Đồng Nai-Bán Chồn Hương

Trang Trại PHAN TÙNG
Chuyên cung cấp các loại con giống Nhím.Chồn Hương. Dúi. ngoài ra chúng tôi còn cung cấp giống gà Đông Tảo thuần chủng các loại từ một ngày tuổi cho đến gà trưởng thành.
Quý khách hàng nào có nhu cầu mua con giống xin vui lòng liên hệ:
ĐC: Tổ 13.Kp6. thị trấn Vĩnh An . huyện Vĩnh Cửu. Đồng Nai
đt: 0907.960.314

Hướng dẫn đường đến trại: Hướng từ Sài Gòn lên - từ cầu Sài Gòn (Quốc Lộ 1 A) lên khoảng 40km đến ngã 3 Trị An ( đường vào thủy điện Trị An) chạy vào hướng Trị An đến km số 16 đi thêm khoảng 50m bên tay trái ( hướng từ ngã 3 Trị An vào) có bảng trại Nhím Giống Phan Tùng Bà Con đi vào là tới!
website:
traiduigiong.mov.mn

Kỹ thuật nuôi cầy hương
I/. Giống và đặc điểm giống:
I/1. Tên gọi:
Tên Việt Nam gọi là cầy hương (có nơi còn gọi là chồn hương, chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi).
Tên khoa học là Viverricula indica.Họ: Cầy Viverridae. Bộ: Ăn thịt Carnivora. Nhóm:Ở Việt Nam có 11 loài. Thú.
I/.2. Phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống:
Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.
Trong tự nhiên, cầy hương sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… Bản tính tự nhiên của cầy hương hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc.
I/.3. Vóc dáng:
Cầy hương nhỏ hơn cầy giông. Cầy hương là loài thú ăn thịt, ăn tạp cỡ nhỏ hoặc trung bình. Cầy hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55-75 cm, cân nặng trung bình từ 2-5 kg. Bốn chân thấp, ngắn, màu đen, có năm ngón. Đầu dài, mõm nhọn. Bộ răng 36-40 chiếc. Bộ lông màu xám vàng, xám đen, nâu thẫm hoặc xám sẫm. Hai tai và mõm hơi đen. Phần hông có các vệt đen hay đốm đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn). Đuôi dài từ 35-50 cm (khoảng hai phần ba thân) với các vòng đen trắng hoặc nâu thẫm xen kẽ nhau (thường từ 7-10 vòng tùy theo loài).
I/.4. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản:
Mùa sinh sản của cầy hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 4-6 hàng năm. Chúng là loài thú có nhiều chu kỳ động dục trong năm. Độ tuổi thuần thục sinh lý và chu kỳ mang thai không rõ ràng.
Cầy hương, thường đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa đẻ từ 3-5 con. Thường đẻ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Cầy hương con rất khỏe, ít bệnh tật…Con non sinh trong hang (chưa mở mắt và còn yếu) được con mẹ cho bú.
Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên khoảng 8-9 năm, trong điều kiện nuôi nhốt khoảng 22 năm.
I/.5. Thức ăn:
Cầy hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi. Thức ăn chính là các loài động vật. Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng, chuột, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng… Ngoài ra, chúng còn ăn nhiều loại củ, quả và rễ cây…
I/.6. Giá trị và thị trường:
Thịt cầy hương mềm, thơm, ngọt và ngon, cùng da và xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền.
Cầy hương đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn. Xạ hương là một dược liệu quý, vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh, thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa… Xạ hương của cầy nuôi không thơm như cầy tự nhiên.
Thịt cầy hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng khách sạn, có giá rất cao. Cầy hương trong tự nhiên ngày càng khan hiếm nên người ta đã tổ chức nuôi.
Cầy hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Trung bình nuôi một đôi cầy hương trong 4-6 tháng cho thu lãi khoảng 2-3 triệu đồng.
I/.7. Thực trạng và giải pháp:
Cầy hương có giá trị kinh tế cao nên nguy cơ bị tận diệt là rất lớn. Số lượng trong tự nhiên đang giảm mạnh, cần được bảo vệ nghiêm ngặt và tổ chức chăn nuôi để phát triển vững bền loài cầy hương. Lưu ý: Cầy hương là loại động vật hoang dã thuộc Phụ lục III của Cites. Cần phải có giấy phép khi nuôi và vận chuyển.
II/. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:
Cầy hương rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản.
II/.1. Chuồng trại:
Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn...
Chuồng nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói, cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, có lắp đặt quạt thông gió, đảm bảo đông ấm, hè mát.
Bên trong chuồng cầy hương sinh sản, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích khoảng 5-10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng... Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái.
Trong chuồng có thể thiết kế giàn nhiều tầng (2-3 tầng) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa cũi nhốt cầy, mỗi tầng cao 0,7-0,8 m, các cũi để trên một tầng phải được ngăn kín bằng tấm các tông màu để cầy hương trong hai cũi không trông thấy nhau, nhằm phòng chống hiện tượng stress. Nền từng tầng được làm bằng bê tông hơi dốc (khoảng 5-60) về phía có rãnh thoát nước thải của nền chuồng. Thông thường cũi nhốt cầy được làm kiên cố bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn, để cầy không chui ra được.
Mỗi cũi hình hộp chữ nhật có thể tích 1 m3 (rộng 1 m, dài 2 m, cao 0,5 m, có 4-6 chân cao 0,2 m), có thể nuôi được 2-3 con. Đáy cũi bằng lưới sắt hay tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10 cm) để phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được dễ dàng.
II/.2. Chọn giống và thời vụ nuôi thịt:
II/.2.1. Chọn giống nuôi:
Chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Cầy hương giống có khối lượng từ 1,0-1,5 kg/con thì dễ nuôi.
II/.2.2. Thời vụ nuôi:
Thông thường thả cầy hương vào tháng 2-3. Thu, bán vào tháng 6-8. Cầy hương nếu được chăm sóc tốt, tăng trọng lượng rất nhanh có thể đạt 0,7-1,0 kg/con/tháng. Khi cầy đạt khối lượng khoảng 4-6 kg thì xuất bán theo nhu cầu của khách hàng.
II/.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng:
II/.3.1. Thuần dưỡng cầy hương:
Trong tự nhiên, bản tính tự nhiên của cầy hương thường hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu, thức ăn chính của cầy hương là côn trùng, chuột, chim, rắn, nhông, kiến, mối, trứng chim và nhiều loại củ, quả và rễ cây… Vì vậy, khi nuôi cầy hương ta nên cho cầy ăn bữa tối là chính, bữa sáng là phụ và tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo do con người cung cấp.
Tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo:
Muốn nuôi cầy ta phải mất thời gian tập cho chúng ăn thức ăn hoàn toàn mới lạ đối với bản năng tự nhiên của chúng, việc này phải tiến hành từ từ, kiên trì trong 5-10 ngày, cầy mới chịu ăn uống bình thường.
Trước tiên, ta để cầy nhịn đói trong 1-2 ngày, sau đó cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1-2 quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường (cho tương đối ngọt như nấu chè) nấu nhuyễn. Ban đầu cầy chỉ ăn chuối và liếm cháo đường bám xung quanh, cho ăn như vậy khoảng 4-5 bữa. Sau đó, nghiền nhuyễn chuối chín với cháo đường cho ăn trong 1-2 ngày. Khi cầy chịu ăn, cho ăn cháo đường trước, hoa quả ăn bổ sung sau.
Để tăng khối lượng nhanh cần tập cho cầy ăn cháo đường ninh nhừ với các loại động vật như: Heo, chó, mèo, tôm, cá... và bổ sung thêm B.Complex, vitamin tổng hợp, cám gà đậm đặc (Concentrat)...
II/.3.2. Vệ sinh chuồng trại:
Ngoài việc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn thừa ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh được bố trí khi thiết kế. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, giúp cầy hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều và không bị bệnh tật.
Có lẽ mang trong mình mùi thơm ngào ngạt nên cầy hương rất kỵ với những chuồng nuôi mất vệ sinh. Chuồng nuôi nào không quét dọn sạch sẽ chúng hay bị bệnh và bỏ đi chuồng khác.
II/.3.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng:
Cầy hương đã được thuần dưỡng, thường quanh quẩn gần chuồng nuôi và ngoan hiền như mèo, nhưng cần lưu ý, khi đẻ thì chúng rất dữ.
Cầy hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con. Cầy hương con rất khỏe, ít bệnh tật…
Lưu ý, khi cầy hương tìm ổ đẻ, ta có thể dùng bồn sành sứ (loại bồn rửa mặt…) đặt vào chuồng rồi bắt cầy hương mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ… trong điều kiện nuôi thuần hóa, nếu làm chuồng dưới đất hay đào hang sẵn cho cầy đẻ chúng chỉ nằm ì ở đó. Cầy hương chỉ đẻ khi chủ nuôi đưa chúng đặt vào bồn để đẻ. Lúc vừa mới đẻ xong, nếu bắt chúng đi, cầy mẹ sẽ xù lông cắn. Khi nào cầy con cứng cáp tìm cách ra khỏi bồn chúng mới ngoan ngoãn cho chúng ta bắt nhốt vào chuồng.
Bình quân, cứ đầu tư vài trăm ngàn đồng thức ăn, sau một năm nuôi, con cầy hương sẽ đạt trọng lượng trên dưới 5kg. Cầy hương vài ba tháng tuổi đã có thể xuất bán với giá 10 triệu đồng/cặp.
III/. Phòng và trị bệnh:
Cầy hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước. Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách, cho cầy hương uống thuốc kháng sinh phòng bệnh hoặc trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn mới cho cầy hương ăn (liều phòng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị)…
Cầy hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc gia cầm khác. Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y phòng chữa cho gia súc, gia cầm của các hãng sản xuất thuốc thú y có uy tín (trộn lẫn với thức ăn)... Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm. Với thuốc uống theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cầy lâu năm, nên tăng gấp 3 lần so với hướng dẫn trên bao bì thì mới nhanh khỏi bệnh…
Nguồn tin sưu tầm

Hình Ảnh một số con giống tại trại

20100507101127501.jpg
20100321114700234.jpg
20111029100839209.jpg
20111029105102271.jpg
Cgo62n
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:


- Tên DN/Cá nhân: Phan Tùng
- Địa chỉ: tổ 13 kp6 tt Vĩnh An H Vĩnh Cửu, Đồng Nai
- Tel, Fax: 0613961096 di động 0907960314
- email: trainhimphantung@yahoo.com.vn
- Website: www.duigiong.com
http://traiduigiong.mov.mn/
 
Last edited:
toi o tan cùng dat nươc thich chăn nuôi, thường vao đây thấy trangtraiheolonton hoạt động rất tích cực, nhiệt tình giúp đõ mọi người . Thank một cái nhé.
 
đâu có con chồn nào tên chồn hương đâu.con bác up hình nó tên là cầy hương mà.
nuôi mà nhốt khư khư như thế thì thịt bị bủng ăn chán lắm.
nếu có dịp ghé thăm chổ cháu nuôi rắn nha(nuôi có 30 cặp ráo trâu)
dựng lưới mắt cáo cao lên , bên trong trồng cỏ um tùm , bỏ gạch ngói và lá dừa vô làm giống môi trường tự nhiên thả cho rắn sống trong đó . tới giờ ăn cứ quăn cóc, ếch vô tụi nó tự biết cách săn mồi.
đảm bảo ăn thịt con nào chất lượng con đó thịt rất chắc.
 
đâu có con chồn nào tên chồn hương đâu.con bác up hình nó tên là cầy hương mà.
nuôi mà nhốt khư khư như thế thì thịt bị bủng ăn chán lắm.
nếu có dịp ghé thăm chổ cháu nuôi rắn nha(nuôi có 30 cặp ráo trâu)
dựng lưới mắt cáo cao lên , bên trong trồng cỏ um tùm , bỏ gạch ngói và lá dừa vô làm giống môi trường tự nhiên thả cho rắn sống trong đó . tới giờ ăn cứ quăn cóc, ếch vô tụi nó tự biết cách săn mồi.
đảm bảo ăn thịt con nào chất lượng con đó thịt rất chắc.

Bạn nói cũng không đúng rồi!Tên khoa học của con này là Cầy Vòi Hương và trong Nam hay gọi là con Chồn Mướp!Còn con Cầy Hương nó có 7 vạch trắng đen ở duôi và trong Nam gọi là Chồn Hương.Chồn Hương có mùi thơm hơn Chồn Mướp nhiều bạn ạ nhưng giờ chủ yếu nuôi Cầy vòi hương hay còn gọi là Chồn Mướp là con này thôi!
 
Bạn Phan Tùng à tôi nghe anh TUẤN ở long an nói bạn nuôi chồn thành công phải không ,chúc bạn nuôi tốt và bán nhiều con giống nha
 
Chao Thanh Tung.
dau tien chuc ban thanh cong , tuy rang dang trong thoi gian tim toi , Tung noi dung khi moi bat o rung ve chon rat kho nuoi, chi can sut sat mot ty la di tiu luon , tat moi viec deu phai tra hoc phi thoi ma buoc dau the cung tot roi .
Chuc Tung va anh em trong dien dan thanh cong .
 
Thưa Bác Xuân Vũ ! thật lòng mà nói em mới chỉ nuôi Chồn Hương gần nửa năm nay mà thôi! cũng chưa thể nói là thành công được Bác ah! lúc đầu mới nuôi thì bị chết nhiều lắm. em nuôi Nhím từ lâu, em cảm thấy Chồn Hương khó nuôi hơn Nhím nhiều,vì nếu bắt từ rừng về thì khó thích nghi lắm còn Nhím thì vô tư vì vậy mới đầu gian truân lắm! em nghĩ những ai đã từng nuôi rồi thì sẽ hiểu. vì thấy tiềm năng của Chồn Hương rất cao! Rừng rồi ngày sẽ cạn kiệt nếu nông dân chúng ta nuôi đươc thành công thì cũng là một nghề có giá trị kinh tế cao lắm. khi bắt từ rừng về nếu nuôi được sống thì nó lớn nhanh lắm. mỗi tháng trọng lượng có thể tăng gần 1kg hiện tại em có những con khoảng 4kg/con.bán cho các nhà hàng giá giao động từ 500ngan đến 700ngan /kg trong khi chi phi và lao động ko cần bao nhiêu(chỉ cần cây trái trong vườn và chút thời gian rảnh rỗi vào ban đêm, ban ngày Chồn ngủ thôi). con sinh sản được thì mỗi cặp khoảng 10tr. em là một nông dân có gì em nói thật lòng. hiện em vẫn chưa có con giống sinh sản( vì mới nuôi mà ) nhưng em tin nếu đã có người nuôi được thì mình cũng nuôi được..dù bước đầu có khó khăn. hiện tại em bán con giống là những con bắt từ rừng về rồi nuôi nó đã thích nghi với môi trường nuôi nhốt có thể ăn thức ăn do mình cung cấp( nếu bắt từ rừng về mà muốn nuôi được sống là cả một vân đề). vì nguồn cung ở đây cũng nhiều nên chia lại cho Bà con nào có chung niềm đam mê cùng nhau nghiên cứu và phát triển với niềm tin chắc chắn thành công. nếu có bà con nào đọc được bài viết này đã nuôi thành công hoặc có chung niềm đam mê thì hãy chia sẽ cùng em nhé!
vài lời chia sẻ cùng Bà Con! chúc Bà con sức khỏe dồi dào và làm ăn phát đạt!!!
Bác này thiệt tình hết bei16t chắc làm ăn uy tín đây, chút bac phát tài nhé
 
Tôi ở Quảng Nam. Hiện mới đang gây nuôi ít DVHD nhưng chưa có đầy đủ giấy tờ Kiểm Lâm. Anh em nào có thể giúp tôi với. Trân trọng cám ơn. ĐC: huechi96@yahoo.com ĐT: 0977927583
 
ky thuat va dia chi mua, nuoi cay huong

Tôi đang có nhu cầu muốn mua 5 đôi cầy hương.Xin hỏi giá bao nhiêu tiền 1 đôi?
 
up cho đầu năm thật nhiều may mắn nào!
CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong
 
Đầu năm được thưởng thức mùi xạ hương của chồn thì quá hay rồi ,hương thơm dể chịu ha ha nhậu đi tùng ơi
 
Back
Top