Góc khuất của ngành tôm - Bài cuối: Nông dân nhận phần thiệt

  • Thread starter starfoods
  • Ngày gửi
S

starfoods

Guest
Trong chuỗi sản xuất con tôm, thực tế người nuôi tôm chỉ hưởng mỗi phần lãi do chính công lao động của mình bỏ ra, còn lãi ở các công đoạn khác như thức ăn thủy sản, thuốc thú y… đều vào túi doanh nghiệp ngoại.
Đủ thứ chi phí
Ông Nguyễn Văn Minh, ở xã Vạn Thọ huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) có hơn 3.000m2diện tích mặt nước, dù đã nuôi tôm được 14 năm, nhưng năm nay vẫn phải chịu thất bại cay đắng. “Vụ đầu nuôi thắng lợi, nhưng vụ thứ hai tôi thiệt hại 500 triệu đồng, còn vụ thứ 3 đang thả được 45 ngày cũng chưa biết kết quả thế nào”- ông Minh cho biết. Theo ông Minh, trung bình 1 ao tôm 1.600m2 như gia đình ông, tổng chi phí cho một vụ nuôi cũng hết khoảng hơn 1 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tiền thức ăn cho tôm, thuốc thú y, chế phẩm sinh học. “Dù tôm không chết thì người nuôi cũng vẫn phải bán nhà, bán đất để trả tiền cám, tiền thuốc. Nuôi tôm phần rủi ro, thiệt thòi nhất vẫn là nông dân”- ông Minh nói tiếp.

Kiểm tra chất lượng tôm nuôi ở Bình Thuận.

Là người nuôi tôm có diện tích lớn hơn ông Minh, ông Nguyễn Văn Trình ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên- Huế) có 10ha mặt nước có thể nuôi tôm chia sẻ:“Trung bình, mỗi một tấn tôm thương phẩm thu được, người nuôi phải chi phí khoảng 10 triệu đồng tiền thuốc thú y và khoảng 1 triệu đồng tiền chế phẩm sinh học. Như vậy, mỗi một ao tôm 4.000 m2 thì mỗi vụ nếu thu hoạch đạt năng suất cao nhất khoảng 20-23 tấn, sẽ mất tương đương hơn 200 triệu đồng tiền chế phẩm sinh học, và 1 tỷ tiền cám. Nếu được giá, người nuôi vẫn có thể thu lời khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng/ao tôm mỗi vụ”. Tuy nhiên, theo ông Trình, với việc dịch bệnh thường xuyên xảy ra cộng với chi phí các loại tăng vọt thì không phải ai cũng có lãi. Thậm chí gặp thiên tai thì trắng tay là khó tránh khỏi.
Theo thống kê của Hội Nghề cá Việt Nam, hiện thị trường thức ăn cho thuỷ sản có khoảng 80% thị phần do các doanh nghiệp nước ngoài “thâu tóm”. Trong đó thức ăn cho tôm, doanh nghiệp nước ngoài còn chiếm tới 100%, chủ yếu thuộc về các tên tuổi lớn như Uni-President (Đài Loan), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp); chỉ riêng Công ty Uni-President Việt Nam đã chiếm 30-35% thức ăn dành cho tôm ở Việt Nam. Trong khi đó, các công ty này chỉ sử dụng một phần các loại bột của Việt Nam để sản xuất, còn lại là nhập khẩu nguyên liệu ở nước ngoài.
Đối với thuốc thú y cũng ở trong tình trạng tương tự, ông Nguyễn Trần Nghiêm Cung - Tổng Giám đốc Công ty Vinhthinh Biostadt: “Hiện nay, nguồn nguyên liệu thuốc thú y thuỷ sản hầu như là từ nước ngoài. Mặt hàng thuốc thú y thuỷ sản có 2 hình thức là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về phối, chế theo công thức của doanh nghiệp hoặc nhập “nguyên đai nguyên kiện” hay đóng gói lại quy cách nhỏ hơn dưới thương hiệu của Công ty nước ngoài phân phối cho thị trường…”.
Lạm dụng kháng sinh
Do sự “hỗn loạn” của thị trường thuốc thú y và sử dụng của người dân không đúng cách dẫn tới chất lượng tôm thương phẩm cũng là vấn đề đáng báo động. Tổng cục Thuỷ sản cho biết, kháng sinh Oxytetracycline đang được sử dụng phổ biến trong phòng trị bệnh cho tôm nuôi với hàm lượng cao (gấp 2-3 lần so với hướng dẫn của nhà sản xuất) và phần lớn người nuôi dùng theo kinh nghiệm truyền miệng từ người này sang người khác. Trong quá trình sử dụng Oxytetracycline, nếu tôm có dấu hiệu chết, các cơ sở nuôi sẽ thu hoạch ngay và bán rẻ tôm cho thương lái.
Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng mới đây ở một số tỉnh trọng điểm nuôi tôm cũng cho thấy, có tới 94% cơ sở nuôi tôm (228/243) dùng kháng sinh Oxytetracycline để trộn vào thức ăn. Theo Cục Thú y, mặc dù Oxytetracycline là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhưng khảo sát gần đây cho thấy, có tình trạng lạm dụng Oxytetracycline trong quá trình nuôi, đặc biệt là không tuân thủ việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch. Thậm chí, nhiều hộ nuôi tôm còn dùng quá nhiều kháng sinh, dẫn tới làm chết các sinh vật có lợi, khiến tôm yếu, mất khả năng tự kháng bệnh hoặc chết vì sốc thuốc.
Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết, nếu như năm 2013-2013, ngành tôm bị thiệt hại do bệnh EMS (hay còn gọi là bệnh chết sớm), nguyên nhân xác định phần lớn do bệnh hoại tử gan tụy (APHNS) thì năm 2014 xuất hiện thêm bệnh: Hội chứng chậm lớn hay còn gọi là bệnh vi bào tử (EHP). “Mặc dù bệnh chậm lớn không làm tôm chết nhưng nuôi tôm mãi chẳng lớn, trong khi bệnh vi bào tử theo các nhà khoa học loại virus này có thể tồn tại khoảng 60 năm và rất khó tiêu diệt, đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp phòng chống các dịch bệnh mới này cho người nuôi tôm yên tâm”.
Trả lời câu chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch tại phiên giải trình về “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp” mới đây về việc, hiện thị trường thức ăn thủy sản hầu như đều do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ và chi phối, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 60% thị phần. “Chúng ta chủ trương khuyến khích đầu tư, vấn đề là tạo môi trường cạnh tranh, không cho nhóm nào độc quyền, nhóm nào chi phối làm ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân; doanh nghiệp làm theo đúng luật và đúng với đăng ký, hứa hẹn với nông dân.
Kiểm soát khâu giốngĐiểm yếu của ngành tôm hiện nay có 2 vấn đề, đó là con giống và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề con giống là quan trọng nhất, khi con giống đảm bảo chất lượng, quy trình nuôi đảm bảo thì chất lượng cũng sẽ được nâng cao. Hiện chúng tôi đã đề xuất và Bộ NNPTNT đã đồng ý để xây dựng một quy trình quản lý. Theo đó, các doanh nghiệp và người nuôi tôm phải đảm bảo điều kiện về mặt trại giống và về điều kiện nuôi mới được nuôi. Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sảnGỡ cả đầu vào, đầu raĐể phát triển ngành công nghiệp tôm thì cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc đầu vào như: Chất lượng con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, chất lượng nguyên liệu cho đến khâu chế biến phải đảm bảo đạt yêu cầu. Đồng thời cũng cần tập trung giải quyết những khó khăn cho đầu ra như rà soát những yêu cầu chất lượng của các thị trường nhập khẩu, so sánh tính hợp lý của những yêu cầu này để có những phản ứng kịp thời… Ông Trương Đình Hoè – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Cần bỏ nuôi nhỏ lẻKhó khăn nhất hiện nay của ngành tôm là quy mô nuôi của chúng ta rất nhỏ lẻ, nên quy hoạch tổng thể chưa thực hiện được. Theo tôi, Nhà nước nếu quy hoạch tổng thể các vùng nuôi thành “cánh đồng mẫu lớn”, thì mới đem lại bền vững cho người nuôi. Với người dân cần được tuyên truyền, đào tạo thêm về quy trình nuôi, để họ hiểu được vấn đề nuôi tôm bền vững… TS Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giống và dịch bệnh thuỷ sản (Đại học Thuỷ sản Nhà Trang) Phương Vy (ghi)
Thanh Xuân (Dân Việt)
 


Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh: Mừng ít, lo nhiều



Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 6 năm 2009 lên vị trí thứ 4 năm 2013. Dẫu vậy, đây không hẳn là tín hiệu vui.
Tăng trưởng mạnh
Là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu thủy sản, sản lượng thủy sản tiêu thụ tại Trung Quốc đang ngày càng tăng trưởng mạnh. Đây cũng được xem là một trong những thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam. Cụ thể, tỷ trọng của mặt hàng tôm trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng từ 13% năm 2003 lên hơn 66,5% trong năm 2013.

Từ năm 2012, Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 4 của xuất khẩu tôm Việt Nam, chiếm 11,2% tổng tỷ trọng, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản và EU. Trong khi đó, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong năm 2013, mặc dù xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều gặp khó khăn, nhưng xuất khẩu tôm các loại sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng khả quan với trị giá đạt 381,2 triệu USD. So với năm 2003 đến nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã tăng gấp 20 lần.

Cũng theo đánh giá của VASEP, giá tôm xuất khẩu vào Trung Quốc không quá nhiều biến động trong những năm qua. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2013, giá tôm xuất khẩu sang thị trường này được duy trì trong khoảng 7,5 - 8,5 USD/kg và dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. So với Thái Lan, giá tôm Việt Nam tại Trung Quốc đã có bước tiến ngoạn mục khi tăng ở mức cao hơn các đối thủ khác tại Trung Quốc, gồm Thái Lan, Ấn Độ…
 


Back
Top