Sau nhiều lần xúc tiến tiếp thị sản phẩm mới, ông Trịnh Minh Tú, Giám đốc Cty TNHH Minh Tú - Green Biofuel Co.,LTD cho biết, sản phẩm dầu sinh học (Bio Diesel) được sản xuất từ mỡ cá tra sẽ được xuất khẩu (XK) theo đơn đặt hàng ban đầu sang Singapore với số lượng 200.000 lít/tháng. Sau đó nhu cầu đặt hàng sẽ tăng lên 2 triệu lít/năm.
Theo ông Tú, dầu sinh học từ lâu nhiều nước trên thế giới đã làm và nhất là khi giá dầu mỏ khai thác từ khoáng sản liên tục biến động tăng lên thì dầu sinh học càng được quan tâm nhiều hơn như một nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, ở ĐBSCL – nơi độc nhất có ưu thế nguồn phụ phẩm mỡ cá tra sau khi chế biến cho ra lượng dầu rất lớn. Do đó Minh Tú bắt tay đầu tư hệ thống thiết bị dây chuyền chế biến dầu Diesel từ mỡ cá tra. Theo đó, nhiều loại sản phẩm lần lượt ra đời như: Bio Diesel, dầu nhờn, mỡ bôi trơn… được nhiều nhà máy, cơ sở máy công nghiệp trong vùng sử dụng.
Theo ý kiến phản hồi từ khách hàng trong nước cho thấy, sau khi chế biến cùng các chất phụ gia, Bio Diesel thành phẩm không còn mùi mỡ cá. Nếu pha theo định lượng 5% Bio Diesel cùng dầu khoáng sản DO sử dụng cho động cơ, máy móc vẫn hoạt động bình thường, không bị hư hại. Hơn nữa mặt lợi là các khí thải các-bon (C) và lưu huỳnh (S) giảm tới mức bằng 0.
Từ năm 2005 đến nay nhà máy chế biến Bio Diesel Minh Tú vẫn là nhà máy có qui mô sản xuất lớn nhất trong vùng, ứng dụng khoa học kỹ thuật theo qui trình chính qui. Công suất nhà máy đạt 50 tấn/ngày (tương đương khoảng 60.000 lít/ngày). Đặc biệt giá các loại sản phẩm từ nhà máy có giá thành có thể cạnh tranh với các mặt hàng dầu hỏa khoáng sản cùng loại. Theo thời giá hiện nay, Bio Diesel giá chỉ 11.000đ/lít.
Bên cạnh đó nhà máy còn có dây chuyền xử lý phụ phẩm từ mỡ cá sản xuất ra dầu làm chất đốt có thể thay thế dầu FO (dầu đen nung lò hơi) trong sản xuất công nghiệp, giá 6.000đ/lít, thấp hơn 4.500đ/lít so dầu FO từ khoáng sản. Từ 3-4 tháng qua, với sản phẩm dầu nhờn Bio, Minh Tú bán ra 300.000đ/thùng, rẻ hơn hàng cùng loại sản xuất từ dầu hỏa 100-200 ngàn đồng/thùng nên được các cơ sở, nhà máy công nghiệp trong vùng nâng mức tiêu thụ thường xuyên lên 400-500 thùng/tháng (18 lít/thùng). Riêng mặt hàng mỡ bôi trơn động cơ Minh Tú bán ra thị trường 10 tấn/tháng, giá 10.000 đ/kg, rẻ hơn 1.000đ/kg so mỡ sản xuất từ dầu hỏa.
Ông Tú nói, đối với Bio Diesel nước ta hiện có tiêu chuẩn dầu B100-VN nên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Do vậy không còn trở ngại, vào đầu tháng 8/2009 sẽ xuất lô hàng Bio Diesel đầu tiên 8 container (20.000 lít/container) sang thị trường Singapore. Mặt khác, khách hàng Nhật kiểm nghiệm mẫu đạt yêu cầu và đang thỏa thuận giá cả.
