Diện tích cây dâu tây đặc sản Đà Lạt đang ngày một thu hẹp là một thực tế đáng buồn hiện nay. Nguyên nhân chính là hầu hết các giống đang được trồng đều bị thoái hóa.
Gần đây, việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống dâu tây của Viện Sinh học Tây Nguyên là một tín hiệu khả quan trong việc phục hồi và phát triển vườn dâu tây đặc sản Đà Lạt.
TS Dương Tấn Nhựt – Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Dự án Hoàn thiện quy trình nhân giống và cung cấp cây giống dâu tây sạch bệnh, số lượng lớn cho các vùng trồng dâu tây trong tỉnh Lâm Đồng do Phân viện Sinh học Đà Lạt (tên trước đây của Viện Sinh học Tây Nguyên) chủ trì đã đặt ra mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng dâu tây; tạo ra cây giống dâu sạch bệnh có chất lượng tốt; đồng thời, xây dựng một số mô hình thí điểm trong dân”.
Cũng theo tài liệu của TS Dương Tấn Nhựt, dâu tây Đà Lạt có nguồn gốc chủ yếu từ Pháp; được người Pháp đưa sang Đà Lạt trồng từ trên dưới 80 năm nay. Vào những năm 90, nhà vườn Đà Lạt cũng đã tìm đến một vài giống dâu tây mới của Mỹ, Đài Loan, New Zealand… để thay thế các giống dâu cũ nhưng vẫn không thể giải quyết một cách triệt để tình trạng thoái hóa giống.
Đặc biệt, theo phương pháp truyền thống của người Đà Lạt, việc nhân giống dâu tây được thực hiện chủ yếu bằng cách tách thân bò và tách cây con từ cây chính nên qua nhiều năm, vườn dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá và đặc biệt là virus xoắn lá đã làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu được xem là đặc sản Đà Lạt này một cách đáng kể. Trong nhiều tháng qua, nhiều nhà vườn Đà Lạt đã phải ngậm ngùi nhổ bỏ hàng loạt dâu tây để thay vào đó là các loại cây trồng khác.
TS Dương Tấn Nhựt cho biết: Thực ra, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong việc nhân giống dâu tây đã được Phòng Công nghệ thực vật thuộc Phân viện Sinh học Đà Lạt nghiên cứu, ứng dụng và đã thành công từ giữa những năm 90 nhưng việc áp dụng vào thực tế chưa được chú trọng một cách đúng mức. Đó là vào tháng 3/1994, nhân một món quà từ Nhật Bản của Công ty Verde Co.Ltd., Phân viện Sinh học Đà Lạt đã bắt đầu ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống dâu tây HO với số lượng 16 cây do đơn vị này gửi tặng.
Từ thành công bước đầu đó, việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống dâu tây đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học của Viện Sinh học Tây Nguyên và cả các nhà khoa học chuyên ngành trong cả nước. Sau nhiều năm triển khai nghiên cứu, đến lúc này, theo TS Dương Tấn Nhựt, việc tạo cây giống dâu tây hoàn toàn sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã thành công. Không chỉ thế, Viện Sinh học Đà Lạt cũng đã hoàn thiện quy trình nhân nuôi cấy mô và quy trình trồng cây dâu tây rất mới này.
Từ 9 điểm trồng theo dạng mô hình thử nghiệm ở Lâm Đồng (6 điểm) và Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk (mỗi tỉnh một điểm), Viện Sinh học Tây Nguyên đến lúc này hoàn toàn có quyền tìm lấy cơ hội trong việc triển khai kết quả nghiên cứu của mình cho các địa phương, đặc biệt là Đà Lạt.
Tuy nhiên, số lượng 100.000 cây giống dâu tây sạch bệnh mỗi năm từ Viện Sinh học Tây Nguyên có lẽ quá nhỏ so với nhu cầu thực tế của vùng dâu tây Đà Lạt hiện nay. Bởi vậy, không thể dừng lại ở ý nghĩa nghiên cứu mà đề tài mang tính chất kỹ thuật này còn cần được “trùm” lên ý nghĩa thực tiễn bằng các giải pháp về chuyển giao công nghệ, ứng dụng thực tế… trong xã hội.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Gần đây, việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống dâu tây của Viện Sinh học Tây Nguyên là một tín hiệu khả quan trong việc phục hồi và phát triển vườn dâu tây đặc sản Đà Lạt.
TS Dương Tấn Nhựt – Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Dự án Hoàn thiện quy trình nhân giống và cung cấp cây giống dâu tây sạch bệnh, số lượng lớn cho các vùng trồng dâu tây trong tỉnh Lâm Đồng do Phân viện Sinh học Đà Lạt (tên trước đây của Viện Sinh học Tây Nguyên) chủ trì đã đặt ra mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng dâu tây; tạo ra cây giống dâu sạch bệnh có chất lượng tốt; đồng thời, xây dựng một số mô hình thí điểm trong dân”.
Cũng theo tài liệu của TS Dương Tấn Nhựt, dâu tây Đà Lạt có nguồn gốc chủ yếu từ Pháp; được người Pháp đưa sang Đà Lạt trồng từ trên dưới 80 năm nay. Vào những năm 90, nhà vườn Đà Lạt cũng đã tìm đến một vài giống dâu tây mới của Mỹ, Đài Loan, New Zealand… để thay thế các giống dâu cũ nhưng vẫn không thể giải quyết một cách triệt để tình trạng thoái hóa giống.
Đặc biệt, theo phương pháp truyền thống của người Đà Lạt, việc nhân giống dâu tây được thực hiện chủ yếu bằng cách tách thân bò và tách cây con từ cây chính nên qua nhiều năm, vườn dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá và đặc biệt là virus xoắn lá đã làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu được xem là đặc sản Đà Lạt này một cách đáng kể. Trong nhiều tháng qua, nhiều nhà vườn Đà Lạt đã phải ngậm ngùi nhổ bỏ hàng loạt dâu tây để thay vào đó là các loại cây trồng khác.
TS Dương Tấn Nhựt cho biết: Thực ra, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong việc nhân giống dâu tây đã được Phòng Công nghệ thực vật thuộc Phân viện Sinh học Đà Lạt nghiên cứu, ứng dụng và đã thành công từ giữa những năm 90 nhưng việc áp dụng vào thực tế chưa được chú trọng một cách đúng mức. Đó là vào tháng 3/1994, nhân một món quà từ Nhật Bản của Công ty Verde Co.Ltd., Phân viện Sinh học Đà Lạt đã bắt đầu ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống dâu tây HO với số lượng 16 cây do đơn vị này gửi tặng.
Từ thành công bước đầu đó, việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống dâu tây đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học của Viện Sinh học Tây Nguyên và cả các nhà khoa học chuyên ngành trong cả nước. Sau nhiều năm triển khai nghiên cứu, đến lúc này, theo TS Dương Tấn Nhựt, việc tạo cây giống dâu tây hoàn toàn sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã thành công. Không chỉ thế, Viện Sinh học Đà Lạt cũng đã hoàn thiện quy trình nhân nuôi cấy mô và quy trình trồng cây dâu tây rất mới này.
Từ 9 điểm trồng theo dạng mô hình thử nghiệm ở Lâm Đồng (6 điểm) và Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk (mỗi tỉnh một điểm), Viện Sinh học Tây Nguyên đến lúc này hoàn toàn có quyền tìm lấy cơ hội trong việc triển khai kết quả nghiên cứu của mình cho các địa phương, đặc biệt là Đà Lạt.
Tuy nhiên, số lượng 100.000 cây giống dâu tây sạch bệnh mỗi năm từ Viện Sinh học Tây Nguyên có lẽ quá nhỏ so với nhu cầu thực tế của vùng dâu tây Đà Lạt hiện nay. Bởi vậy, không thể dừng lại ở ý nghĩa nghiên cứu mà đề tài mang tính chất kỹ thuật này còn cần được “trùm” lên ý nghĩa thực tiễn bằng các giải pháp về chuyển giao công nghệ, ứng dụng thực tế… trong xã hội.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: