Các bác đọc tham khảo thêm
1. Bệnh tai xanh do virut gây ra thường xuyên bị bội nhiễm bởi một trong các sinh vật gây bệnh khác như :
- Dịch tả lợn ,Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Suyễn, Viêm phổi, màng phổi do Actinobacillus,Viêm phổi,màng phổi và khớp do Streptococcus - liên cầu lợn ,.....
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng các biểu hiện bệnh tai xanh rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào bệnh bội nhiễm để có thêm những nét đặcthù .
Các triệu chứng chủ yếu của bệnh tai xanh gồm :
· Sốt cao,phát ban đỏ, tím tai, tím mõm, xuất huyết lấm tấm ngoài da hoặc lở loét da, mắt thâm quầng, sưng húp ,..
· Nằm bẹp, thở dốc (viêm phổi nặng ).
· Sưng hòn cà ở lợn đực, sảy thai ở lợn nái .
· Tiêu chảy 100% ở lợn con theo mẹ, 50/50 táo ở lợn lớn .
· Ngoài các triệu chứng trên ta thường thấy thêm các biểu hiện của bệnh ghép như sau :
- Táo bón có màng nhầy, sốt li bì, tìm chỗ tối nằm nghiến răng, mắt có nhiều dử mầu nâu phải nghĩ đến ghép dịch tả lợn .
- Lở loét hoại tử tai, xuất huyết nặng ngoài da, đi ngoài phân màu vàng thối khắm thì phải nghĩ đến ghép với phó thương hàn .
- Đau bụng, cong lưng, tiêu chảy phân trắng phải nghĩ đến ghép với phân trắng lợn con .
- Phân táo, nước tiểu màu nâu ( giống nước vối), mắt có dử nâu, niêm mạc nhợt nhạt thì phải nghĩ đến ghép với bệnh xoắn khuẩn .
- Thở khó, thở thể bụng kèm theo ho khan hoặc ướt, có hoặc không kèm với bọt mũi thì phải nghĩ đến ghép với bệnh suyễn .
- Ho ướt kèm theo mủ hoặc máu cam thì phải nghĩ ghép với bệnh viêm dính màng phổi do Actinobacillus .
- Ho khan hoặc ướt có thể có bọt dãi, kèm theo viêm khớp, lợn chết đột tử thì phải nghĩ đến ghép với liên cầu lợn.
2. Thiệt hại về kinh tế .
- Vi rut gây bệnh tai xanh chỉ gây chết 10-12% ,nhưng trong thực tế bệnh có tỷ lệ chết rất cao tới 90-95% . Điều đó có nghĩa là các bệnh ghép là nguyên nhân chính gây tỷ lệ tử vong rất cao khi lợn bị bệnh tai xanh .
Vì vậy việc điều trị bệnh tai xanh phải tập trung nâng cao sức đề kháng, giảm sốt,tiêu diệt các nguyên nhân gây bệnh thứ phát .
3. Các tình huống điều trị
3.1 Đối với lợn vỗ béo, lợn thịt, nái không chửa, lợn đực giống
- Phải tiến hành đồng thời 3 bước :
Bước 1 : Cho uống đủ nước.Trong 1lit nước uống cần pha : T.Cúm gia súc 5g , Điện giải 1g ,Super-Vitamin 2g
( hoặc Doxyvit Thái ). Cho lợn ốm uống tự do, trường hợp lợn nằm bẹp sốt cao không dậy uống đựoc thì phải bơm trực tiếp vào miệng cho lợn nước thuốc nêu trên với liều lượng : 1.5 -2 ml/1kgP/lần / 4-5 lần/ngày, liên tục 5-6 ngày cho đến khi lợn tự uống được là khỏi .
Bứơc 2 : Tiêm bắp an thần hạ sốt và trợ lực
- Analgin + Vit C (AnalginC) 1ml /10kgP/lần/ngày .Nếu lợn sốt cao thì tiêm 2 lần /ngày, tiêm liên tục 5-6 ngày .
- A.D3.E : 1ml /10kgP/lần/ngày, liên tục 3-4 ngày.
Bước 3 : Tiêm bắp kháng sinh đặc hiệu
Ngày 1 : Sáng tiêm Macavet 1ml /10kgP/lần ,chiều tiêm VidanT 1ml /10kgP/lần .
Ngày 2 :
- Nếu lợn bị viêm phổi kèm theo bọt dãi hoặc mũi thì sáng và chiều tiêm Tialin Thái 1ml /10kgP/lần .
- Nếu viêm phổi kèm theo chảy mủ hoặc máu cam thì tiêm sáng và chiều tiêm VidanT 1ml /10kgP
hoặc Linco-gen.LA 1ml /10kgP, hoặc Ceftiofur : 1g /200kgP
- Nếu viêm phổi kèm theo viêm khớp thì sáng và chiều tiêm Spyracin .Thái 1ml/10kgP .
Ngày 3 : Sáng tiêm Macavet 1ml/15kgP ,chiều tiêm VidanT 1ml/10kgP .
Ngày 4 : thực hiện giống như ngày thứ 2 .
Ngày 5 : Tiêm 1mũi duy nhất Macavet : 1ml/15kgP .
3.2. Đối với lợn con theo mẹ :
Bước 1 : Sau khi sinh phải bấm răng, cho bú sữa đầu ngay, sau đó tiêm sắt và A.D3.E . Nếu lợn mẹ bị bệnh thì phải tách mẹ và tiến hành nuôi bộ .
- Giữ ấm khô ráo và tránh gió cho lợn con .
- Cho đàn lợn con bú hỗn dịch sữa như sau : 2 thìa canh đầy sữa trẻ em sơ sinh , 3g điện giải , 3g T.cúm gia súc , 6ml T.Tere ,..Tất cả pha vào 600ml nước sôi để nguội cho 1 đàn lợn 10 con từ 1-3 kg /con ,cho bú 1 lần x 4-5 lần/ngày x 5-7 ngày liên tục và tập ăn sớm cho lợn con.
Bước 2 : An thần hạ sốt và trợ lực dùng : Vinathazin, nếu không có Vinathazin thì dung Acepromazin .
Bước 3 : tiêm bắp VidanT : 0.3ml / 1lợn 1-3kgP/con ; 0.5ml/ 1lợn 3-5kgP/con ;
1ml cho lợn từ 5-8kgP/con/lần /2 lần /ngày
3.3 . Đối với lợn nái đang chửa .
- Thay Analgin + VitC bằng Vinathazin hoặc Acepromazin.
- Không dùng các thuốc có chứa Tylosin, Tiamulin, Colistin .
- Không được can thiệp thúc đẻ khi thấy lợn chậm đẻ 5-10ngày .Chỉ đựơc can thiệp khi có các triệu chứng đẻ và đã đẻ đựơc con đầu bằng cách tiêm Oxytocin 40-60 UI/ nái /lần, và cứ đẻ được vài ba con thì tiêm lại một lần .Trường hợp nếu có trình độ chuyên môn tốt và lợn nái có giá trị kinh tế cao thì nên mổ đẻ để cứu cả mẹ lẫn con .
- Sau khi đẻ phải dùng T.Metrion để thụt rửa phòng ngừa viêm tử cung : 100ml /lần/nái, thụt 2 -3 lần cách nhau 12giờ .
Cách làm : Lấy ống dẫn tinh đưa vào tận dạ con rồi dung xilanh lớn đã chứa sẵn 100ml T.Metrion nối vào ống dẫn tinh, ta bơm hết dung dịch đó vào dạ con rồi từ từ rút ông dẫn tinh ra. Dung dịch T.Metrion có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm tử cung và kích thích phát triển ngược lại của dạ con .
- Không cho nái nhảy đực hoặc phối giống sau khi khỏi bệnh 1-2 chu kỳ động dục, bởi vì vi rút gây bệnh tai xanh vẫn tồn tại trong cơ thể lợn mẹ sau khi khỏi bệnh 4,5 tháng là nguyên nhân tiếp tục gây sảy thai .
Chú ý :
1. Khi thấy phân bị táo bón có màng nhầy tốt nhất là nên huỷ (nếu đàn lợn trước đó chưa được tiêm phòng dịch tả lợn ) hoặc phải tiêm lại ngay vacxin dịch tả lợn trứơc khi tiến hành điều trị (nếu đàn lợn đã được tiêm phòng trước đó) .
2. Điều trị bệnh kế phát của tai xanh chỉ đạt kết quả khi làm đúng những điều nêu trên, đặc biệt phải cho uống đủ nước, tiến hành điều trị kịp thời khi bệnh mới nổ ra và thời gian điều trị không dưới 5 ngày, thậm chí phải kéo dài tới 6-7 ngày. Trong thực tế khi điều trị kịp thời ta thấy chỉ 2 -3 ngày sau là lợn ốm đã ăn trở lại bình thường, nhưng nếu chúng ta ngừng điều trị thì một tuần sau bệnh lại tái phát và khi đó điều trị rất khó khăn .
3. Sau 6-7 ngày bị bệnh lợn ốm được chữa khỏi, nhưng trên thân mình lợn vẫn còn nhiều đám da tím, đỏ,… Vì đây là hậu quả của quá trình xuất huyết và tụ huyết gây ra, chúng chỉ biến mất một cách từ từ theo thời gian từ 10-20 ngày.
1. Bệnh tai xanh do virut gây ra thường xuyên bị bội nhiễm bởi một trong các sinh vật gây bệnh khác như :
- Dịch tả lợn ,Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Suyễn, Viêm phổi, màng phổi do Actinobacillus,Viêm phổi,màng phổi và khớp do Streptococcus - liên cầu lợn ,.....
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng các biểu hiện bệnh tai xanh rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào bệnh bội nhiễm để có thêm những nét đặcthù .
Các triệu chứng chủ yếu của bệnh tai xanh gồm :
· Sốt cao,phát ban đỏ, tím tai, tím mõm, xuất huyết lấm tấm ngoài da hoặc lở loét da, mắt thâm quầng, sưng húp ,..
· Nằm bẹp, thở dốc (viêm phổi nặng ).
· Sưng hòn cà ở lợn đực, sảy thai ở lợn nái .
· Tiêu chảy 100% ở lợn con theo mẹ, 50/50 táo ở lợn lớn .
· Ngoài các triệu chứng trên ta thường thấy thêm các biểu hiện của bệnh ghép như sau :
- Táo bón có màng nhầy, sốt li bì, tìm chỗ tối nằm nghiến răng, mắt có nhiều dử mầu nâu phải nghĩ đến ghép dịch tả lợn .
- Lở loét hoại tử tai, xuất huyết nặng ngoài da, đi ngoài phân màu vàng thối khắm thì phải nghĩ đến ghép với phó thương hàn .
- Đau bụng, cong lưng, tiêu chảy phân trắng phải nghĩ đến ghép với phân trắng lợn con .
- Phân táo, nước tiểu màu nâu ( giống nước vối), mắt có dử nâu, niêm mạc nhợt nhạt thì phải nghĩ đến ghép với bệnh xoắn khuẩn .
- Thở khó, thở thể bụng kèm theo ho khan hoặc ướt, có hoặc không kèm với bọt mũi thì phải nghĩ đến ghép với bệnh suyễn .
- Ho ướt kèm theo mủ hoặc máu cam thì phải nghĩ ghép với bệnh viêm dính màng phổi do Actinobacillus .
- Ho khan hoặc ướt có thể có bọt dãi, kèm theo viêm khớp, lợn chết đột tử thì phải nghĩ đến ghép với liên cầu lợn.
2. Thiệt hại về kinh tế .
- Vi rut gây bệnh tai xanh chỉ gây chết 10-12% ,nhưng trong thực tế bệnh có tỷ lệ chết rất cao tới 90-95% . Điều đó có nghĩa là các bệnh ghép là nguyên nhân chính gây tỷ lệ tử vong rất cao khi lợn bị bệnh tai xanh .
Vì vậy việc điều trị bệnh tai xanh phải tập trung nâng cao sức đề kháng, giảm sốt,tiêu diệt các nguyên nhân gây bệnh thứ phát .
3. Các tình huống điều trị
3.1 Đối với lợn vỗ béo, lợn thịt, nái không chửa, lợn đực giống
- Phải tiến hành đồng thời 3 bước :
Bước 1 : Cho uống đủ nước.Trong 1lit nước uống cần pha : T.Cúm gia súc 5g , Điện giải 1g ,Super-Vitamin 2g
( hoặc Doxyvit Thái ). Cho lợn ốm uống tự do, trường hợp lợn nằm bẹp sốt cao không dậy uống đựoc thì phải bơm trực tiếp vào miệng cho lợn nước thuốc nêu trên với liều lượng : 1.5 -2 ml/1kgP/lần / 4-5 lần/ngày, liên tục 5-6 ngày cho đến khi lợn tự uống được là khỏi .
Bứơc 2 : Tiêm bắp an thần hạ sốt và trợ lực
- Analgin + Vit C (AnalginC) 1ml /10kgP/lần/ngày .Nếu lợn sốt cao thì tiêm 2 lần /ngày, tiêm liên tục 5-6 ngày .
- A.D3.E : 1ml /10kgP/lần/ngày, liên tục 3-4 ngày.
Bước 3 : Tiêm bắp kháng sinh đặc hiệu
Ngày 1 : Sáng tiêm Macavet 1ml /10kgP/lần ,chiều tiêm VidanT 1ml /10kgP/lần .
Ngày 2 :
- Nếu lợn bị viêm phổi kèm theo bọt dãi hoặc mũi thì sáng và chiều tiêm Tialin Thái 1ml /10kgP/lần .
- Nếu viêm phổi kèm theo chảy mủ hoặc máu cam thì tiêm sáng và chiều tiêm VidanT 1ml /10kgP
hoặc Linco-gen.LA 1ml /10kgP, hoặc Ceftiofur : 1g /200kgP
- Nếu viêm phổi kèm theo viêm khớp thì sáng và chiều tiêm Spyracin .Thái 1ml/10kgP .
Ngày 3 : Sáng tiêm Macavet 1ml/15kgP ,chiều tiêm VidanT 1ml/10kgP .
Ngày 4 : thực hiện giống như ngày thứ 2 .
Ngày 5 : Tiêm 1mũi duy nhất Macavet : 1ml/15kgP .
3.2. Đối với lợn con theo mẹ :
Bước 1 : Sau khi sinh phải bấm răng, cho bú sữa đầu ngay, sau đó tiêm sắt và A.D3.E . Nếu lợn mẹ bị bệnh thì phải tách mẹ và tiến hành nuôi bộ .
- Giữ ấm khô ráo và tránh gió cho lợn con .
- Cho đàn lợn con bú hỗn dịch sữa như sau : 2 thìa canh đầy sữa trẻ em sơ sinh , 3g điện giải , 3g T.cúm gia súc , 6ml T.Tere ,..Tất cả pha vào 600ml nước sôi để nguội cho 1 đàn lợn 10 con từ 1-3 kg /con ,cho bú 1 lần x 4-5 lần/ngày x 5-7 ngày liên tục và tập ăn sớm cho lợn con.
Bước 2 : An thần hạ sốt và trợ lực dùng : Vinathazin, nếu không có Vinathazin thì dung Acepromazin .
Bước 3 : tiêm bắp VidanT : 0.3ml / 1lợn 1-3kgP/con ; 0.5ml/ 1lợn 3-5kgP/con ;
1ml cho lợn từ 5-8kgP/con/lần /2 lần /ngày
3.3 . Đối với lợn nái đang chửa .
- Thay Analgin + VitC bằng Vinathazin hoặc Acepromazin.
- Không dùng các thuốc có chứa Tylosin, Tiamulin, Colistin .
- Không được can thiệp thúc đẻ khi thấy lợn chậm đẻ 5-10ngày .Chỉ đựơc can thiệp khi có các triệu chứng đẻ và đã đẻ đựơc con đầu bằng cách tiêm Oxytocin 40-60 UI/ nái /lần, và cứ đẻ được vài ba con thì tiêm lại một lần .Trường hợp nếu có trình độ chuyên môn tốt và lợn nái có giá trị kinh tế cao thì nên mổ đẻ để cứu cả mẹ lẫn con .
- Sau khi đẻ phải dùng T.Metrion để thụt rửa phòng ngừa viêm tử cung : 100ml /lần/nái, thụt 2 -3 lần cách nhau 12giờ .
Cách làm : Lấy ống dẫn tinh đưa vào tận dạ con rồi dung xilanh lớn đã chứa sẵn 100ml T.Metrion nối vào ống dẫn tinh, ta bơm hết dung dịch đó vào dạ con rồi từ từ rút ông dẫn tinh ra. Dung dịch T.Metrion có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm tử cung và kích thích phát triển ngược lại của dạ con .
- Không cho nái nhảy đực hoặc phối giống sau khi khỏi bệnh 1-2 chu kỳ động dục, bởi vì vi rút gây bệnh tai xanh vẫn tồn tại trong cơ thể lợn mẹ sau khi khỏi bệnh 4,5 tháng là nguyên nhân tiếp tục gây sảy thai .
Chú ý :
1. Khi thấy phân bị táo bón có màng nhầy tốt nhất là nên huỷ (nếu đàn lợn trước đó chưa được tiêm phòng dịch tả lợn ) hoặc phải tiêm lại ngay vacxin dịch tả lợn trứơc khi tiến hành điều trị (nếu đàn lợn đã được tiêm phòng trước đó) .
2. Điều trị bệnh kế phát của tai xanh chỉ đạt kết quả khi làm đúng những điều nêu trên, đặc biệt phải cho uống đủ nước, tiến hành điều trị kịp thời khi bệnh mới nổ ra và thời gian điều trị không dưới 5 ngày, thậm chí phải kéo dài tới 6-7 ngày. Trong thực tế khi điều trị kịp thời ta thấy chỉ 2 -3 ngày sau là lợn ốm đã ăn trở lại bình thường, nhưng nếu chúng ta ngừng điều trị thì một tuần sau bệnh lại tái phát và khi đó điều trị rất khó khăn .
3. Sau 6-7 ngày bị bệnh lợn ốm được chữa khỏi, nhưng trên thân mình lợn vẫn còn nhiều đám da tím, đỏ,… Vì đây là hậu quả của quá trình xuất huyết và tụ huyết gây ra, chúng chỉ biến mất một cách từ từ theo thời gian từ 10-20 ngày.