GIẤY ĐẶT CỌC MUA ĐẤT VIẾT TAY CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị để bảo đảm thực hiện hoặc giao kết hợp đồng.
Pháp luật không quy định hình thức cụ thể của hợp đồng đặt cọc, do đó, Quý khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng giấy viết tay để lập hợp đồng đặt cọc mua bán đất.
Tuy nhiên, để giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị pháp lý, cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm:
  • Năng lực hành vi: Các bên tham gia thỏa thuận đặt cọc phải có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự phù hợp với thỏa thuận đặt cọc.
  • Tự nguyện: Các bên đặt cọc và nhận đặt cọc phải hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối hay đe dọa.
  • Nội dung hợp pháp: Mục đích và nội dung của hợp đồng đặt cọc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tóm lại, giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng đặt cọc được công chứng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng năm 2014, hợp đồng đặt cọc mua bán đất không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất, dù không bắt buộc, vẫn được khuyến khích. Bởi vì việc công chứng sẽ giúp các bên hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo tính chắc chắn, minh bạch và an toàn pháp lý cho giao dịch.
Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ pháp lý, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Long Phan PMT qua hotline 1900636387. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đồng hành cùng Quý khách, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Quý khách hàng trong các giao dịch mua bán bất động sản.
 
Nguồn bài viết
  1. Copy từ báo có giấy phép kèm quan điểm cá nhân
Back
Top