Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại miền Trung
Vừa qua, buổi tọa đàm “Nông nghiệp công nghệ cao - Thời cơ đã chín”diễn ra tại Đà Nẵng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đến từ miền Trung. Trong vô số vấn đề được đưa ra bàn luận tại đây, câu chuyện về đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại miền Trung đến lúc phải thực thi đã thu hút sự quan tâm, sẻ chia và tranh luận của các diễn giả, khách mời.
Nông nghiệp công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế lớn
Giáo sư Võ Tòng Xuân và ông Ngô Văn Tụ - Giám đốc điều hành Vinasoy đã là 2 diễn giả của buổi tọa đàm này, cùng đưa ra những nhận định và chia sẻ với các doanh nghiệp về những thách thức cũng như cơ hội phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giữa bối cảnh hội nhập kinh tế và thời đại công nghệ số hiện nay. Do đó, để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà nhất là nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn, kỹ thuật, nhất là đầu ra và sức ép cạnh tranh về giá.
Các đại biểu thảo luận
Các diễn giả tập trung phân tích sâu vấn đề nên hướng phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao để tạo ra giá trị gia tăng, đầu tư phải tập trung, có chọn lọc điển hình và chọn thị trường tiêu thụ riêng biệt. Có như vậy mới gia tăng được thương hiệu, uy tín của sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Đồng thời theo chủ trương phát triển nông nghiệp hóa của Chính phủ thì miền Trung đang có cơ hội thay đổi nhanh chóng diện mạo của mình thông qua các dự án đầu tư nông nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp miền Trung cần mạnh dạn, tiên phong trong công tác đầu tư, phát triển và thí điểm các mô hình sản xuất mới, tiên tiến. “Chúng ta phải ứng dụng được công nghệ cao vào nông nghiệp, nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp xu hướng phát triển nông nghiệp của các nước tiên tiến” - Giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
“Nhà máy Vinasoy đã mạnh dạn thay đổi, ứng dụng công nghệ mới để chuyên biệt hóa các sản phẩm từ đậu nành, từ đó có được sức tăng trưởng cao. Doanh nghiệp đã trở thành một điển hình cho định hướng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao thành công tại miền Trung thời gian qua. Chúng tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp khác đều có thể hành động cùng chúng tôi và môi trường đầu tư nông nghiệp sẽ trở thành lựa chọn quan trọng để ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đây làm ăn”, ông Ngô Văn Tụ cho biết.
Với những kỳ vọng cho giai đoạn phát triển mới của ngành nông nghiệp công nghệ cao tại miền Trung, chúng ta kỳ vọng một bước tiến mới cho ngành kinh tế trọng điểm này tại đây. Với sự cởi mở và khả năng tiếp cận cộng nghệ, hy vọng miền Trung sớm trở thành điểm sáng của nông nghiệp công nghệ cao.
Vừa qua, buổi tọa đàm “Nông nghiệp công nghệ cao - Thời cơ đã chín”diễn ra tại Đà Nẵng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đến từ miền Trung. Trong vô số vấn đề được đưa ra bàn luận tại đây, câu chuyện về đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại miền Trung đến lúc phải thực thi đã thu hút sự quan tâm, sẻ chia và tranh luận của các diễn giả, khách mời.
Nông nghiệp công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế lớn
Các đại biểu thảo luận
Các diễn giả tập trung phân tích sâu vấn đề nên hướng phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao để tạo ra giá trị gia tăng, đầu tư phải tập trung, có chọn lọc điển hình và chọn thị trường tiêu thụ riêng biệt. Có như vậy mới gia tăng được thương hiệu, uy tín của sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Đồng thời theo chủ trương phát triển nông nghiệp hóa của Chính phủ thì miền Trung đang có cơ hội thay đổi nhanh chóng diện mạo của mình thông qua các dự án đầu tư nông nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp miền Trung cần mạnh dạn, tiên phong trong công tác đầu tư, phát triển và thí điểm các mô hình sản xuất mới, tiên tiến. “Chúng ta phải ứng dụng được công nghệ cao vào nông nghiệp, nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp xu hướng phát triển nông nghiệp của các nước tiên tiến” - Giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
“Nhà máy Vinasoy đã mạnh dạn thay đổi, ứng dụng công nghệ mới để chuyên biệt hóa các sản phẩm từ đậu nành, từ đó có được sức tăng trưởng cao. Doanh nghiệp đã trở thành một điển hình cho định hướng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao thành công tại miền Trung thời gian qua. Chúng tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp khác đều có thể hành động cùng chúng tôi và môi trường đầu tư nông nghiệp sẽ trở thành lựa chọn quan trọng để ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đây làm ăn”, ông Ngô Văn Tụ cho biết.
Với những kỳ vọng cho giai đoạn phát triển mới của ngành nông nghiệp công nghệ cao tại miền Trung, chúng ta kỳ vọng một bước tiến mới cho ngành kinh tế trọng điểm này tại đây. Với sự cởi mở và khả năng tiếp cận cộng nghệ, hy vọng miền Trung sớm trở thành điểm sáng của nông nghiệp công nghệ cao.
Agriviet