Theo Cục Trồng trọt, tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc, từ cuối tháng 6 đến nay, giá rau xanh tăng cao so với các tháng trước.
Đặc biệt tại các chợ nội thành Hà Nội giá rau tăng đột biến như rau cải ăn lá từ 10.000- 12.000đ/kg lên 15.000- 20.000đ/kg, dưa chuột bao tử từ 3.500đ/kg lên 8.500đ/kg, cà chua từ 6.000đ/kg lên 12.000-15.000đ/kg, rau muống từ 2.000đ/mớ lên 4.000- 5.000đ/mớ; giá rau thu mua tại ruộng cũng tăng như bí xanh tăng 2.000đ/kg, cà pháo tăng 10.000đ/kg...
Trao đổi với NNVN, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, tổng diện tích trồng rau vụ hè thu ở miền Bắc tương đương cùng kỳ năm trước, song có tỉnh tăng diện tích, có tỉnh lại giảm. Cụ thể Hải Phòng 3.300ha (102,9%), Hưng Yên 2.662ha (145%), Hà Nam 1.150ha (106,9%), Hà Nội 4.525ha (86,8%), Thái Bình 4.400ha (84,5%)...
Theo ông Quảng, giá rau xanh tăng đột biến do nguồn cung bị giảm sút, giáp vụ rau và mưa bão. Hiện tại đang là vụ rau hè thu, vụ có diện tích rau thấp nhất trong năm; thời tiết không thuận lợi, nhất là với nhóm rau ăn lá, rau ưa lạnh; sâu bệnh dễ phát sinh. Vụ này rau chủ yếu được trồng ở các vùng chuyên canh rau; một phần diện tích rau vụ đông xuân đã thu hoạch chuyển sang cấy lúa, hoặc trồng dưa... Chủng loại rau vụ hè thu không đa dạng và luôn là thời điểm khan hiếm nguồn cung các loại rau ưa lạnh như cà chua, xà lách...
Đặc biệt, sau cơn bão số 2 tới nay, các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng mưa nhiều gây khó khăn cho làm đất, gieo trồng rau hè thu, một số lứa rau gieo trồng sau mưa bị hỏng; một số vùng bị ngập úng sau đó lại nắng nóng gay gắt làm rau bị chết úng hoặc chết héo; đặc biệt các loại rau cải ăn lá trồng không có mái che dễ bị hư hỏng, giập nát do mưa, gió... Về nhân lực tại các vùng rau, thời gian vừa qua bị thu hút tập trung vào thu hoạch lúa xuân, gieo cấy lúa mùa, nên ảnh hưởng đến gieo trồng, chăm sóc rau.
Hơn nữa việc tăng giá đột biến rau xanh do sự lợi dụng, “té nước theo mưa” của một bộ phận tư thương thu gom, bán buôn, bán lẻ rau xanh khi nguồn cung bị hạn chế. Nguồn rau nhập khẩu quý II năm nay giảm 10% so với quý I cũng góp phần giảm nguồn cung.
Ông Quảng dự báo giá rau xanh tăng cao sẽ kích thích người sản xuất. Hiện tại các vùng trồng rau tập trung đang đẩy mạnh gieo trồng, chăm sóc rau hè thu. Ngoài ra, có thể nguồn rau từ Lâm Đồng ra, từ Trung Quốc nhập về sẽ tăng nguồn cung cho thị trường Hà Nội. Vì vậy giá rau xanh sẽ hạ nhiệt và ổn định hơn.
So với cùng kỳ năm 2010 giá urê tăng từ 7.000đ/kg lên 10.500đ/kg, lân từ 3.000đ/kg lên 3.500đ/kg, kali tăng từ 9.000đ/kg lên 12.000đ/kg, DAP từ 11.000đ/kg lên 15.000đ/kg, giá một số giống rau và thuốc BVTV tăng từ 10-30%; nhân công lao động tăng lên 100.000đ/công… đã góp phần làm giá rau xanh tăng chóng mặt. (Nguồn: Cục Trồng trọt).
Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh gieo trồng rau vụ hè thu, bổ sung các giải pháp đảm bảo chủ động tưới tiêu cho các vùng trồng rau tập trung, quy mô hàng hóa lớn; đa dạng hóa các chủng loại rau cung cấp cho thị trường. UBND các tỉnh có chính sách hỗ trợ nông dân vùng trồng rau tập trung bị thiệt hại nặng trong cơn bão số 2 và các đợt mưa lớn vừa qua, bao gồm cả việc đề xuất hỗ trợ giống dự phòng Trung ương.
Để sản xuất rau phát triển ổn định và khắc phục tình trạng tăng giá rau đột biến, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương tiến hành quy hoạch vùng trồng rau tập trung, ổn định, đảm bảo đủ sản lượng rau cung cấp cho thị trường; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng rau để tăng diện tích. Đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ  tầng các vùng sản xuất rau tập trung, chủ động tưới tiêu. Đẩy mạnh áp dụng VietGAP trong sản xuất rau an toàn, ưu tiên ở các vùng sản xuất rau tập trung, cung cấp nguồn hàng hóa chủ lực cho thị  trường. Liên kết ổn định giữa DN chế biến, tiêu thụ với các HTX, nông dân. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ bán rau có nguồn gốc và chứng nhận ATVSTP…
Tuy nhiên tránh thái cực ngược lại, không nên thấy giá rau tăng cao mà ồ ạt trồng. Bởi rau là cây ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch nên cung cầu có thể nhanh chóng cân bằng.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Đặc biệt tại các chợ nội thành Hà Nội giá rau tăng đột biến như rau cải ăn lá từ 10.000- 12.000đ/kg lên 15.000- 20.000đ/kg, dưa chuột bao tử từ 3.500đ/kg lên 8.500đ/kg, cà chua từ 6.000đ/kg lên 12.000-15.000đ/kg, rau muống từ 2.000đ/mớ lên 4.000- 5.000đ/mớ; giá rau thu mua tại ruộng cũng tăng như bí xanh tăng 2.000đ/kg, cà pháo tăng 10.000đ/kg...
Trao đổi với NNVN, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, tổng diện tích trồng rau vụ hè thu ở miền Bắc tương đương cùng kỳ năm trước, song có tỉnh tăng diện tích, có tỉnh lại giảm. Cụ thể Hải Phòng 3.300ha (102,9%), Hưng Yên 2.662ha (145%), Hà Nam 1.150ha (106,9%), Hà Nội 4.525ha (86,8%), Thái Bình 4.400ha (84,5%)...
Theo ông Quảng, giá rau xanh tăng đột biến do nguồn cung bị giảm sút, giáp vụ rau và mưa bão. Hiện tại đang là vụ rau hè thu, vụ có diện tích rau thấp nhất trong năm; thời tiết không thuận lợi, nhất là với nhóm rau ăn lá, rau ưa lạnh; sâu bệnh dễ phát sinh. Vụ này rau chủ yếu được trồng ở các vùng chuyên canh rau; một phần diện tích rau vụ đông xuân đã thu hoạch chuyển sang cấy lúa, hoặc trồng dưa... Chủng loại rau vụ hè thu không đa dạng và luôn là thời điểm khan hiếm nguồn cung các loại rau ưa lạnh như cà chua, xà lách...
Đặc biệt, sau cơn bão số 2 tới nay, các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng mưa nhiều gây khó khăn cho làm đất, gieo trồng rau hè thu, một số lứa rau gieo trồng sau mưa bị hỏng; một số vùng bị ngập úng sau đó lại nắng nóng gay gắt làm rau bị chết úng hoặc chết héo; đặc biệt các loại rau cải ăn lá trồng không có mái che dễ bị hư hỏng, giập nát do mưa, gió... Về nhân lực tại các vùng rau, thời gian vừa qua bị thu hút tập trung vào thu hoạch lúa xuân, gieo cấy lúa mùa, nên ảnh hưởng đến gieo trồng, chăm sóc rau.
Hơn nữa việc tăng giá đột biến rau xanh do sự lợi dụng, “té nước theo mưa” của một bộ phận tư thương thu gom, bán buôn, bán lẻ rau xanh khi nguồn cung bị hạn chế. Nguồn rau nhập khẩu quý II năm nay giảm 10% so với quý I cũng góp phần giảm nguồn cung.
Ông Quảng dự báo giá rau xanh tăng cao sẽ kích thích người sản xuất. Hiện tại các vùng trồng rau tập trung đang đẩy mạnh gieo trồng, chăm sóc rau hè thu. Ngoài ra, có thể nguồn rau từ Lâm Đồng ra, từ Trung Quốc nhập về sẽ tăng nguồn cung cho thị trường Hà Nội. Vì vậy giá rau xanh sẽ hạ nhiệt và ổn định hơn.
So với cùng kỳ năm 2010 giá urê tăng từ 7.000đ/kg lên 10.500đ/kg, lân từ 3.000đ/kg lên 3.500đ/kg, kali tăng từ 9.000đ/kg lên 12.000đ/kg, DAP từ 11.000đ/kg lên 15.000đ/kg, giá một số giống rau và thuốc BVTV tăng từ 10-30%; nhân công lao động tăng lên 100.000đ/công… đã góp phần làm giá rau xanh tăng chóng mặt. (Nguồn: Cục Trồng trọt).
Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh gieo trồng rau vụ hè thu, bổ sung các giải pháp đảm bảo chủ động tưới tiêu cho các vùng trồng rau tập trung, quy mô hàng hóa lớn; đa dạng hóa các chủng loại rau cung cấp cho thị trường. UBND các tỉnh có chính sách hỗ trợ nông dân vùng trồng rau tập trung bị thiệt hại nặng trong cơn bão số 2 và các đợt mưa lớn vừa qua, bao gồm cả việc đề xuất hỗ trợ giống dự phòng Trung ương.
Để sản xuất rau phát triển ổn định và khắc phục tình trạng tăng giá rau đột biến, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương tiến hành quy hoạch vùng trồng rau tập trung, ổn định, đảm bảo đủ sản lượng rau cung cấp cho thị trường; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng rau để tăng diện tích. Đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ  tầng các vùng sản xuất rau tập trung, chủ động tưới tiêu. Đẩy mạnh áp dụng VietGAP trong sản xuất rau an toàn, ưu tiên ở các vùng sản xuất rau tập trung, cung cấp nguồn hàng hóa chủ lực cho thị  trường. Liên kết ổn định giữa DN chế biến, tiêu thụ với các HTX, nông dân. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ bán rau có nguồn gốc và chứng nhận ATVSTP…
Tuy nhiên tránh thái cực ngược lại, không nên thấy giá rau tăng cao mà ồ ạt trồng. Bởi rau là cây ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch nên cung cầu có thể nhanh chóng cân bằng.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: