Sáng nay (2/5), tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Cty Cổ phần Lavifood đã tổ chức Lễ động thổ xây dựng Nhà máy chế biến rau quả Tanifood.
Nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15 ha, tổng số vốn đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng.
Lễ động thổ xây dựng nhà máy Với dây chuyền sản xuất tiên tiến và công nghệ hiện đại của Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật, nhà máy Tanifood sẽ là nơi sản xuất ra các sản phẩm trái cây đông lạnh, nước ép, trái cây sấy khô, sấy dẻo, nước trái cây cô đặc đạt tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia ... và tiêu thụ trong nước.
Cụ thể, nhà máy Tanifood sẽ bao gồm dây chuyền sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt có công suất 10.000 tấn năm; dây chuyền sản xuất đông lạnh 20.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước Juice bao gồm đóng lon 144 triệu lon/năm, đóng chai PET 230 triệu chai/năm, đóng chai thủy tinh 72 triệu chai/năm, đóng hộp giấy Tetrapak 144 triệu hộp/năm.
Theo ông Phạm Ngô Quốc Thắng, TGĐ Cty Cổ phần Lavifood, khi đi vào hoạt động (cuối năm 2018), nhà máy Tanifood sẽ tiêu thụ 500 tấn nguyên liệu/ngày với các sản phẩm như xoài, chanh dây, khóm, thanh long … Để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho nhà máy, Lavifood đã liên kết với nhiều hộ nông dân Tây Ninh hình thành chuỗi giá trị rau quả, vùng nguyên liệu. Toàn bộ sản phẩm nông dân làm ra sẽ được nhà máy bao tiêu toàn bộ.
Cũng theo ông Thắng, sau nhà máy Tanifood, Lavifood sẽ đầu tư tiếp 4 nhà máy chế biến rau quả ở Tây Ninh với quy mô tương tự, qua đó góp phần đưa Tây Ninh thành thủ phủ chế biến rau quả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, cho rằng Nhà máy Tanifood tuy không quá lớn về tổng vốn đầu tư, nhưng sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với sự chuyển dịch kinh tế của tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 mệnh đề: Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng mô hình điểm tại Tây Ninh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu Bộ trưởng đề nghị Lavifood tiếp tục đẩy mạnh liên kết với chính quyền địa phương và nông dân Tây Ninh để xây dựng các vùng nguyên liệu rau quả, qua đó thúc đẩy sự hình thành các HTX, doanh nghiệp nhỏ của nông dân.
THANH SƠN
Theo: nongnghiep.vn
Nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15 ha, tổng số vốn đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng.
Lễ động thổ xây dựng nhà máy
Cụ thể, nhà máy Tanifood sẽ bao gồm dây chuyền sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt có công suất 10.000 tấn năm; dây chuyền sản xuất đông lạnh 20.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn/năm; dây chuyền sản xuất nước Juice bao gồm đóng lon 144 triệu lon/năm, đóng chai PET 230 triệu chai/năm, đóng chai thủy tinh 72 triệu chai/năm, đóng hộp giấy Tetrapak 144 triệu hộp/năm.
Theo ông Phạm Ngô Quốc Thắng, TGĐ Cty Cổ phần Lavifood, khi đi vào hoạt động (cuối năm 2018), nhà máy Tanifood sẽ tiêu thụ 500 tấn nguyên liệu/ngày với các sản phẩm như xoài, chanh dây, khóm, thanh long … Để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho nhà máy, Lavifood đã liên kết với nhiều hộ nông dân Tây Ninh hình thành chuỗi giá trị rau quả, vùng nguyên liệu. Toàn bộ sản phẩm nông dân làm ra sẽ được nhà máy bao tiêu toàn bộ.
Cũng theo ông Thắng, sau nhà máy Tanifood, Lavifood sẽ đầu tư tiếp 4 nhà máy chế biến rau quả ở Tây Ninh với quy mô tương tự, qua đó góp phần đưa Tây Ninh thành thủ phủ chế biến rau quả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, cho rằng Nhà máy Tanifood tuy không quá lớn về tổng vốn đầu tư, nhưng sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với sự chuyển dịch kinh tế của tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 mệnh đề: Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng mô hình điểm tại Tây Ninh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu
THANH SƠN
Theo: nongnghiep.vn