Đầu tư công nghệ cao nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp khi bước vào hội nhập đang là nội dung được nông dân rất quan tâm. Tuy nhiên, họ vẫn rất e dè trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao vì lĩnh vực này cần vốn đầu tư rất lớn.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đồng Nai đang triển khai một số dự án lớn với nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cái khó là nông dân chưa có môi trường thật sự thuận lợi, nhất là thị trường cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
* Nông dân kém mặn mà
Có thể kể đến một số dự án, chương trình nổi bật về nông nghiệp công nghệ cao đang được triển khai, như: dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao nuôi tôm siêu thâm canh tại huyện Nhơn Trạch; mô hình trồng dưa lưới, trồng lan trong nhà màng... do Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) đã tổ chức khảo nghiệm thành công và đang triển khai nhân rộng vào sản xuất thực tiễn của nông dân. Tuy nhiên, đa số nông dân vẫn khá e dè trong tiếp cận những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên.
Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân nuôi tôm tại xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), là một trong những nông dân đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm, như: cho lót bạt dưới đáy ao, phủ lưới lan trên mặt ao nuôi... đạt năng suất tăng gấp nhiều lần so với cách làm truyền thống. Ông ý thức rõ áp lực cạnh tranh bằng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp khi bước vào hội nhập. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao này phải đi từ thực tế sản xuất của nông dân. Ông Hùng so sánh: “Với mô hình nuôi lót bạt và phủ lưới, tôi nuôi được 4 vụ/năm, năng suất mỗi vụ cũng tăng lên rất nhiều. Nông dân chỉ cần đầu tư khoảng 150 triệu đồng/1.000m2nuôi nên ngay cả những nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ lẻ cũng có thể ứng dụng được. Trong khi đó, tôi tìm hiểu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính cần vốn đầu tư hơn 700 triệu đồng/1.000m2, vượt quá sức nông dân”.
Theo kết quả khảo nghiệm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai, 1 ngàn m2 trồng dưa lưới sau khi trừ chi phí, khấu hao đầu tư, sản phẩm bán ra với giá 23 ngàn đồng/kg thì thu về lợi nhuận từ trên 11 triệu đồng/vụ với mô hình trồng trên giá thể và đạt lợi nhuận gần 14 triệu đồng nếu trồng cây trực tiếp trên nền đất. Nông dân trồng từ 3-4 vụ/năm có thể thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/hécta. Tuy nhiên, kết quả này chưa thuyết phục được nông dân.
Ông Nguyễn Văn Hãn, nông dân tại huyện Cẩm Mỹ, nhận xét: “Tôi có nghe nói nông dân đầu tư trồng dưa lưới thành công, có thể đạt lợi nhuận cả tỷ đồng/năm, nhưng đó là khi dưa sốt giá đến 40-50 ngàn đồng/kg. Nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa có đầu mối bao tiêu ổn định cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Mặt khác, đầu tư 1 hécta nhà màng để trồng hoa, trồng rau ít nhất cần vài tỷ đồng, nông dân vẫn khó với tới”.
* Cần sự đồng bộ
Đầu tư nông nghiệp cao luôn là những dự án lớn đòi hỏi vốn liếng và quy trình đầu tư chuyên nghiệp mà không phải nông dân nào muốn làm là làm được. Thực tế đòi hỏi sự đồng bộ của nhiều ngành, đơn vị, đối tác... để hỗ trợ tốt một dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Tô Thành Buông, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai, cho rằng nông dân rất quan tâm về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, để họ làm được cần rất nhiều điều kiện, như: vốn, chuyển giao công nghệ... trong đó đầu ra cho sản phẩm công nghệ cao vẫn mang yếu tố quyết định. “Ở đây, để nông dân tự làm rất khó mà cần sự đồng bộ từ chính sách thu hút đầu tư, tổ chức chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ... Và các hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối chuỗi liên kết này” - ông Buông nói.
Ông Huỳnh Thành Vinh, Phó giám đốc Sở nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: “Hiện nay nông sản, trái cây của Thái Lan và các nước đang tràn ngập từ siêu thị đến các chợ Việt Nam. Nếu không thay đổi thì nông nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà chứ chưa nói gì đến việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đồng Nai đang triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; xây dựng cánh đồng lớn; hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp... mở ra nhiều cơ hội tốt để nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất”.
