là một nông trường lớn.


Việc đầu tư vào nông nghiệp ở thời điểm cuối 2014 đầu 2015 được đánh giá thuận lợi như “diều gặp gió”, khi áp lực từ các hiệp định thương mại đã thúc đẩy chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp ngày một lớn.

Nông nghiệp thời tỷ phú luôn có hai xu hướng chủ đạo chính là đầu tư cơ bản từ đầu và đi tắt thông qua M&A.

Tuy nhiên, điểm chung nhất vẫn là bài toán tìm kiếm tăng trưởng của các đại gia này, khi lĩnh vực cốt lõi đã dần bão hòa.

Chuyện 5 năm của bầu Đức

Thời kỳ BĐS rơi vào khủng hoảng hơn 5 năm trước, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tuyên bố rút khỏi thị trường và đầu tư vào nông nghiệp, nhằm tìm kiếm mức tăng trưởng bền vững hơn.

Doanh nghiệp của bầu Đức được xem là ông lớn đầu tiên của sàn chứng khoán có những tuyên bố nghiêm túc với nông nghiệp.

photo-1-1467123175043.jpg

Ngày HAGL tiến quân vào lĩnh vực nông nghiệp tìm tăng trưởng.

Hầu như các thông tin về việc đầu tư vào nông nghiệp của HAGL đều mang những giá trị tích cực, mà điểm sáng được chú ý chính là đàn bò.

Tuy nhiên, việc đổ vốn đến khoảng 18.000 tỷ đồng cùng một trải nghiệm 5 năm làm nông nghiệp của HAGL đã cho thấy làm nông nghiệp chuyên nghiệp trên quy mô lớn không hề đơn giản.

Trong khoảng thời gian thực sự sống với nông nghiệp, HAGL cũng đã xoay vòng đủ cách để ổn định tình hình.

Mục tiêu đầu tiên với nông nghiệp của bầu Đức chính là cao su, bởi thời điểm đó giá cao su thiên nhiên đang ở đỉnh với 5.000 USD/tấn.

Và sau 5 năm, khi cao su cho thu hoạch thì giá của nông sản được coi là vàng trắng này chỉ còn khoảng 1.500 USD/tấn, một sự sụt giảm dữ dội hơn cả giá dầu thô.

Giá thành đầu tư cho cao su của HAGL, như lời ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAGL chia sẻ, là 1.300 USD/tấn. .

Trong những năm tới, diện tích khai thác cao su của HAGL sẽ còn tăng mạnh trong khi giá cả nguyên liệu vẫn chưa biết chuyển biến theo hướng tích cực hay tiêu cực.

HAGL tiếp tục đầu tư qua mía đường, dầu cọ và nuôi bò. Và với đàn bò khoảng 90.000 con, đây được coi là nguồn thu chính hiện nay chứ không phải cao su, như mục tiêu ban đầu.

HAGL đã phải xoay chuyển liên tục, khi chuyên biệt hóa mảng nông nghiệp bằng một công ty mới, là Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG).

Việc thành lập một công ty chuyên biệt để hoạt động trong lĩnh vực này cho thấy bầu Đức đang lấy nông nghiệp làm mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Tỷ phú giàu nhất trồng rau, người giàu thứ 2 làm thức ăn gia súc

Tiếp sau HAGL, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tiến vào nông nghiệp khi xây dựng chuỗi khép kín trồng và tiêu thụ rau sạch. Tập đoàn này đầu tư vốn đến khoảng 2.000 tỷ đồng với tham vọng định vị lại thị trường rau sạch tại Việt Nam và hướng đến xuất khẩu.

Trong đại hội cổ đông gần đây, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ: “Về lợi nhuận, chúng tôi đặt ra chỉ tiêu rằng:

Chỉ sau khoảng 5 - 10 năm nữa, tỷ trọng lợi nhuận của BĐS trong tổng cơ cấu chỉ tầm dưới 50%, 50% còn lại sẽ đến từ các mảng hoạt động khác. Như vậy nông nghiệp sẽ là một trong những mảng để duy trì tăng trưởng”.

Bầu Long – ông chủ Tập đoàn Hòa Phát cũng nhảy sang mảng nông nghiệp, chuẩn bị cho ra thị trường lô hàng thức ăn gia súc đầu tiên. Mục tiêu lãnh đạo tập đoàn này đặt ra trong 3 năm tới sẽ đạt doanh thu 3.000 tỷ đồng/năm.

Theo đó, Hòa Phát đã dành 300 tỷ đồng thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên với công suất 300.000 tấn/năm.

Sau khi HAGL cầm cờ tiên phong, đã có hàng loạt doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán chuyển hướng vì “nghe có vẻ hợp lý”.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có bước tính toán hợp lý. Hiện nhiều doanh nghiệp đang ở thế dò dẫm tìm đường ra thị trường và đầu tư trong một canh bạc lớn.

Những cuộc đi tắt đón đầu

Đi sau, nhưng không chọn khai khẩn từ đầu như Hòa Phát, HAGL, Vingroup… vì rất mất thời gian, nhiều đại gia đã chọn “lối tắt”, bằng cách M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực muốn nhắm tới. Với cách thức này, có công ty chỉ một bước từ vô danh nhảy lên ngôi đầu trong lĩnh vực mới.

Massan và Pan Pacific đang là đơn vị mở nhiều cuộc “vây ráp” nhất trong thời gian vừa qua, để tỏ rõ mục tiêu “bành trướng” trong lĩnh vực nông nghiệp.

Khoảng 3 năm trở lại đây, Masan liên tục thực hiện các cuộc thâu tóm doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, để hoàn thiện chuỗi kinh doanh theo mô hình 3F (Feed: thức ăn chăn nuôi - Farm: nông trại - Food: thực phẩm). Sau thương vụ này, Massan nhanh chóng có được 15% thị phần thức ăn chăn nuôi.

Nếu Masan được coi là doanh nghiệp khai mở, thì Pan Pacific - Xuyên Thái Bình Dương là doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư vào ngành nông nghiệp, với việc đang sở hữu trên 57% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, hơn 22% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), 24% vốn tại Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An.

Trong khi đó, với mong muốn thống nhất “đế chế” thủy sản của mình, Hùng Vương đã mua lại hàng loạt công ty cùng ngành, như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre. Chiến lược này giúp công ty tăng doanh thu từ 4.700 tỷ đồng (năm 2010) lên hơn 15.000 tỷ đồng vào năm 2014.

Năm 2015, sau khi thâu tóm các công ty thủy sản nhưng chưa đem lại hiệu quả, Hùng Vương chuyển hướng sang nuôi heo, với việc công bố dự án có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Điều này bao gồm xây dựng 2 nhà máy thức ăn gia súc, gia cầm (tại Long An và Bình Định); hệ thống trang trại có quy mô 2.380 con heo giống cụ kỵ (tại Long An, An Giang, Bến Tre, Bình Định); nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y cùng các khâu hậu cần, logistics đi kèm. Đại gia này được cho là đang nuôi mộng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trước đó, thời điểm các công ty lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long thực hiện cổ phần hóa, ông chủ điện máy Nguyễn Kim cũng thể hiện tham vọng lấn sân vào nông nghiệp.

Từ một doanh nghiệp vô danh trong nông nghiệp, Nguyễn Kim nhanh chóng có vị thế khi lãnh đạo lần lượt tham gia vào hội đồng quản trị của Docimexco, Angimex, Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, Sài Gòn Lương thực.

Nhìn lại trải nghiệm nông nghiệp của rất nhiều nhân vật đình đám trên sàn chứng khoán, TS. Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ: “Điều này xuất phát từ tín hiệu thị trường.

Nhưng họ đang 'đánh cược' thực sự vào nông nghiệp bằng số tiền đầu tư rất lớn. Điều này cũng cho thấy nhận thức về nông nghiệp đã thay đổi, mà hơn hết là một ngành tạo ra giá trị tăng trưởng tốt”. (theo Zing)
 
Đầu tư vào nông nghiệp, tôi cho rằng sẽ không bao giờ lỗi thời. Tất nhiên, đầu tư theo phân khúc lớn như thế này chắc chắn sẽ có những thăng trầm nhất định. Sản xuất nông nghiệp tạo nên những sản phẩm thực phẩm và sản phẩm là nguyên nhiên liệu thì lúc nào thế giới cũng cần.
 
Trâu bò lại chọi nhau ruồi muỗi ko có chỗ đậu. Những ống tay áo xăn cao cầm cuốc chuẩn bị tinh thần làm công nhân nông nghiệp như những nông trại lớn bên tây. Nói vậy thôi chứ đi dọc việt nam nông dân ngư dân vẫn cày cuốc kiếm bạc lẻ vì dân ta xưa nay vẫn tự cung tự cấp rất nhiều các bác ạ. Thời buổi thực phẩm bẩn tràn lan còn thúc đẩy dân thị thành tự nuôi tự trồng lấy cái ăn. Bài toán đầu ra còn đó ai lo được khâu này thì sống chứ ko kể đầu tư lớn hay nhỏ phải ko các bác?
 
Trâu bò lại chọi nhau ruồi muỗi ko có chỗ đậu. Những ống tay áo xăn cao cầm cuốc chuẩn bị tinh thần làm công nhân nông nghiệp như những nông trại lớn bên tây. Nói vậy thôi chứ đi dọc việt nam nông dân ngư dân vẫn cày cuốc kiếm bạc lẻ vì dân ta xưa nay vẫn tự cung tự cấp rất nhiều các bác ạ. Thời buổi thực phẩm bẩn tràn lan còn thúc đẩy dân thị thành tự nuôi tự trồng lấy cái ăn. Bài toán đầu ra còn đó ai lo được khâu này thì sống chứ ko kể đầu tư lớn hay nhỏ phải ko các bác?
Trâu bò lại chọi nhau ruồi muỗi ko có chỗ đậu. Những ống tay áo xăn cao cầm cuốc chuẩn bị tinh thần làm công nhân nông nghiệp như những nông trại lớn bên tây. Nói vậy thôi chứ đi dọc việt nam nông dân ngư dân vẫn cày cuốc kiếm bạc lẻ vì dân ta xưa nay vẫn tự cung tự cấp rất nhiều các bác ạ. Thời buổi thực phẩm bẩn tràn lan còn thúc đẩy dân thị thành tự nuôi tự trồng lấy cái ăn. Bài toán đầu ra còn đó ai lo được khâu này thì sống chứ ko kể đầu tư lớn hay nhỏ phải ko các bác?
họ là tập đoàn lớn họ có nhiều tiền lập dự án rồi đút lót xin đất. họ có thể xin hàng nghìn hecta đất rừng để làm nông nghiệp thì làm sao mà kô có lời. vđe là họ hiểu cơ chế của cái xã hội thối nát này. còn các bạn muốn mở rộng muốn có đất khó lắm!
 
Đa phần nông dân chúng ta có thể tham gia được gì trong những dự án này nhỉ.
 
Mình là một nước nông nghiệp nên các ông lớn cố gắng phát huy thế mạnh cũng là một lẽ thường, ngoài việc cố gắng phát triển các ngành công nghiệp
 
Hì hì, thời buổi này khó phân biệt ông lớn với ông không lớn lắm, thời gian gần đây rất nhiều ông lớn sụp đổ chúng ta mới biết họ lớn là nhờ họ xài tiền của ngân hàng thôi. Cứ chờ xem các dự án nông nghiệp khủng của các ông lớn.
 
Hì hì, thời buổi này khó phân biệt ông lớn với ông không lớn lắm, thời gian gần đây rất nhiều ông lớn sụp đổ chúng ta mới biết họ lớn là nhờ họ xài tiền của ngân hàng thôi. Cứ chờ xem các dự án nông nghiệp khủng của các ông lớn.
Người ta có tiền làm khép kín cũng tốt mà, từ a tới z chứ ko bán trực tiếp hàng thô nên giá trị sẽ tăng lên
 
họ là tập đoàn lớn họ có nhiều tiền lập dự án rồi đút lót xin đất. họ có thể xin hàng nghìn hecta đất rừng để làm nông nghiệp thì làm sao mà kô có lời. vđe là họ hiểu cơ chế của cái xã hội thối nát này. còn các bạn muốn mở rộng muốn có đất khó lắm!
Đúng vậy, cái chủ yếu của họ là đất, có rất nhiều dự án được lập ra chủ yếu để xin đất sau đó chuyển nhượng lại với hình thức chuyển nhượng dự án.
 
Đã sửa lại, Đồng ý với quan điểm của bác thuyền tổ thì sóng lớn nhưng bắt được cá lớn. Em cũng mới làm Mod cho diễn đàn được mấy ngày thôi, trước thì em chỉ quan tâm đến caia mô hình của em thôi. Bây giờ có lẽ phải nhìn rộng ra thêm bên ngoài nữa.
Bác là quản trị của diễn đàn thì không nên viết những bài như thế này. Có thể bác mới vào BQT thì cũng nên dò lại và .. xóa quách những bài như thế này đi. Nguyên văn cái slogan của Website này tôi thấy bên dưới là "Agriviet.Com © 2015 - Góp phần vào sự phát triển của nền Nông Nghiệp Việt Nam do nhà nước khởi xướng và Khuyến Khích". Thuyền to thì sóng to ... nhưng bắt được cá lớn, chính vì thế chính phủ mới phải có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân vươn khới. cứ bo bo trong ao làng thì lấy gì để góp phần vào sự phát triển...
Cái tính đã nói là nói thẳng chứ bụng dạ thì không có hiềm khích gì đâu, đụng chạm gì các bác bỏ qua cho nhé. Cám ơn các bác.
 
Last edited by a moderator:
họ là tập đoàn lớn họ có nhiều tiền lập dự án rồi đút lót xin đất. họ có thể xin hàng nghìn hecta đất rừng để làm nông nghiệp thì làm sao mà kô có lời. vđe là họ hiểu cơ chế của cái xã hội thối nát này. còn các bạn muốn mở rộng muốn có đất khó lắm!
Dau oc toan nghi tieu cuc. Tam ly nguoi nong dan la san xust manh mun, nho le, thieu tinh lien ket vi so hon thiet. Lieu anh co dam dung ra to chuc ho gop dat vao va san xuat chung de canh tranh voi xa hoi khong hay chi bon chen voi nguoi cung lang xa voi nhau thoi
 
Dau oc toan nghi tieu cuc. Tam ly nguoi nong dan la san xust manh mun, nho le, thieu tinh lien ket vi so hon thiet. Lieu anh co dam dung ra to chuc ho gop dat vao va san xuat chung de canh tranh voi xa hoi khong hay chi bon chen voi nguoi cung lang xa voi nhau thoi
em cũng muốn nó tích cực nhưng sự thật nó vẫn là sự thật. thưa bác!
 
Đây là sự chuyển dịch theo đúng quy luật phát triển của kinh tế thị trường, hãy quên đi cách làm tự cung tự cấp mà nghĩ đến cách làm ra hàng hóa chất lượng cung cấp cho thị trường ngày càng phát triển, càng đòi hỏi phải chuyên môn hóa cao. Nông dân mình phải thích nghi để tìm cơ hội phát triển. Có thể đó là mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm giống như cách làm của Vingroup, hay các bạn trẻ đi học các chuyên ngành về nông nghiệp rồi đi làm thuê cho họ. Như vậy chẳng hơn cảnh bố mẹ còng lưng cày ruộng nuôi con ăn học, mong đứa con sau này có thể ly nông làm ông nọ bà kia . Nhưng khi cầm tấm bằng trong tay không kiếm được việc gì lại quay về cày ruộng
 
Back
Top