Ở Lạng Sơn nhiều người trồng giống hồng ăn quả Bảo Lâm cho hiệu quả kinh tế cao. Đây là giống hồng giòn không hạt được trồng từ lâu đời ở xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hiện đã trở thành đặc sản của tỉnh này, được nhiều địa phương biết đến.
Hồng Bảo Lâm quả nhỏ hình trái tim, có 4 rãnh dọc không sâu lắm, trọng lượng quả bình quân 50-80g, chín vào tháng 8 âm lịch, chủ yếu dùng ăn tươi dưới dạng hồng ngâm. Khi chín vỏ quả màu vàng đất, ăn giòn, không hạt, ngọt và thơm. Tỷ lệ phần ăn được 82,38%, chất khô 23,1%, axit 0,23%, đường tổng số 12,36%, caroten 5,54mg trong 100 g chất khô. Hồng Bảo Lâm sai quả, dễ trồng, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu vùng núi cao, cho hiệu quả cao nên hiện đang được bảo tồn và phát triển mạnh ở các xã Bảo Lâm, Lộc Yên, Thanh Lòa, Thạch Đạn… và rải rác ở các huyện khác trong tỉnh Lạng Sơn với diện tích khoảng 350ha.
Cũng như nhiều giống hồng khác, hồng Bảo Lâm ưa khí hậu á nhiệt đới, mát mẻ. Hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có thể trồng được. Hồng có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng dày trên 70cm, thoát nước tốt vì khả năng chịu hạn tốt nhưng không chịu được úng ngập, độ pH từ 5-5,5. Theo kinh nghiệm của bà con Lạng Sơn, nên trồng trên các loại đất sét, đất thịt pha sét ở vườn đồi nơi có nhiều ánh sáng thì cây sinh trtưởng tốt hơn, tán xoè rộng và thấp, quả nhiều, chất lượng cao.
- Thời vụ trồng tốt nhất từ tháng 1-2 dương lịch (trước và sau Tết Nguyên đán).
- Nhân giống: Có thể trồng bằng cành chiết, rễ giâm đã nẩy chồi và cây ghép, trong đó trồng bằng cây ghép là tốt nhất, sớm cho quả, quả sai, chất lượng quả tốt.
- Chuẩn bị đất: Đất được cày, bừa ít nhất 1 lần, dọn hết rễ cây dại, đào hố, lấp phân trước khi trồng từ 20 ngày đến 1 tháng. Với đất bằng hố đào 80 x 80 x 70cm, khoảng cách 6 x 6m hoặc 6 x 5m (277-330 cây/ha); đất đồi 100 x 100 x 90cm, khoảng cách 5 x 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha). Bón lót 20-30 kg phân chuồng + 0,7 kg lân cho mỗi hố.
- Cách trồng: Moi một lỗ giữa hố, bóc hết túi bầu, đặt cây ngay ngắn, lè chặt đất đến ngang miệng bầu, lấp đất cao hơn hố trồng 5-10cm, xung quanh tạo gờ giữ nước. Cắm cọc và buộc giữ cho cây khỏi bị gió lay, tủ lá khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại trong giai đoạn đầu.
- Chăm sóc: Trồng xen các cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đỗ tương vào giữa hàng khi cây hồng chưa khép tán; làm sạch cỏ dại xung quanh gốc. Bón thúc (đạm, kali) 2 lần/năm (tháng 3-4, tháng 6-7); bón cơ bản (lân, phân chuồng, vôi...) vào cuối năm hoặc sau khi thu hoạch (tháng 9-10). Với những cây đang trong thời kỳ KTCB lượng phân bón cho mỗi cây hàng năm gồm: 20-30kg phân hữu cơ + 0,2-0,3kg đạm + 0,5kg lân + 0,2-0,3 kg kali. Với cây đã ra quả ổn định thì tăng thêm: 30-50 kg phân chuồng+ 0,3-0,5kg đạm + 0,5-0,7kg lân + 0,3-0,5kg kali. Nếu có điều kiện thì bón thêm các loại khô dầu, bã mắm, tro bếp, phân gà khô...hoặc phun thêm các loại phân bón qua lá, phân đa vi lượng... vào thời kỳ sau đậu quả rất tốt. Tưới đủ ẩm, nhất là thời kỳ cây ra hoa, nuôi quả. Trong năm đầu nên cắt tỉa, xoa chồi mỗi năm 2 lần bằng cách cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành vượt mọc trong tán để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây đã ổn định ra quả thì chỉ làm vào sau lúc thu hoạch kết hợp bón phân cơ bản.
- Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phát hiện và phun phòng trừ kịp thời các loại đối tượng dịch hại sau: sâu xanh, rệp sáp, rệp muội, sâu đo, câu cấu, sâu đục quả bằng các loại thuốc trừ sâu như Dipterex 90%, Ofatox 400EC, Fastac 5EC... Phòng trừ các bệnh: đốm đa giác, đốm tròn hại lá, bệnh thán thư, bệnh lở cổ rễ, bệnh Phytopthora hại gốc, hại rễ... bằng các loại thuốc như Sunphát đồng, Boócđô 1%, Ridomil 68 WP, Aliette 80WP...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Hồng Bảo Lâm quả nhỏ hình trái tim, có 4 rãnh dọc không sâu lắm, trọng lượng quả bình quân 50-80g, chín vào tháng 8 âm lịch, chủ yếu dùng ăn tươi dưới dạng hồng ngâm. Khi chín vỏ quả màu vàng đất, ăn giòn, không hạt, ngọt và thơm. Tỷ lệ phần ăn được 82,38%, chất khô 23,1%, axit 0,23%, đường tổng số 12,36%, caroten 5,54mg trong 100 g chất khô. Hồng Bảo Lâm sai quả, dễ trồng, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu vùng núi cao, cho hiệu quả cao nên hiện đang được bảo tồn và phát triển mạnh ở các xã Bảo Lâm, Lộc Yên, Thanh Lòa, Thạch Đạn… và rải rác ở các huyện khác trong tỉnh Lạng Sơn với diện tích khoảng 350ha.
Cũng như nhiều giống hồng khác, hồng Bảo Lâm ưa khí hậu á nhiệt đới, mát mẻ. Hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có thể trồng được. Hồng có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng dày trên 70cm, thoát nước tốt vì khả năng chịu hạn tốt nhưng không chịu được úng ngập, độ pH từ 5-5,5. Theo kinh nghiệm của bà con Lạng Sơn, nên trồng trên các loại đất sét, đất thịt pha sét ở vườn đồi nơi có nhiều ánh sáng thì cây sinh trtưởng tốt hơn, tán xoè rộng và thấp, quả nhiều, chất lượng cao.
- Thời vụ trồng tốt nhất từ tháng 1-2 dương lịch (trước và sau Tết Nguyên đán).
- Nhân giống: Có thể trồng bằng cành chiết, rễ giâm đã nẩy chồi và cây ghép, trong đó trồng bằng cây ghép là tốt nhất, sớm cho quả, quả sai, chất lượng quả tốt.
- Chuẩn bị đất: Đất được cày, bừa ít nhất 1 lần, dọn hết rễ cây dại, đào hố, lấp phân trước khi trồng từ 20 ngày đến 1 tháng. Với đất bằng hố đào 80 x 80 x 70cm, khoảng cách 6 x 6m hoặc 6 x 5m (277-330 cây/ha); đất đồi 100 x 100 x 90cm, khoảng cách 5 x 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha). Bón lót 20-30 kg phân chuồng + 0,7 kg lân cho mỗi hố.
- Cách trồng: Moi một lỗ giữa hố, bóc hết túi bầu, đặt cây ngay ngắn, lè chặt đất đến ngang miệng bầu, lấp đất cao hơn hố trồng 5-10cm, xung quanh tạo gờ giữ nước. Cắm cọc và buộc giữ cho cây khỏi bị gió lay, tủ lá khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại trong giai đoạn đầu.
- Chăm sóc: Trồng xen các cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đỗ tương vào giữa hàng khi cây hồng chưa khép tán; làm sạch cỏ dại xung quanh gốc. Bón thúc (đạm, kali) 2 lần/năm (tháng 3-4, tháng 6-7); bón cơ bản (lân, phân chuồng, vôi...) vào cuối năm hoặc sau khi thu hoạch (tháng 9-10). Với những cây đang trong thời kỳ KTCB lượng phân bón cho mỗi cây hàng năm gồm: 20-30kg phân hữu cơ + 0,2-0,3kg đạm + 0,5kg lân + 0,2-0,3 kg kali. Với cây đã ra quả ổn định thì tăng thêm: 30-50 kg phân chuồng+ 0,3-0,5kg đạm + 0,5-0,7kg lân + 0,3-0,5kg kali. Nếu có điều kiện thì bón thêm các loại khô dầu, bã mắm, tro bếp, phân gà khô...hoặc phun thêm các loại phân bón qua lá, phân đa vi lượng... vào thời kỳ sau đậu quả rất tốt. Tưới đủ ẩm, nhất là thời kỳ cây ra hoa, nuôi quả. Trong năm đầu nên cắt tỉa, xoa chồi mỗi năm 2 lần bằng cách cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành vượt mọc trong tán để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây đã ổn định ra quả thì chỉ làm vào sau lúc thu hoạch kết hợp bón phân cơ bản.
- Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phát hiện và phun phòng trừ kịp thời các loại đối tượng dịch hại sau: sâu xanh, rệp sáp, rệp muội, sâu đo, câu cấu, sâu đục quả bằng các loại thuốc trừ sâu như Dipterex 90%, Ofatox 400EC, Fastac 5EC... Phòng trừ các bệnh: đốm đa giác, đốm tròn hại lá, bệnh thán thư, bệnh lở cổ rễ, bệnh Phytopthora hại gốc, hại rễ... bằng các loại thuốc như Sunphát đồng, Boócđô 1%, Ridomil 68 WP, Aliette 80WP...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: