Địa lan tiền triệu 'xuất xưởng' về xuôi

  • Thread starter ThanhNM
  • Ngày gửi
Địa lan tiền triệu 'xuất xưởng' về xuôi
Những ngày này, người trồng địa lan Đà Lạt đang hối hả với những đơn đặt hàng vận chuyển đi khắp các tỉnh thành để phục vụ thị trường Tết Ất Mùi sắp tới.
lan-1-1422976446_660x0.jpg

Hai tuần trước Tết, thương lái đã bắt đầu đến xem và vận chuyển địa lan về các tỉnh miền xuôi, bán tại các chợ hoa. Theo ông Đoàn Văn Quỳnh, chủ vựa hoa địa lan Anh Quỳnh trên đường Vạn Kiếp (TP Đà Lạt), hoa địa lan phục vụ thị trường Tết năm nay có giá cao nhất vào khoảng 1,5 triệu đồng một cành.


lan-2-1422976452_660x0.jpg

Theo nhiều người trồng địa lan, so với năm trước, giá hoa năm nay chỉ tăng nhẹ, có một số loại không tăng mà có xu hướng giảm.


lan-3-1422976456_660x0.jpg

Khảo sát thị trường địa lan Đà Lạt những ngày qua, đắt nhất vẫn là địa lan New Zealand có giá 1,5 triệu đồng một cành, rẻ nhất là địa lan xanh thơm, xanh nữ hoàng và tím hột, giá từ 300.000 đồng mỗi cành.


lan-4-1422976459_660x0.jpg

Ông Nguyễn Văn Thành, chủ một nông trại địa lan rộng gần 3ha tại phường 7, TP Đà Lạt cho biết: "Do địa lan trong vườn của tôi bung nở từ hồi tháng 10 (âm lịch) nên Tết năm nay chất lượng hoa Tết bán ra của gia đình không như mong muốn".


lan-5-1422976462_660x0.jpg

Nhận định của nhiều người sành chơi địa lan, loại hoa này năm nay không đẹp như năm trước. Nguyên nhân là do năm nhuận, thời tiết Đà Lạt lại nóng nên hoa nở quá sớm.


lan-6-1422976464_660x0.jpg

Trên một số tuyến đường TP Đà Lạt, nhiều cửa hàng địa lan bày bán sớm hơn cả so với các loại hoa "miền xuôi" chưa kịp đưa lên, do năm nay một lượng lớn đã bung hoa sớm.


lan-7-1422976467_660x0.jpg

Địa lan được chuyển lên xe phân phối đi khắp nơi để bán Tết. Giá của chậu địa lan này theo một thương lái là 4 triệu đồng. So với các loài hoa khác, trồng địa lan rất tốn kém, phải trồng trong nhà kính và có thêm lưới để giữ mát. Hiện chi phí đầu tư 1.000m2 địa lan cho đến lúc được thu hoạch trong vòng 5 năm lên tới 600 triệu đồng


Ngọc Hà

11




Ý kiến của bạn
 
Trồng trong nhà kính thì nóng chứ làm sao mát?
Kiến thức nông nghiệp như thế thì chết chẳng lạ.
Nếu trồng ngoài trời không chết oan uổng như thế.

Tôi mà biết vậy, thì trồng lan trên Cao Bằng,
Lạng Sơn, Yên Bái, Lai Châu, rồi chở vào Sài Gòn
mà bán. Trên đó khỏi phải nhà kính chi hết. Chỉ
việc thí nghiệm 1 năm trồng để biết khí hậu và
thời gian trổ bông thôi. Dù sao, người có ý tưởng
và dám làm cũng không nhiều. Trời cho ai có chí
thì mới được hưởng phúc. Đi trước về sau là thế.
 
Thực ra người viết không biết phân biệt giữa nhà lưới với nhà kính. Không ai trồng hoa lan trong nhà kính cả. Với lại Đà Lạt quanh năm mát mẻ, nếu có phải làm mát thì cũng không đến nỗi quá khó khăn và tốn kém. Như trên hình đã có lưới cắt nắng, nếu phải làm mát thì chỉ cần hệ thống phun sương và quạt.
 
Thực ra người viết không biết phân biệt giữa nhà lưới với nhà kính. Không ai trồng hoa lan trong nhà kính cả. Với lại Đà Lạt quanh năm mát mẻ, nếu có phải làm mát thì cũng không đến nỗi quá khó khăn và tốn kém. Như trên hình đã có lưới cắt nắng, nếu phải làm mát thì chỉ cần hệ thống phun sương và quạt.
Trong hình không phải loại lưới cắt năng chuyên dùng trong nhà màng đâu bác. Với lại ở Việt nam mình không thể sử dụng nhà kính được chỉ có thể sử dụng màng thôi các bác.

Nhà màng thực sự không nóng như các bác nghĩ đâu.

Ví dụ: Nước israel sử dụng nhà màng để trồng cây trong vùng sa mạc đấy!!
 
Last edited by a moderator:
Trong hình không phải loại lưới cắt năng chuyên dùng trong nhà màng đâu bác. Với lại ở Việt nam mình không thể sử dụng nhà kính được chỉ có thể sử dụng màng thôi các bác.

Nhà màng thực sự không nóng như các bác nghĩ đâu.

Ví dụ: Nước israel sử dụng nhà màng để trồng cây trong vùng sa mạc đấy!!
Nhà màng tức là nhà lưới phải ko bác? Nhà lưới mà nắng quá thì vẫn phải dùng lưới cắt nắng. Lan ko ưa nắng nên ko thể ko dùng được. Còn nhà kính thì mùa đông miền bắc vẫn phải dùng. Israel nó mùa đông lạnh nên dùng nhà kính cho một số cây như nho, dưa...
 
Nhà màng tức là nhà lưới phải ko bác? Nhà lưới mà nắng quá thì vẫn phải dùng lưới cắt nắng. Lan ko ưa nắng nên ko thể ko dùng được. Còn nhà kính thì mùa đông miền bắc vẫn phải dùng. Israel nó mùa đông lạnh nên dùng nhà kính cho một số cây như nho, dưa...

Bạn đọc bên dưới để hiểu rõ hơn về công dụng của nhà kính nha.
Uhm, Tùy thuộc vào từng loại cây mà trong nhà màng của mình cần phải có các thiết bị để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển cây.


NHÀ KÍNH CÔNG DỤNG VỚI CÂY TRỒNG


Nhà kính (Green house) là nhà được bao quanh bới các tấm kính hay các loại vật liệu trong suốt như nilon, tấm nhựa trong PE … dùng để trồng hoặc tạo giống các loại cây xanh như hoa, rau …



Nhà kính tạo ra môi trường thuận lợi cho cây xanh, khác hẳn với môi trường khắc nghiệt bên ngoài, tuy nhiên không tách khỏi sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài:

1)Bức xạ mắt trời sưởi ấm các bề mặt và không khí bên trong nhà kính,

2) Không khí lưu chuyển từ trong ra và từ ngoài vào qua các chỗ hở và cửa thông gió,

3) Gió lấy bớt nhiệt từ nhà kính,

4) Ánh sáng trong nhà kính bị giảm bớt do vật liệu không trong suốt hoàn toàn.

Người trồng trọt trong nhà kính cần phải theo dõi khí hậu hằng ngày và theo mùa nhằm có đáp ứng thích hợp.


Do bản chất, cấu trúc nhà kính ảnh hưởng tới môi trường bên trong. Các vật liệu cấu tạo nên căn nhà có tác động đến nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời, độ ẩm tương đối và thành phần không khí. Một cách gián tiếp, cấu trúc nhà kính ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ ẩm của đất. Do đó phải nắm vững các tác động của cấu trúc nhà kính lên môi trường và phương thức sử dụng các thiết bị điều khiển môi trường nhà kính để điều hòa môi trường.

Một trong những mục đích chính của nhà kính là nhằm kiểm soát nhiệt độ. Phần lớn các giống được trồng trong nhà kính là các giống cây nhiệt đới hay á nhiệt đới, hoặc các giống chỉ trồng được trong một khoảng thời gian nào đó trong năm. Nhà kính được dùng để duy trì nhiệt độ ban đêm tối ưu. Điều này thường được thực hiện với một hệ thống sưởi. Vào ban ngày, bản thân cấu trúc nhà kính có thể thực sự tác động tới việc kiểm soát nhiệt bởi đặctính bẫy nhiệt của nó. Do đó cần phải có một số biện pháp làm mát.

Nhiệt độ là một đơn vị đo lường năng lượng. Sự cân bằng năng lượng, hay là sự di chuyển của năng lượng từ ngoài vào, trong phạm vinhà kính và từ trong ra xảy ra theo nhiều cách:

- Dẫn nhiệt: Sự khuyếch tán nhiệt lượng qua một vật dẫn liên tục, mức độ của nó tùy thuộc vào thuộc tính của vật dẫn. Nhiệt lượng luôn truyền từ vùng có nhiệt độ cao tới vùng có nhiệt độ thấp hơn.

- Đối lưu: Sự khuyếch tán năng lượng nhiệt giữa hai vật liệu khác nhau, thường là giữa khí và chất lỏng, khí và chất rắn, chất lỏng và chất rắn. Năng lượng nhiệt luôn truyền từ chỗ nhiệt độ cao đến chỗ nhiệt độ thấp.

- Bức xạ: Sự truyền bức xạ nhiệt xảy ra khi năng lượng điện từ rời một vật thể và được tiếp nhận, hấp thu bởi một vật thể khác. Phương thức này khác hẳn với dẫn nhiệt và đối lưu. Mọi vật đều phát ra bức xạ, vật nóng hơn bức xạ nhiều hơn. Bức xạ truyền nhiệt luôn là các bức xạ trong dải hồng ngoại.

- Sự giảm nhiệt do bức xạ: Trong các đêm trời trong vàrét, cây cối và các vật trong nhà kính sẽ bị thất thoát nhiệt ra bên ngoài do bức xạ. Vì các vật trong nhà kính thường ấm hơn bên ngoài nên chúng bị mất nhiệt qua lớp vách nhà kính vào bầu trời trong. Dưới điều kiện này, nhiệt độ vòm lácó thể thấp hơn không khí chung quanh 5°F. Sự giảm nhiệt do bức xạ ít xảy ratrong các đêm mây mù.

- Sự ngưng tụ: Khi vòm lá của các cây trong nhà kính lạnh hơn không khí chung quanh, độ ẩm không khí có thể ngưng tụ trên mặt lá. Điều này thường xuyên xảy ra trong mùa Xuân và mùa Thu khi mà ban ngày trời sáng và ấm trong khi ban đêm trời trong và rét. Sự ẩm ướt trên bề mặt lá tạo ra môi trường lý tưởng cho nhiều loại bào tử nấm bệnh phát triển, thường là mốc, phấn trắng…

Nhà kính nóng lên vào ban ngày do hai nguyên nhân:

1) Hiệu ứng nhà kính,

2) Không gian kín của nhà kính.



Mức độ nóng lên của nhà kính phụ thuộc lượng bức xạ đi vào nhà kính, vào những gì xảy đến cho năng lượng đó và lượng năng lượng được giữ lại.



Hiệu ứng nhà kính

Khi năng lượng bức xạ chạm vào một vật, một trong 3 trường hợp có thể xảy ra:

1) Ánh sáng bị phản chiếu,

2) Ánh sáng bị hấp thu, hay

3) Ánh sáng được dẫn truyền đi nơi khác.



Khi năng lượng bức xạ mặt trời đi vào nhà kính, một phần bị phản chiếu bởi các bề mặt và đi ra ngoài nhà kính, một phần bị hấp thu bởi cây, đất, vật dụng trong nhà… và biến thành ẩn nhiệt, phần còn lại được hấp thu và tái bức xạ dưới bước sóng dài.

Phần lớn ánh nắng đi vào nhà kính là bức xạ sóng ngắn.

Khi vật chất hấp thu bức xạ, một phần năng lượng biến sang dạng nhiệt, phần còn lại được tái bức xạ với bước sóng dài hơn, phần lớn là tia hồng ngoại.

Nước trong nhà kính hấp thu tia hồng ngoại và chuyển phần lớn chúng thành ẩn nhiệt.

Thêm vào đó, kính và các vật liệu lợp nhà kính trong suốt với bức xạ sóng ngắn nhưng lại cản bức xạ sóng dài.

Do đó một phần lớn năng lượng mặt trời bị bẫy lại trong nhà kính dưới dạng nhiệt.



Các quá trình sinh lý của thực vật

Mộtsố tác động sinh lý của nhiệt liên quan đến sản xuất trong nhà kính:

– Tác động tới mức độ quang hợp (dark reactions)

– Tác động tới mức độ hô hấp.

– Tác động tới sự tổng hợp và phân hủy vật chất (traođổi chất)

– Tác động tới mức độ thoát hơi nước của cây.

– Tác động tới thời gian trưởng thành của cây

– Tác động tới sự hình thành và phát triển của hoa trong một số giống cây

– Tác động tới tính chất sau thu hoạch của hoa

– Nhiệt độ đất tác động tới sự hấp thu nước và dưỡng chất

– Tác động tới sự nẩy mầm



Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là một nhân tố để tăng mức tăng trưởng, năng suất và chất lượng cây trồng. Nhiệt độ tác động tớimức độ quang hợp hay là sự sản sinh ra các hợp chất năng lượng cao. Một phần vật liệu này được dùng bởi quá trình hô hấp nhằm cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp của cây, phần còn lại dùng vào việc sản xuất các thành phần tế bào. Thực vật chì phát triển khi sự cung cấp thức ân vượt quá nhu cầu của quá trình hô hấp.

Mức độ quang hợp và hô hấp quyết định bởi nhiều nhân tố như ánh sáng, nhiệt độ, carbone dioxide, độ ẩm tương đối…Do đó, nhiệt độ không thể được xem xét riêng rẽ và khó có thể xác định nhiệt độ tối ưu cho mỗi giống cây.

Sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây được giải thích qua nguyên lý nhân tố giới hạn do Blackman phát biểu: “Mức độ của một quá trình chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố sẽ bị giới hạn bởit ốc độ của nhân tố tác động chậm nhất”.

Trong nhà kính, một mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm nhất định được duy trì cho mỗi giống hoa nhằm đạt tới mức tăng trưởng và chất lượng sản phẩm có lợi nhất. Nhiệt độ ban đêm được yêu cầu duy trì nghiêm ngặt bởi vì cây tăng trưởng về đêm nhiều hơn ban ngày.



Cây có thể tăng trưởng trong một dải nhiệt độ rộng.Dải này được xác định tại ba mức căn bản:

1) Nhiệt độ tối thiểu, dưới mức này cây ngừng tăng trưởng,

2) Nhiệt độ tối ưu, ở nhiệt độ này cây đạt mức độ tăng trưởng tối đa, và

3) Nhiệt độ tối đa, trên mức này cây ngừng tăng trưởng.



Mứcđộ tăng trưởng tăng dần theo nhiệt độ từ nhiệt độ tối thiểu cho tới khi đạt mức tối ưu, sau đó giảm dần tới khi nhiệt độ dần tăng tới mức tối đa. Nhiệt độ tối thiểu, tối ưu và tối đa thay đổi tuỳ theo từng giống cây.

Phần lớn các giống cây không phản ứng như nhau ở các thời kỳ phát triển khác nhau. Thông thường, sự nảy mầm và giai đoạn đầu của sự tăng trưởng mầm xảy ra nhanh nhất trong nhiệt độ ấm. Cùng nhiệt độ cao này có thể lại có hại cho cây ở giai đoạn trưởng trành. Các cáy con có diện tích lá (mô quang hợp) lớn hơn diện tích cánh và gốc (mô hô hấp). Diện tích quang hợp tương đối lớn và nhiệt độ ấm tạo thuận lợi cho việc sản xuất carbohydrate và tăng trưởng. Tuy nhiên, khi cây lớn lên, diện tích cành và gốc tăng lên (mô hôhấp) so với diện tích lá do đó nhiệt độ thấp hơn sẽ thuận lợi hơn cho tăng trưởng vì giảm được sự hô hấp. Trong giai đoạn phát triển lá, nhiệt độ tối ưucho cây thường cao hơn trong giai đoạn sinh sản (ra hoa, kết quả).



Một cách tổng quát, các giống thực vật nhà kính được trồng với nhiệt độ ban ngày cao hơn ban đêm 3-6° C trong những ngày mây mù vàcao hơn 8.5° C trong những ngày quang đãng. Do đó, nhiệt độ ban ngày tối ưu cho sự tăng trưởng thường giảm khi năng lượng bức xạ mặt trời giảm. Cần nhớ điều này khi chuyển mùa. Nhiệt độ ban đêm có thể khoảng 10-21° C. Với các giống trồng mùa ấm, 15.5-18.5° C là khởi điểm tốt, với các giống trồng mùa lạnh là 10-13°C. Cây trồng thường phát triển tốt hơn nếu nhiệt độ ban ngày ấm hơn ban đêm (trừ vài giống như Violet châu Phi). Chu kỳ nhiệt độ hàng ngày được gọi là Thermoperiodicity. Mức nhiệt độ chính xác thay đổi theo cường độ ánh sáng và tuổi cây.

Nhiệt độ là một công cụ hữu ích cho việc điều hòa thời gian trồng trọt. Nhiều giống hoa bán chạy vào các dịp lễ như Giáng Sinh,Valentine, Tết, Phục Sinh, Mother’s day… và nếu bỏ lỡ các dịp này, giá bán sẽ giảm gây thiệt hại kinh tế. Cây có thể được thúc tăng trưởng nhanh hay kìm lại cho hợp thời điểm kinh tế nhất. Tuy nhiên cần nhớ là sự thay đổi nhiệt độ quá mức ảnh hưởng ngược tới chất lượng cây trồng.



DIF

Trong suốt 40-50 năm qua, chiều cao cây trồng được kiểm soát bằng các chất hoá học. Sự quan tâm về môi trường và sức khỏe con người ngày nay dẫn tới các nỗ lực thay đổi phương thức kiểm soát chiều cao cây trồng khác. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một mối quan hệ thực tế giữac hiều cao cây và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Quan hệ này được biểu diễn theo hiệu số nhiệt độ giữa ngày và đêm viết tắt là DIF:



DIF = nhiệt độ ban ngày (TN)- nhiệt độ ban đêm (TĐ)

Thídụ:

TN= 21° C, TĐ =15.5° C, DIF = 5.5

TN= 18.5° C, TĐ =18.5° C, DIF = 0

TN= 15.5° C, TĐ =21° C, DIF = -5.5

Nguyên tắc của DIF có thể áp dụng trong nhà kính để kiểm soát chiều cao cây trồng và giảm sử dụng các chất kích thích hóa học.

– Tác dụng chính của DIF là tác động vào sự phát triển lóng.

– Chiều cao cây có thể được giảm thiểu bằng cách giảm nhiệt độ ban ngày hoặc tăng nhiệt độ ban đêm hay cả hai để đạt tới chênh lệch nhiệt độ ngày đêm nhỏ hay bằng zero. Ngược lại, để tăng chiều cao cây, người ta tăng nhiệt độ ban ngày hay giảm nhiệt độ ban đêm.

– Tầm quan trọng của phản ứng đối với DIF thay đổi theo giá trị của DIF. Sự kéo dài lóng khi DIF tăng lên lớn hơn sự giảm chiều dài lóng khi DIF giảm xuống.

– Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quyết định chiều dài lóng bất chấp nhiệt độ tuyệt đối.

– DIF có tác dụng lớn nhất vào thời kỳ phát triển nhanh nhất của cây. DIF được đáp ứng rất nhanh, trong vòng 24 tới 48 giờ.

– DIF cực âm có thể khiến cho lá ngả vàng,Nếu áp dụng DIF âm một khoảng thời gian ngắn rồi trở lại DIF dương, màu xanh lá sẽ trở lại, tuy nhiên, với các cây non và áp dụng thời gian dài thì lá có thể vẫn bị vàng.

– DIF anh hưởng tới chiều dài lóng, chiều cao cây, hướng của lá và mầm, diệp lục, phân nhánh, sự phát triển cuống lá và cuống hoa.



Hạ nhiệt độ

Trong khoảng thời gian ấm áp của năm, khó có thể giảm nhiệt độ ngày xuống gần bằng nhệt độ ban đêm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một sự giảm nhiệt hay tăng nhiệt kéo dài 2-3 giờ vào lúc bắt đầu hay kết thúc chu kỳ chiếu sáng có tác động mạnh tới sự phát triển lóng. Trong nhà kính, sự hạ nhiệt thực hiện bằng cách bật quạt thông gió hay mở cửa thông gió 20-30 phút trước khi mặt trời mọc, sau đó trở lại chế độ thông gió bình thường hai ba giờ sau. Sự nhạy cảm ở một vài thời điểm trong chu kỳ chiếu sáng có lẽ liên quan đến nhịp sinh học nội sinh của cây.




Sự trổ hoa và phát triển hoa

Nhiều giống hoa yêu cầu một chế độ nhiệt đặc biệt trong thời kỳ trổ hoa và phát triển hoa. Yêu cầu nhiệt độ cho trổ hoa có hai loại:

- Yêu cầu định tính: cây sẽ không trổ hoa trừ khi nó được cung cấp một nhiệt độ nhất định trong một khoảng thời gian tối thiểu nào đó.

- Yêu cầu định lượng: sự trổ hoa có thể điều khiển được bằng cách thay đổi chế độ nhiệt, như thời điểm trổ hoa, vị trí trổ hoa…



Tác động của nhiệt có thể trực tiếp hay gián tiếp, nghĩa là sự cảm ứng xảy ra ngay khi hay sau khi xử lý nhiệt độ. Tác dụng cảm ứng của nhiệt độ thấp trên sự trổ hoa gọi là sự xuân hóa. Các mô phân sinh đỉnh là nơi cảm nhận nhiệt cho sự trổ hoa. Cây phải đạt tới một giai đoạn phát triển nhất định trước khi các mô phân sinh trở nên nhạy cảm với nhiệt độ.



Phân loại các giống hoa dựa trên nhiệt độ:

- Biennial: Cây phát triển trong mùa đầu tiên, trổ hoa trong mủa đông và nở trong mùa thứ hai (Chu kỳlà 2 vụ), như Foxglove. Giai đoạn lạnh cần thiết để trổ hoa và chuẩn bị cuống hoa.

- Cây chịu lạnh: Chỉ trổ hoa khi nhiệt độ xuống thấp hơn một mức nào đó trong một khoảng thời gian đủ dài: Cineraria, Calceolaria,Hydrangea, và nhiều loại lan Cymbidium.

- Cây chịu nóng: Chỉ trổ hoa khi nhiệt độ lên cao hơnmột mức nào đó trong một khoảng thời gian đủ dài: Azalea, Clarkia, và Larkspur
 
Back
Top