Ở nước ta mía là cây công nghiệp được trồng khá rộng rãi và đang có lợi nhuận khá cao. Diện tích trồng mía cả nước năm 2010 khoảng 265.000ha, sản lượng đạt khoảng 13,7 triệu tấn.
Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích mía toàn vùng đạt khoảng 65.000 ha, với sản lượng ước đạt 5,2 triệu tấn mía nguyên liệu. Thời gian qua, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất mía đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà chuyên môn thì cả năng suất và chữ đường đều còn có khả năng tăng cao hơn nữa để đem lại hiệu quả cao hơn cho bà con nông dân và cho ngành mía đường.
Hiện tại, các yếu tố hạn chế năng suất và chất lượng mía ở ĐBSCL là nước, giống, phân bón, trình độ canh tác của nông dân và sự phối hợp giữa người trồng mía, thương lái thu mua và nhà máy sản xuất đường chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Theo PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Trường Đại học Cần Thơ, việc thu hoạch mía sớm ở ĐBSCL do 3 nguyên nhân chính: (1) do đốn mía chạy lũ khi mía mới đạt 8 đến 8,5 tháng tuổi; (2) để nông dân tiếp tục làm thêm một vụ lúa; (3) do nhà máy đường chạy máy sớm, muốn nông dân thu sớm để rải vụ chế biến. Trong thực tế 3 yếu tố này tác động đồng thời và làm cho việc thu hoạch mía sớm diễn ra khá rộng và gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng mía và tổn thất cho xã hội.
Theo KS. Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, tại vùng Phụng Hiệp nếu mía thu hoạch đủ tuổi sẽ đạt 100 tấn/ha với trữ đường 10 CCS và giá thu mua tại nhà máy 1.300đ/kg (tính ra mỗi ha thu được 130 triệu), trong khi nếu thu hoạch non 8-9 tháng thì năng suất chỉ đạt 80 tấn/ha và chữ đường chỉ là 8 CCS và nhà máy thu mua với giá 1.100đ/kg (tính ra mỗi ha thu được 88 triệu đồng). Như vậy thu hoạch sớm khi mía mới đạt 8-9 tháng tuổi sẽ mất đi 42 triệu đồng/ha. Nếu tính tổn thất cho xã hội, toàn vùng ĐBSCL có 5,2 triệu ha, ước lượng số thu hoạch sớm chiếm 1/3 diện tích (tương đương 170.000 ha) sẽ mất đi 20% năng suất thì cả vùng sẽ mất 340.000 tấn mía cây (trị giá 442 tỷ đồng) và tương đương 30.000 tấn đường, bằng sản lượng của một nhà máy đường như Phụng Hiệp hoặc Sóc Trăng.
Bón phân không hợp lý mà cụ thể là bón nhiều phân đạm, ít chú trọng tới kali cũng như phân trung vi lượng làm cho mía có năng suất còn chữ đường lại thấp. Ngoài ra thời kỳ bón và phương pháp bón không hợp lý cũng ảnh hưởng đến chữ đường. Nhiều nông dân tập trung bón đạm ngay cả trong thời kỳ cây mía tích lũy đường cũng làm cho mía vươn cao mà không tích lũy được đường, do vậy chữ đường đạt được thấp. Theo ông Đinh Văn Triệu – xã hiệp Hưng – Phụng Hiệp – Hậu Giang, nhiều nông dân có thói quen bón phân xong 4-5 ngày sau mới lấp đất, như vậy lượng phân bị thất thoát rất nhiều và năng suất mía không được cao. Việc thu hoạch để lá ngọn quá nhiều và quá dài cũng làm cho chữ đường của mía bị tụt giảm và làm cho các nhà máy phải tốn thêm nhiều chi phí chế biến những phần không có đường này. Ngoài ra việc để tạp chất ngọn và lá nhiều cũng làm cho các nhà máy bị thiệt hại bởi lượng đường bị thất thoát kèm theo phần tạp chất này cũng khá lớn. Đối với những vùng bị lũ ngập, bà con không tích cực vận chuyển ngay về nhà máy mà để mía ngâm tại líp nhằm làm mía tăng cân cũng là yếu tố làm tụt chữ đường của mía. Mặt khác khi mía bị ngâm thì chữ đường sẽ giảm rất nhanh (có thể giảm tới 1 CCS mỗi ngày).
Để nâng cao năng suất và chất lượng mía, bà con nông dân cần phải khắc phụ được những điểm yếu đã nêu trên, đồng thời pháp áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý từ giống, nước tưới, bón phân đến thu hoạch. Theo PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ, đối với những vùng đất thấp (Hậu Giang, Kiên Giang) nông dân cần gia cố bờ bao hàng vụ để đảm bảo giữ được nước, chống ngập đồng thời phải chuẩn bị máy bơm để bơm rút nước khi cần thiết. Đối với những vùng mía ven biển như tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre cần phải có đê bao ngăn mặn để đảm bảo không bị nước mặn tràn vào. Việc lai tạo, du nhập và tuyển các giống mía cho vùng ĐBSCL để đảm bảo tính rải vụ cũng là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, các giống mía chín sớm thích hợp trong vùng là ROC 25; ROC 16; QĐ-159. Các giống chín trung bình là VĐ 86-368; DLM 24. Giống chín muộn như R570. Các giống thích hợp cho vùng Bến Tre là VN 84-4137, cho vùng Trà Vinh là VN 85-1859. Các nhà máy đường cần phải tạo sự liên kết gắn bó chặt hơn nữa với bà con nông dân để đảm bảo trong vùng có những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn với cơ cấu hợp lý nhất. Theo PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ, hom giống cần phải được thu hoạch đúng độ tuổi, không lấy những phần quá già (sát gốc) hay quá non (trên chóp ngọn), không lấy mía giống ở ruộng mía bị bệnh, không dùng những hom giống bị khô mắt.
Để mía đạt năng suất và chữ đường cao cần phải sử dụng phân bón cân đối và hợp lý. Ngoài việc phải bón cân đối giữa đạm, lân, kali, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây mía là silic, magiê, canxi, lưu huỳnh, kẽm, sắt, đồng, bo, molypden. Theo thạc sĩ Phạm Anh Cường – Công ty CP phân bón Bình Điền, để mía đạt năng suất và chất lượng cao, bà con nông dân có thể sử dụng phân bón chuyên dùng cho mía đó là Đầu Trâu mía 1 và Đầu Trâu mía 2. Đây là 2 loại phân bón có đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Phân bón Đầu Trâu mía 1 với hàm lượng 20-10-15 thích hợp để bón lót và thúc lần 1. Phân Đầu Trâu mía 2 với hàm lượng 15-7-20 lại thích hợp với cây mía ở giai đoạn vươn cao và tích lũy đường do vậy phù hợp để bón thúc 2 cho mía. Bà con có thể bón bằng cách rạch hàng rồi rải phân, sau đó lấp đất vùi phân để chống thất thoát và tăng hiệu quả của phân bón. Bà con cũng cần thu hoạch đúng độ chín, chặt bỏ ngọn đúng qui cách và vận chuyển về nhà máy kịp thời.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích mía toàn vùng đạt khoảng 65.000 ha, với sản lượng ước đạt 5,2 triệu tấn mía nguyên liệu. Thời gian qua, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất mía đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà chuyên môn thì cả năng suất và chữ đường đều còn có khả năng tăng cao hơn nữa để đem lại hiệu quả cao hơn cho bà con nông dân và cho ngành mía đường.
Hiện tại, các yếu tố hạn chế năng suất và chất lượng mía ở ĐBSCL là nước, giống, phân bón, trình độ canh tác của nông dân và sự phối hợp giữa người trồng mía, thương lái thu mua và nhà máy sản xuất đường chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả. Theo PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Trường Đại học Cần Thơ, việc thu hoạch mía sớm ở ĐBSCL do 3 nguyên nhân chính: (1) do đốn mía chạy lũ khi mía mới đạt 8 đến 8,5 tháng tuổi; (2) để nông dân tiếp tục làm thêm một vụ lúa; (3) do nhà máy đường chạy máy sớm, muốn nông dân thu sớm để rải vụ chế biến. Trong thực tế 3 yếu tố này tác động đồng thời và làm cho việc thu hoạch mía sớm diễn ra khá rộng và gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng mía và tổn thất cho xã hội.
Theo KS. Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, tại vùng Phụng Hiệp nếu mía thu hoạch đủ tuổi sẽ đạt 100 tấn/ha với trữ đường 10 CCS và giá thu mua tại nhà máy 1.300đ/kg (tính ra mỗi ha thu được 130 triệu), trong khi nếu thu hoạch non 8-9 tháng thì năng suất chỉ đạt 80 tấn/ha và chữ đường chỉ là 8 CCS và nhà máy thu mua với giá 1.100đ/kg (tính ra mỗi ha thu được 88 triệu đồng). Như vậy thu hoạch sớm khi mía mới đạt 8-9 tháng tuổi sẽ mất đi 42 triệu đồng/ha. Nếu tính tổn thất cho xã hội, toàn vùng ĐBSCL có 5,2 triệu ha, ước lượng số thu hoạch sớm chiếm 1/3 diện tích (tương đương 170.000 ha) sẽ mất đi 20% năng suất thì cả vùng sẽ mất 340.000 tấn mía cây (trị giá 442 tỷ đồng) và tương đương 30.000 tấn đường, bằng sản lượng của một nhà máy đường như Phụng Hiệp hoặc Sóc Trăng.
Bón phân không hợp lý mà cụ thể là bón nhiều phân đạm, ít chú trọng tới kali cũng như phân trung vi lượng làm cho mía có năng suất còn chữ đường lại thấp. Ngoài ra thời kỳ bón và phương pháp bón không hợp lý cũng ảnh hưởng đến chữ đường. Nhiều nông dân tập trung bón đạm ngay cả trong thời kỳ cây mía tích lũy đường cũng làm cho mía vươn cao mà không tích lũy được đường, do vậy chữ đường đạt được thấp. Theo ông Đinh Văn Triệu – xã hiệp Hưng – Phụng Hiệp – Hậu Giang, nhiều nông dân có thói quen bón phân xong 4-5 ngày sau mới lấp đất, như vậy lượng phân bị thất thoát rất nhiều và năng suất mía không được cao. Việc thu hoạch để lá ngọn quá nhiều và quá dài cũng làm cho chữ đường của mía bị tụt giảm và làm cho các nhà máy phải tốn thêm nhiều chi phí chế biến những phần không có đường này. Ngoài ra việc để tạp chất ngọn và lá nhiều cũng làm cho các nhà máy bị thiệt hại bởi lượng đường bị thất thoát kèm theo phần tạp chất này cũng khá lớn. Đối với những vùng bị lũ ngập, bà con không tích cực vận chuyển ngay về nhà máy mà để mía ngâm tại líp nhằm làm mía tăng cân cũng là yếu tố làm tụt chữ đường của mía. Mặt khác khi mía bị ngâm thì chữ đường sẽ giảm rất nhanh (có thể giảm tới 1 CCS mỗi ngày).
Để nâng cao năng suất và chất lượng mía, bà con nông dân cần phải khắc phụ được những điểm yếu đã nêu trên, đồng thời pháp áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý từ giống, nước tưới, bón phân đến thu hoạch. Theo PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ, đối với những vùng đất thấp (Hậu Giang, Kiên Giang) nông dân cần gia cố bờ bao hàng vụ để đảm bảo giữ được nước, chống ngập đồng thời phải chuẩn bị máy bơm để bơm rút nước khi cần thiết. Đối với những vùng mía ven biển như tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre cần phải có đê bao ngăn mặn để đảm bảo không bị nước mặn tràn vào. Việc lai tạo, du nhập và tuyển các giống mía cho vùng ĐBSCL để đảm bảo tính rải vụ cũng là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, các giống mía chín sớm thích hợp trong vùng là ROC 25; ROC 16; QĐ-159. Các giống chín trung bình là VĐ 86-368; DLM 24. Giống chín muộn như R570. Các giống thích hợp cho vùng Bến Tre là VN 84-4137, cho vùng Trà Vinh là VN 85-1859. Các nhà máy đường cần phải tạo sự liên kết gắn bó chặt hơn nữa với bà con nông dân để đảm bảo trong vùng có những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn với cơ cấu hợp lý nhất. Theo PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ, hom giống cần phải được thu hoạch đúng độ tuổi, không lấy những phần quá già (sát gốc) hay quá non (trên chóp ngọn), không lấy mía giống ở ruộng mía bị bệnh, không dùng những hom giống bị khô mắt.
Để mía đạt năng suất và chữ đường cao cần phải sử dụng phân bón cân đối và hợp lý. Ngoài việc phải bón cân đối giữa đạm, lân, kali, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây mía là silic, magiê, canxi, lưu huỳnh, kẽm, sắt, đồng, bo, molypden. Theo thạc sĩ Phạm Anh Cường – Công ty CP phân bón Bình Điền, để mía đạt năng suất và chất lượng cao, bà con nông dân có thể sử dụng phân bón chuyên dùng cho mía đó là Đầu Trâu mía 1 và Đầu Trâu mía 2. Đây là 2 loại phân bón có đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Phân bón Đầu Trâu mía 1 với hàm lượng 20-10-15 thích hợp để bón lót và thúc lần 1. Phân Đầu Trâu mía 2 với hàm lượng 15-7-20 lại thích hợp với cây mía ở giai đoạn vươn cao và tích lũy đường do vậy phù hợp để bón thúc 2 cho mía. Bà con có thể bón bằng cách rạch hàng rồi rải phân, sau đó lấp đất vùi phân để chống thất thoát và tăng hiệu quả của phân bón. Bà con cũng cần thu hoạch đúng độ chín, chặt bỏ ngọn đúng qui cách và vận chuyển về nhà máy kịp thời.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: