Dừa Nước - Nét đẹp miền Tây

Từ lâu, những rặng dừa nước đã trở nên rất quen thuộc với người dân vùng sông nước miền Tây Nam bộ.
dulich(to).jpg

Bơi xuồng dọc rạch dừa nước.

Dọc theo những con sông, kinh rạch, dừa nước mọc thành từng đám khắng khít với nhau, không biết từ bao giờ đã trở nên gắn bó, gần gũi, thân thiết với người dân trong suốt những chặng đường lao động sản xuất, sinh hoạt và kháng chiến. Dừa nước tạo nên nét đẹp đặc trưng cho những miền quê Nam Bộ. Hình ảnh những tàu dừa nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông đã đi vào thơ ca, nhạc họa.

bong%202.JPG


Hoa dừa nước.

Ngoài ra, với khả năng tái sinh mạnh mẽ, dừa nước còn mang lại giá trị kinh tế khá cao. Từ thân, lá cho đến trái đều hữu dụng. Giá trị phổ biến nhất của cây dừa nước là lấy lá lợp nhà, dừng vách, chằm giỏ, bội, nón, gàu múc nước; lá dừa nước khi còn non (gọi là cà bắp) dùng làm lá gói bánh dừa rất béo ngon, khi đã xanh dùng để nắn bột lên làm bánh rau mơ, đem hấp, làm nên món bánh lá thơm ngon. Cọng dừa nước dùng để bó chỏi quét nhà hay đan vỏ hoa rất đẹp. Bẹ dừa nước dùng làm dây buộc, làm củi, kết bè cho trẻ con tập bơi… Đặc biệt, trái dừa nước là đặc sản của vùng sông nước miền Tây, được nhiều người ưa thích. Cơm dừa nước dày, vị ngọt nhẹ, mát; có thể dùng ăn tươi hoặc nấu chè đều rất thơm ngon.

la%20duanuoc%202.JPG


Lá dừa nước dùng lợp nhà, dừng vách...

com%20duanuoc2.JPG


Cơm dừa nước là món ăn tráng miệng và giải nhiệt rất tốt.

du%20lich%202.JPG


Những dòng sông trở nên đẹp và thơ mộng hơn với sự hiện diện của rặng dừa nước.

(Nguồn sưu tầm)
 


Em thấy dừa nước đúng là 1 nét đẹp ko phải nơi nào củng có, hoa, lá, trái đều đẹp. Nó có rất nhiều công dụng hay:
- Lá thì làm mái lợp rẽ tiền, mát và gần gũi.
- Bụi( cây) có thể giữ đất ở các vùng gần sông, rạch, chống sạc lở...bảo vệ môi trường sinh thái.
- Trái có thể ăn
- Hoa thì rất đẹp.
Ôi....!!! dừa nước tại sao đẹp đến thế!
 
Ngoài ra, dừa nước còn có thể chế biến rượu, đường từ quả dừa nước non nửa đó.
Khi buồng hoa đã ra các quả non, ta cắt cuống buồng sát đến giới hạn hình thành quả, thường cách mặt đất khoảng 60 -80 cm. Ta đút cuống buồng đã cắt vào đốt ống tre và hứng dịch ngọt từ buồng chảy ra. Dịch ngọt này chứa 17 % đường và có kèm theo các Enzyme lên men rượu từ cuống buồng tiết ra .
 
Ngoài ra, dừa nước còn có thể chế biến rượu, đường từ quả dừa nước non nửa đó.
Khi buồng hoa đã ra các quả non, ta cắt cuống buồng sát đến giới hạn hình thành quả, thường cách mặt đất khoảng 60 -80 cm. Ta đút cuống buồng đã cắt vào đốt ống tre và hứng dịch ngọt từ buồng chảy ra. Dịch ngọt này chứa 17 % đường và có kèm theo các Enzyme lên men rượu từ cuống buồng tiết ra .
Ôi! cái này em mới nghe lần đầu...chắc khi nào có dịp về Miền Tây bắt mấy thằng bạn khao 1 chầu rượu này mới được....Kiểu này " MIỀN TÂY ĐI DỂ KHÓ VỀ" luôn.
 
2 bác nói chưa hết,
gốc dừa nước còn "quyến rũ" nhiều loại thủy sản đến cư trú..để mình bắt lên ăn nhậu

1 mái nhà lợp dừa nước bền khoảng 3 năm,

nhưng khi lợp, nếu mỗi 1 lớp lá được rải thuốc trừ sâu.rồi lợp tiếp…thì mái nhà này rất bền..không bị sâu ăn lá khô làm hư nhanh..không bị chuột làm tổ

bền như mái tranh và mát như nhà...máy lạnh
 
Cơm dừa nước ngon, mát mà ăn dzô là nặng bụng khỏi ăn cơm nên có thêm công dụng giảm cân :D (đùa thôi nhé!)
 


Back
Top