Bình Nguyên
Nguồn:baodongnai
Đồng Nai đang triển khai một số dự án lớn với nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cái khó là nông dân chưa có môi trường thật sự thuận lợi, nhất là thị trường cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
* Nông dân kém mặn mà
Có thể kể đến một số dự án, chương trình nổi bật về nông nghiệp công nghệ cao đang được triển khai, như: dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao nuôi tôm siêu thâm canh tại huyện Nhơn Trạch; mô hình trồng dưa lưới, trồng lan trong nhà màng... do Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) đã tổ chức khảo nghiệm thành công và đang triển khai nhân rộng vào sản xuất thực tiễn của nông dân. Tuy nhiên, đa số nông dân vẫn khá e dè trong tiếp cận những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên.
Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân nuôi tôm tại xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), là một trong những nông dân đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm, như: cho lót bạt dưới đáy ao, phủ lưới lan trên mặt ao nuôi... đạt năng suất tăng gấp nhiều lần so với cách làm truyền thống. Ông ý thức rõ áp lực cạnh tranh bằng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp khi bước vào hội nhập. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao này phải đi từ thực tế sản xuất của nông dân. Ông Hùng so sánh: “Với mô hình nuôi lót bạt và phủ lưới, tôi nuôi được 4 vụ/năm, năng suất mỗi vụ cũng tăng lên rất nhiều. Nông dân chỉ cần đầu tư khoảng 150 triệu đồng/1.000m2nuôi nên ngay cả những nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ lẻ cũng có thể ứng dụng được. Trong khi đó, tôi tìm hiểu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính cần vốn đầu tư hơn 700 triệu đồng/1.000m2, vượt quá sức nông dân”.
Theo kết quả khảo nghiệm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai, 1 ngàn m2 trồng dưa lưới sau khi trừ chi phí, khấu hao đầu tư, sản phẩm bán ra với giá 23 ngàn đồng/kg thì thu về lợi nhuận từ trên 11 triệu đồng/vụ với mô hình trồng trên giá thể và đạt lợi nhuận gần 14 triệu đồng nếu trồng cây trực tiếp trên nền đất. Nông dân trồng từ 3-4 vụ/năm có thể thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/hécta. Tuy nhiên, kết quả này chưa thuyết phục được nông dân.
Ông Nguyễn Văn Hãn, nông dân tại huyện Cẩm Mỹ, nhận xét: “Tôi có nghe nói nông dân đầu tư trồng dưa lưới thành công, có thể đạt lợi nhuận cả tỷ đồng/năm, nhưng đó là khi dưa sốt giá đến 40-50 ngàn đồng/kg. Nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa có đầu mối bao tiêu ổn định cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Mặt khác, đầu tư 1 hécta nhà màng để trồng hoa, trồng rau ít nhất cần vài tỷ đồng, nông dân vẫn khó với tới”.
* Cần sự đồng bộ
Đầu tư nông nghiệp cao luôn là những dự án lớn đòi hỏi vốn liếng và quy trình đầu tư chuyên nghiệp mà không phải nông dân nào muốn làm là làm được. Thực tế đòi hỏi sự đồng bộ của nhiều ngành, đơn vị, đối tác... để hỗ trợ tốt một dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Tô Thành Buông, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai, cho rằng nông dân rất quan tâm về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, để họ làm được cần rất nhiều điều kiện, như: vốn, chuyển giao công nghệ... trong đó đầu ra cho sản phẩm công nghệ cao vẫn mang yếu tố quyết định. “Ở đây, để nông dân tự làm rất khó mà cần sự đồng bộ từ chính sách thu hút đầu tư, tổ chức chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ... Và các hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối chuỗi liên kết này” - ông Buông nói.
Ông Huỳnh Thành Vinh, Phó giám đốc Sở nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: “Hiện nay nông sản, trái cây của Thái Lan và các nước đang tràn ngập từ siêu thị đến các chợ Việt Nam. Nếu không thay đổi thì nông nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà chứ chưa nói gì đến việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đồng Nai đang triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; xây dựng cánh đồng lớn; hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp... mở ra nhiều cơ hội tốt để nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất”.
Bình Nguyên
Nguồn:baodongnai