+ Mấy năm trước đã từng rộ lên dầu từ mỡ cá tra nấu bán ra dạng thô, pha với dầu DO với tỉ lệ nhiều làm hỏng hóc động cơ. Thế nhưng hiện nay dầu Diesel tinh chế từ cá tra của Minh Tú không còn bị vạ lây tai tiếng và được khuyến cáo dùng theo tỉ lệ thích hợp tùy theo đặc tính hoạt động của động cơ.
Hồi mới khởi sự lập nhà máy chiết xuất Bio Diesel từ mỡ cá tra, ông Tú nhớ lại giá mỡ cá nguyên liệu chỉ có 3.000-4.000đ/kg. Từ 1 kg mỡ cá sản xuất thành phẩm ra 1 lít Bio Diesel. Tuy nhiên hiện nay, mỡ cá tra được các cơ sở nấu dầu dạng thô xuất sang Trung Quốc và mỡ cá tra dùng làm phụ phẩm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc nên đã đẩy mức giá mỡ cá nguyên lệu lên hơn 7.000đ/kg. Tuy vậy nguyên liệu mỡ cá tra trong vùng vẫn còn dồi dào. Do đó, Minh Tú đang nhắm tới hướng sản xuất mới, bước đầu sản xuất thử nghiệm thành công dầu Bio thực vật, ép lấy dầu từ hạt của cây Jatropha Curcas.L. Ông Tú suy tính: “Cây Jatropha curcas.L (còn được gọi là cây dầu mè, cây cọc rào, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) dễ trồng trên những vùng đất khác nhau, đặc biệt có thể sống trên vùng khắc nghiệt ở những khu vực có khí hậu nóng.
Nếu chăm bón tốt sau 1 năm cây cho trái, có thể thu đạt sản lượng 15-20kg quả/cây, bình quân khoảng 8-15 tấn/ha và sau 5 năm trồng cây cho năng suất ổn định. Đây là loại cây lâu năm, sống được 50 năm. Hiện công ty Minh Tú đã trồng thử nghiệm tại An Giang. Nhìn về khía cạnh kinh tế, qua thực tế tùy theo hàm lượng dầu, cứ 3-4kg hạt cho được 1 lít dầu là khả thi. Đây là bước tiếp theo có thể gia tăng sản lượng dầu sinh học vốn còn giàu tiềm năng có thể khai thác, phát triển ở nước ta”.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Theo ông Tú, dầu sinh học từ lâu nhiều nước trên thế giới đã làm và nhất là khi giá dầu mỏ khai thác từ khoáng sản liên tục biến động tăng lên thì dầu sinh học càng được quan tâm nhiều hơn như một nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, ở ĐBSCL – nơi độc nhất có ưu thế nguồn phụ phẩm mỡ cá tra sau khi chế biến cho ra lượng dầu rất lớn. Do đó Minh Tú bắt tay đầu tư hệ thống thiết bị dây chuyền chế biến dầu Diesel từ mỡ cá tra. Theo đó, nhiều loại sản phẩm lần lượt ra đời như: Bio Diesel, dầu nhờn, mỡ bôi trơn… được nhiều nhà máy, cơ sở máy công nghiệp trong vùng sử dụng.
Theo ý kiến phản hồi từ khách hàng trong nước cho thấy, sau khi chế biến cùng các chất phụ gia, Bio Diesel thành phẩm không còn mùi mỡ cá. Nếu pha theo định lượng 5% Bio Diesel cùng dầu khoáng sản DO sử dụng cho động cơ, máy móc vẫn hoạt động bình thường, không bị hư hại. Hơn nữa mặt lợi là các khí thải các-bon (C) và lưu huỳnh (S) giảm tới mức bằng 0.
Từ năm 2005 đến nay nhà máy chế biến Bio Diesel Minh Tú vẫn là nhà máy có qui mô sản xuất lớn nhất trong vùng, ứng dụng khoa học kỹ thuật theo qui trình chính qui. Công suất nhà máy đạt 50 tấn/ngày (tương đương khoảng 60.000 lít/ngày). Đặc biệt giá các loại sản phẩm từ nhà máy có giá thành có thể cạnh tranh với các mặt hàng dầu hỏa khoáng sản cùng loại. Theo thời giá hiện nay, Bio Diesel giá chỉ 11.000đ/lít.
Bên cạnh đó nhà máy còn có dây chuyền xử lý phụ phẩm từ mỡ cá sản xuất ra dầu làm chất đốt có thể thay thế dầu FO (dầu đen nung lò hơi) trong sản xuất công nghiệp, giá 6.000đ/lít, thấp hơn 4.500đ/lít so dầu FO từ khoáng sản. Từ 3-4 tháng qua, với sản phẩm dầu nhờn Bio, Minh Tú bán ra 300.000đ/thùng, rẻ hơn hàng cùng loại sản xuất từ dầu hỏa 100-200 ngàn đồng/thùng nên được các cơ sở, nhà máy công nghiệp trong vùng nâng mức tiêu thụ thường xuyên lên 400-500 thùng/tháng (18 lít/thùng). Riêng mặt hàng mỡ bôi trơn động cơ Minh Tú bán ra thị trường 10 tấn/tháng, giá 10.000 đ/kg, rẻ hơn 1.000đ/kg so mỡ sản xuất từ dầu hỏa.
Ông Tú nói, đối với Bio Diesel nước ta hiện có tiêu chuẩn dầu B100-VN nên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Do vậy không còn trở ngại, vào đầu tháng 8/2009 sẽ xuất lô hàng Bio Diesel đầu tiên 8 container (20.000 lít/container) sang thị trường Singapore. Mặt khác, khách hàng Nhật kiểm nghiệm mẫu đạt yêu cầu và đang thỏa thuận giá cả.
+ Mấy năm trước đã từng rộ lên dầu từ mỡ cá tra nấu bán ra dạng thô, pha với dầu DO với tỉ lệ nhiều làm hỏng hóc động cơ. Thế nhưng hiện nay dầu Diesel tinh chế từ cá tra của Minh Tú không còn bị vạ lây tai tiếng và được khuyến cáo dùng theo tỉ lệ thích hợp tùy theo đặc tính hoạt động của động cơ.
Hồi mới khởi sự lập nhà máy chiết xuất Bio Diesel từ mỡ cá tra, ông Tú nhớ lại giá mỡ cá nguyên liệu chỉ có 3.000-4.000đ/kg. Từ 1 kg mỡ cá sản xuất thành phẩm ra 1 lít Bio Diesel. Tuy nhiên hiện nay, mỡ cá tra được các cơ sở nấu dầu dạng thô xuất sang Trung Quốc và mỡ cá tra dùng làm phụ phẩm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc nên đã đẩy mức giá mỡ cá nguyên lệu lên hơn 7.000đ/kg. Tuy vậy nguyên liệu mỡ cá tra trong vùng vẫn còn dồi dào. Do đó, Minh Tú đang nhắm tới hướng sản xuất mới, bước đầu sản xuất thử nghiệm thành công dầu Bio thực vật, ép lấy dầu từ hạt của cây Jatropha Curcas.L. Ông Tú suy tính: “Cây Jatropha curcas.L (còn được gọi là cây dầu mè, cây cọc rào, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) dễ trồng trên những vùng đất khác nhau, đặc biệt có thể sống trên vùng khắc nghiệt ở những khu vực có khí hậu nóng.
Nếu chăm bón tốt sau 1 năm cây cho trái, có thể thu đạt sản lượng 15-20kg quả/cây, bình quân khoảng 8-15 tấn/ha và sau 5 năm trồng cây cho năng suất ổn định. Đây là loại cây lâu năm, sống được 50 năm. Hiện công ty Minh Tú đã trồng thử nghiệm tại An Giang. Nhìn về khía cạnh kinh tế, qua thực tế tùy theo hàm lượng dầu, cứ 3-4kg hạt cho được 1 lít dầu là khả thi. Đây là bước tiếp theo có thể gia tăng sản lượng dầu sinh học vốn còn giàu tiềm năng có thể khai thác, phát triển ở nước ta”.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: