Gậy thần diệt cỏ

Tiếp sau chiếc máy xúc lúa, máy sạ lúa, lão nông Nguyễn Văn Sáng (Tư Sáng, ở phường I, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang) lại tiếp tục cho ra đời một loại “vũ khí” mới, giúp nông dân tiêu diệt cỏ trên ruộng lúa. Nó được ông Tư đặt tên là nông cụ diệt cỏ.


1774-5.jpg


Nông cụ diệt cỏ của ông Tư Sáng có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao.

Mặc dù được cấu tạo hết sức đơn giản, nhưng nông cụ diệt cỏ lại có thể diệt được 3 loại cỏ dại là cỏ đuôi phụng, cỏ gạo và lúa cỏ rất hiệu quả. Không giống với các loại máy móc khác, nông cụ diệt cỏ có hình dáng như một chiếc gậy. Nó được làm bằng ống nước nhựa PVC dài 2m, bít kín hai đầu để chứa thuốc diệt cỏ bên trong. Trên ống nhựa gắn một đoạn ống nhựa khác cùng cỡ dài 2 tấc để làm nơi rót thuốc vào ống. Ống này chứa được 250ml thuốc đậm đặc gồm thuốc cỏ cháy và thuốc diệt cỏ lưu dẫn, vì loại này vừa làm khô nhanh bông cỏ vừa làm chết cả cây. Với 15 lỗ đục trên thân ống (khoảng 1/2 thân gậy), lượng thuốc tươm ra thấm qua lớp vải quấn trên thân vừa đủ để dính lên cây cỏ và diệt cỏ nhưng không ảnh hưởng tới lúa. Ông Tư Sáng lý giải: Bởi 3 loại cỏ trên đều có chiều cao vượt hơn so với cây lúa khoảng 10-20cm thì cây lúa bên dưới sẽ không bị ảnh hưởng. Khi thực hiện thao tác diệt cỏ, người nông dân rà phía trên cây lúa (nơi mà cỏ mọc vượt cao hơn), nước thuốc từ vải dính vào cỏ, gây tác dụng để diệt cỏ, còn lúa bên dưới không bị ảnh hương bởi thuốc không bị nhiễu xuống do có lớp vải ngăn lại. Ông khẳng định thêm: Các lỗ nhỏ phân bổ đều trên đoạn ống dài 8 tấc tương đương với một bước chân người đảm bảo không bỏ sót một cọng cỏ nào trong bán kính hoạt động của nông cụ. Hơn nữa, sử dụng gậy diệt cỏ này tốn ít thuốc hơn nhiều so với bình xịt và đặc biệt là không gây hại cho lúa.

Chỉ mới ra đời hơn một tháng, nhưng nông cụ diệt cỏ đã được ứng dụng khá nhiều trên đồng ruộng vì nhiều người dân tò mò mua về sử dụng. Nghe tiếng nông cụ diệt cỏ, ông Nguyễn Văn Hiểu, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, đã “tậu” cho mình một chiếc. Ông Hiểu cho biết, trong vụ lúa Hè thu năm nay, ông phải tốn tiền thuê nhân công cắt lúa lộn và cỏ mọc xen, nhưng không lâu thì chúng cũng mọc lại. Từ khi có nông cụ diệt cỏ, ông Hiểu nhẹ hẳn chi phí thuê mướn. Ông tâm sự: “Nếu trước kia mướn người cắt lúa lộn, bông cỏ phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ trên 1 công đất. Còn bây giờ dùng nông cụ diệt cỏ chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ là xong, vừa đỡ tốn tiền thuê nhân công, lại nhẹ chi phí”. Còn ông Lê Văn Tòng, ở phường V, thành phố Vị Thanh, cũng khá hài lòng về tiện ích mang lại của nông cụ diệt cỏ. Ông Tòng nhẩm tính: “Nếu thuê nhân công phải làm 1 ngày phải thuê 2 người để làm trên 5 công ruộng, tốn khoảng 300.000 đồng. Có nông cụ diệt cỏ, tự tôi cũng đi làm được, khỏi mướn ai hết, chỉ tốn tiền thuốc khoảng 100.000 đồng nhưng có thể xài được 2 lần (mỗi lần cho 1 vụ lúa)”.

Theo như nhận định của bà con nông dân đã dùng qua nông cụ diệt cỏ thì rất rẻ, bởi mỗi “cây” nông cụ diệt cỏ có giá 50.000 đồng. Nông cụ này cũng rất thích hợp theo tập quán sản xuất lúa 3 vụ của nông dân. Vì làm lúa 3 vụ/năm, thời gian cách ly giữa các vụ ngắn nên nông dân không có điều kiện làm đất kỹ, dẫn đến cỏ dại và lúa cỏ mọc nhiều, gây tốn chi phí phân bón và có thể làm giảm năng suất lúa. Nông cụ diệt cỏ ra đời là một tin vui lớn với bà con trồng lúa. Nó đã góp phần dẹp đi nỗi lo về cỏ dại của người nông dân, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất. Đó cũng là mục tiêu mà lão nông Tư Sáng muốn giúp cho bà con mình khi thực hiện nông cụ diệt cỏ.

Được biết, tiếp tục đồng hành cùng nông dân giúp họ giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả canh tác trên đồng ruộng, sắp tới, ông Tư sẽ tiếp tục cho “ra lò” chiếc máy sạ hàng thế hệ mới với nhiều cải tiến hơn. “Trong sạ lúa, có những ngày mưa lớn thì nông dân không kịp bơm nước, sạ liền trong ngày, từ đó, hạt giống đã lỡ ngâm sẽ mọc mầm dài hơn, khó sạ bằng máy sạ hàng theo thiết kế cũ. Đặc biệt, chiếc máy sạ hàng mới của tôi sẽ là lối thoát cho vấn đề này, sạ được lúa nảy mầm dài. Máy có cấu tạo bằng sắt, inox, độ bền cao hơn máy cũ mà giá cả cũng khá mềm”, ông Tư Sáng tiết lộ.

Theo TRÚC LINH (Báo Hậu Giang)
558dcefb3a9e5.jpg
 


Tiếp sau chiếc máy xúc lúa, máy sạ lúa, lão nông Nguyễn Văn Sáng (Tư Sáng, ở phường I, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang) lại tiếp tục cho ra đời một loại “vũ khí” mới, giúp nông dân tiêu diệt cỏ trên ruộng lúa. Nó được ông Tư đặt tên là nông cụ diệt cỏ.


1774-5.jpg


Nông cụ diệt cỏ của ông Tư Sáng có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả cao.

Mặc dù được cấu tạo hết sức đơn giản, nhưng nông cụ diệt cỏ lại có thể diệt được 3 loại cỏ dại là cỏ đuôi phụng, cỏ gạo và lúa cỏ rất hiệu quả. Không giống với các loại máy móc khác, nông cụ diệt cỏ có hình dáng như một chiếc gậy. Nó được làm bằng ống nước nhựa PVC dài 2m, bít kín hai đầu để chứa thuốc diệt cỏ bên trong. Trên ống nhựa gắn một đoạn ống nhựa khác cùng cỡ dài 2 tấc để làm nơi rót thuốc vào ống. Ống này chứa được 250ml thuốc đậm đặc gồm thuốc cỏ cháy và thuốc diệt cỏ lưu dẫn, vì loại này vừa làm khô nhanh bông cỏ vừa làm chết cả cây. Với 15 lỗ đục trên thân ống (khoảng 1/2 thân gậy), lượng thuốc tươm ra thấm qua lớp vải quấn trên thân vừa đủ để dính lên cây cỏ và diệt cỏ nhưng không ảnh hưởng tới lúa. Ông Tư Sáng lý giải: Bởi 3 loại cỏ trên đều có chiều cao vượt hơn so với cây lúa khoảng 10-20cm thì cây lúa bên dưới sẽ không bị ảnh hưởng. Khi thực hiện thao tác diệt cỏ, người nông dân rà phía trên cây lúa (nơi mà cỏ mọc vượt cao hơn), nước thuốc từ vải dính vào cỏ, gây tác dụng để diệt cỏ, còn lúa bên dưới không bị ảnh hương bởi thuốc không bị nhiễu xuống do có lớp vải ngăn lại. Ông khẳng định thêm: Các lỗ nhỏ phân bổ đều trên đoạn ống dài 8 tấc tương đương với một bước chân người đảm bảo không bỏ sót một cọng cỏ nào trong bán kính hoạt động của nông cụ. Hơn nữa, sử dụng gậy diệt cỏ này tốn ít thuốc hơn nhiều so với bình xịt và đặc biệt là không gây hại cho lúa.

Chỉ mới ra đời hơn một tháng, nhưng nông cụ diệt cỏ đã được ứng dụng khá nhiều trên đồng ruộng vì nhiều người dân tò mò mua về sử dụng. Nghe tiếng nông cụ diệt cỏ, ông Nguyễn Văn Hiểu, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, đã “tậu” cho mình một chiếc. Ông Hiểu cho biết, trong vụ lúa Hè thu năm nay, ông phải tốn tiền thuê nhân công cắt lúa lộn và cỏ mọc xen, nhưng không lâu thì chúng cũng mọc lại. Từ khi có nông cụ diệt cỏ, ông Hiểu nhẹ hẳn chi phí thuê mướn. Ông tâm sự: “Nếu trước kia mướn người cắt lúa lộn, bông cỏ phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ trên 1 công đất. Còn bây giờ dùng nông cụ diệt cỏ chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ là xong, vừa đỡ tốn tiền thuê nhân công, lại nhẹ chi phí”. Còn ông Lê Văn Tòng, ở phường V, thành phố Vị Thanh, cũng khá hài lòng về tiện ích mang lại của nông cụ diệt cỏ. Ông Tòng nhẩm tính: “Nếu thuê nhân công phải làm 1 ngày phải thuê 2 người để làm trên 5 công ruộng, tốn khoảng 300.000 đồng. Có nông cụ diệt cỏ, tự tôi cũng đi làm được, khỏi mướn ai hết, chỉ tốn tiền thuốc khoảng 100.000 đồng nhưng có thể xài được 2 lần (mỗi lần cho 1 vụ lúa)”.

Theo như nhận định của bà con nông dân đã dùng qua nông cụ diệt cỏ thì rất rẻ, bởi mỗi “cây” nông cụ diệt cỏ có giá 50.000 đồng. Nông cụ này cũng rất thích hợp theo tập quán sản xuất lúa 3 vụ của nông dân. Vì làm lúa 3 vụ/năm, thời gian cách ly giữa các vụ ngắn nên nông dân không có điều kiện làm đất kỹ, dẫn đến cỏ dại và lúa cỏ mọc nhiều, gây tốn chi phí phân bón và có thể làm giảm năng suất lúa. Nông cụ diệt cỏ ra đời là một tin vui lớn với bà con trồng lúa. Nó đã góp phần dẹp đi nỗi lo về cỏ dại của người nông dân, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất. Đó cũng là mục tiêu mà lão nông Tư Sáng muốn giúp cho bà con mình khi thực hiện nông cụ diệt cỏ.

Được biết, tiếp tục đồng hành cùng nông dân giúp họ giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả canh tác trên đồng ruộng, sắp tới, ông Tư sẽ tiếp tục cho “ra lò” chiếc máy sạ hàng thế hệ mới với nhiều cải tiến hơn. “Trong sạ lúa, có những ngày mưa lớn thì nông dân không kịp bơm nước, sạ liền trong ngày, từ đó, hạt giống đã lỡ ngâm sẽ mọc mầm dài hơn, khó sạ bằng máy sạ hàng theo thiết kế cũ. Đặc biệt, chiếc máy sạ hàng mới của tôi sẽ là lối thoát cho vấn đề này, sạ được lúa nảy mầm dài. Máy có cấu tạo bằng sắt, inox, độ bền cao hơn máy cũ mà giá cả cũng khá mềm”, ông Tư Sáng tiết lộ.

Theo TRÚC LINH (Báo Hậu Giang)
558dcefb3a9e5.jpg
mấy nhà khoa học và giáo sư tiến sĩ vn phải gọi mấy bác nd chúng ta bằng"CỤ"
 


Back
Top