Gủi tới ban - cách trồng và trăm sóc cây Phật Thủ đạt hiệu quả tốt nhất

  • Thread starter ducthohatay
  • Ngày gửi
các bác cho em hỏi cách trồng và trăm sóc cây Phật Thủ đạt hiệu quả tốt nhất
xin cảm ơn các bác
 


<TABLE class=contentpaneopen><TBODY><TR><TD class=contentheading width="100%"><TABLE cellSpacing=5 cellPadding=2 width="100%"><TBODY><TR><TD colSpan=3>Kỹ thuật nhân giống trồng cây ăn quả

</TD></TR><TR><TD class=label noWrap>Dạng tài liệu</TD><TD width=2>:</TD><TD width="100%">Bài trích bản tin </TD></TR><TR><TD class=label noWrap>Ngôn ngữ tài liệu</TD><TD width=2>:</TD><TD width="100%">Tiếng Việt</TD></TR><TR><TD class=label noWrap>Tên nguồn trích</TD><TD width=2>:</TD><TD width="100%">Nông thôn đổi mới</TD></TR><TR><TD class=label noWrap>Dữ liệu nguồn trích</TD><TD width=2>:</TD><TD width="100%">2004/Số 29/Cách làm ăn mới</TD></TR><TR><TD class=label vAlign=top noWrap>Đề mục</TD><TD vAlign=top width=2>:</TD><TD vAlign=top width="100%">68.35 Trồng trọt </TD></TR><TR><TD class=label noWrap>Từ khoá</TD><TD width=2>:</TD><TD>kỹ thuật nhân giống ; cây ăn quả </TD></TR><TR><TD class=label colSpan=3>Nội dung:</TD></TR><TR><TD width="100%" colSpan=3>
1. Phương pháp chiết cành.​
Chiết cành là tạo ra sự mọc rễ ở cành để có cây con đem trồng.
Sự chiết cành dựa vào tập tính của cây là: Rễ cây hút thức ăn trong đất gồm các hợp chất hữu cơ, các muối khoáng. Các chất này (gọi là nhựa nguyên) được vận chuyển đưa lên lá. Nhờ ánh sáng mặt trời, lá được quang hợp, nhựa được vận chuyển đến các bộ phận của cây. Khi ta cắt khoanh vỏ cành, nhựa bị chặn lại, nên các mô tế bào sùi ra thành một lớp rễ. Vì vậy việc khoanh vỏ phải làm tốt, cạo đến lớp gỗ, nếu còn một phía nào không cạo hết thì việc ra rễ không thực hiện được. Cây để chiết chọn cây mọc khỏe, sung sức, có phẩm chất quả tốt, cây không bị bệnh nhất là bệnh vàng lá ở cam quýt.
Chọn cành chiết là cành đã ổn định, vỏ cành màu nâu, cành to vừa phải, đường kính cành khoảng 2cm. Cành nhỏ sẽ phát triển chậm, cành to quá thì hại cây.
Tuyệt đối không dùng cành bị sâu bệnh, bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá. Không chiết các cành vượt, cành la, cành yếu. Không nên chọn cành mọc ở thân ra.
Nên chọn cành đã phân nhánh, cành ra quả bình thường. Trước khi chiết nên đánh dầu bằng vôi cành định chiết. Trong một cây không nên chiết quá nhiều cành vì sẽ hại cây. Cây được chọn để chiết cành phải bảo đảm cho cây mẹ cân đối, giữ được khung cành phân bố đều, cây sinh trưởng phát triển tốt.
Cành chiết cành như sau:
- Khoanh vỏ: Đối với cành có đường kính 1,5cm thì khoảng cách khoanh là 3cm. Dùng dao cắt hết lớp vỏ, cạo kỹ xung quanh. Đối với loại cây có nhựa mủ, nên để sau một tuần lễ mới bó bầu, nếu bò bầu ngay sau khi cạo thì loại cành này sẽ không ra rễ. Loại cây không có mủ cũng để vài ngày sau mới bó bầu.
- Nguyên liệu làm bầu: Dùng đất thịt nhẹ, phơi khô để ải, đập nhỏ trộn với 1/4 phân chuồng mục và 1/4 mùn đã phân giải để giữ cho bầu chiết tơi xốp và giữ được độ ẩm cần thiết cho sự ra rễ. Để cành chiết ra rễ nhanh và tốt thì dùng thêm hóa chất kích thích.
Các nguyên liệu trên có thể trộn với chất kích thích đã pha sẵn, nắm thành từng nắm to nhỏ tùy theo cành chiết.
Chất kích thích dùng để chiết cành thường là IBA, IAA. Cách dùng theo sự chỉ dẫn trên bao bì.
- Cách bó bầu: Khi đã có bầu nắm sẵn thì dàn đều đất bầu xung quanh cành và phủ chờm ra hai đầu nơi đã cạo vỏ rồi nắm lại. Sau đó dùng giấy PE bọc ngoài, buộc chặt hai đầu bằng sợi nylon bền để giữ ẩm, thuận lợi cho rễ phát triển. Chăm sóc bầu chiết phải luôn đủ ẩm cho rễ phát triển tốt. Không dùng manh chiếu, mo cau, bao tải để bọc vì bầu dễ khô, không ra được rễ.
Thời vụ chiết cành ở miền Bắc thường là vụ xuân (tháng 3, 4), vụ thu (tháng 8 - 9). Trong 2 thời kỳ này, khi chiết cũng cần chọn lúc cây ngừng sinh trưởng lá non. Khi cây đang có mầm non nếu chiết cành, rễ không phát triển được.
Có loại cây có thể chiết quanh năm như cam, chanh, bưởi, quất, nhưng cũng phải chọn lúc cây không có mầm non ra rộ mới được chiết.
Thông thường cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như cam, quýt, bưởi, nhãn... trồng ở miền Bắc chiết vào vụ xuân, hạ gốc vào vụ thu. Các cây có gốc ôn đới như đào, mơ, mận... chiết vụ Đông (sau khi đã rụng lá), hạ bầu đầu vụ xuân (trước lúc ra hoa) tỷ lệ sống cao.
Cây mít chiết vào tháng 3 và chiết táo vào tháng 8 là thích hợp
Sau khi chiết được 3 - 4 tháng cành chiết có rễ đủ tiêu chuẩn thì dùng cưa cắt cành rời khỏi cây mẹ đem gơ.
Cành cắt đem gơ bầu phải có nhiều rễ, rễ đã chuyển sang màu nâu vàng. Nếu rễ còn non như rễ chuối thì cành mang gơ dễ bị chết.
Sau khi cắt cành, phải tỉa đi một nửa số lá hoặc nhiều hơn, nếu để toàn bộ lá, lá sẽ phát tán mạnh trong khi rễ chưa hút đủ nước, các cành lá sẽ khô và bầu chiết dễ chết.
Ngoài việc tỉa lá, phải mở dây buộc 2 đầu bầu rồi nhúng vào nước độ 1 giờ lấy ra, dùng rơm rạ mục trộn với phân hoai và bùn ao đắp thêm vào bầu và xếp vào vườn ươm, buộc cành cho gió không lay; phủ cắt lắp bầu, phủ rơm và tưới ẩm che chắn cho cây. Mùa xuân đem trồng.
2. Phương pháp giâm cành
Nói chung, các cây đều có khả năng ra rễ và mọc cây từ thân. Những cây có vỏ dày, nhiều nhựa thì khả năng này càng lớn. Các cây: dâu da, phật thủ, lựu... giâm cành dễ dàng. Nhưng nhiều cây ăn quả khác đòi hỏi đầu tư công phu hơn mới cho kết quả như: Hồng, vải, bưởi, cam, chanh.
Cách làm : Chọn cành bánh tẻ trên những cây khỏe, không sâu bệnh và phẩm chất tốt. Cắt đoạn cành dài khoảng 15 cm, cắt bớt lá (nên chọn cành phía có nhiều ánh sáng, sức sống mạnh). Cắm phần gốc vắt xuống đất ẩm và nhiều mùn, để trồi lên mặt đất độ 2 - 3 cm. Phía dưới đất từ 1/3 đến 1/2 cành giâm nghiêng hướng về ánh sáng mặt trời. Tưới ẩm hàng ngày, vài tuần sau sẽ mọc rễ và cho ta một cây đem trồng.
Những cây khó giâm như hồng, mít... ta nhân giống từ rễ của chúng. Thông thường các cây này vốn có cây con mọc từ phần rễ nổi trên mặt đất. Ta chặt phần rễ đó đem giâm, hoặc đào một phần cho rễ nổi lên rỗi chặt một đầu cho đứt hẳn. Phía rễ còn lại ta tưới ẩm và đắp đất có đủ dinh dưỡng, về sau phần rễ này sẽ mọc cây con. Cũng có thể cắt đứt hẳn từng đoạn rễ có đường kính trên 1cm đem giâm ta cũng sẽ có cây con như các loại cành giâm khác.
Phương pháp giâm cành không phức tạp song phải đầu tư công sức mới có kết quả như các cây khó giâm (cam, hồng). Phương pháp này bảo đảm được tính chất của cây bố mẹ mà ta mong muốn.
Nguồn: Sách: Hướng dẫn làm kinh tế gia đình & phát triển, 2003, tr. 13 - 19



</TD></TR></TBODY></TABLE>
Quả Phật Thủ
</TD><TD class=buttonheading align=right width="100%"></TD></TR></TBODY></TABLE><TABLE class=contentpaneopen><TBODY><TR><TD vAlign=top></TD></TR><TR><TD class=createdate vAlign=top></TD></TR><TR><TD vAlign=top>
phat%20thu%204.jpg
Tên thuốc: Fructus citri Sarcodactylis


Tên khoa học: Citrus medica L. var. Sarcodactylis Swingle
Tên gọi thường: Tàu: Fo Shou, Nhật: bushukan, Anh: Finger citron, Buddha Hand citron, VN: Phật thủ
Cách dùng: Quả Phật thủ được dùng làm thuốc trong Đông y, hay chưng trong dĩa trái cây cúng Phật, hay dùng thay cho chanh hay bưởi trong công thức nấu ăn, và làm mứt. Cây Phật thủ cũng được trồng trong chậu kiểng thành bonsai.
Người Việt Nam gọi là Phật thủ tức là bàn tay Phật. Nhưng quả Phật thủ nhìn giống một con bạch tuột vàng với rất nhiều tay dài, hay giống những loại dưa biển hơn là bàn tay của Phật.
Cây Phật thủ hình dáng nhỏ không quá 1.8 mét; cành lá xum xuê và có những gai nhọn trên thân. Cây Phật thủ không chịu lạnh được. Lá dày tròn đầu, hình bầu dục, và hơi có khía ở vành lá. Lá non có màu phơn phớt tím, nhưng rồi đổi thành màu xanh mướt như lá chanh, bưởi, cam… Không biết rõ phát xuất từ đâu, nhưng được thấy trồng nhiều bên Trung quốc ở những vùng như Yunnan, và Zhejiang thuộc về phía nam của Thượng hải. Cây Phật thủ được mang qua trồng ở Hawaii và California bởi di dân vùng đông nam á. Hiện nay cây Phật thủ có mặt khá nhiều ở những vùng miền nam nắng ấm như Cali, Houston, Louisiana, Florida, v.v… nơi có đông người Việt nam sinh sống.
Hoa Phật thủ và những đọt lá non cũng bắt đầu bằng một màu tim tím dễ thương. Cả những trái non, chưa hình thành từng ngón tay cũng mang một màu tím đôi khi khá đậm tưởng chừng như là màu nâu vậy; khi lớn ra, chúng đổi thành màu xanh lá rồi từ từ ửng vàng hoặc vàng cam trông rất đẹp mắt vì nguyên cây Phật thủ mang nhiều màu sắc nhất là vào cuối thu đầu đông khi những trái Phật thủ bắt đầu chín từng giai đoạn khác nhau. Nụ hoa Phật thủ trở thành trắng nỏn nà và có mùi hương êm dịu - gần như mùi hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh trộn lẫn với nhau. Cây Phật thủ chịu khí hậu trên đồi cao nhưng không lạnh lắm. Hoa nở hai ba lần trong năm nhưng kết trái nhiều nhất vào khoảng đầu thu.

phat%20thu%205.jpg

Quả Phật thủ mang một màu vàng anh. Vỏ dày hơi sần sùi và hay bị nám. Chiều dài có khi hơn 1 gang tay và chỗ mấy ngón tay xòe ra rộng nhất cũng bằng cái đĩa ăn cơm. Một trái Phật thủ có thể chia ra cả 20 “ngón tay”. Vỏ màu vàng và có mùi thơm lâu dài đặc biệt gần giống như giữa mùi hoa mơ với hoa mộc lan vậy. Mùi thơm này tiết ra bởi chất beta-ionone trong vỏ và là một loại hóa chất thiên nhiên tìm thấy ở rất nhiều hoa quả. Bên trong quả Phật thủ chỉ có phần sốp trắng, không có tí ruột nào ăn được mà cũng chẳng có hột. Những quả còn nhỏ chưa chín thường được phơi khô để sắc thuốc. Vỏ vàng của trái chín cũng được dùng làm thuốc, hay nấu chè, làm mứt, hoặc dùng để thêm hương vị trong nhiều loại nước uống và cả những loại rượu nữa.
Phật thủ được ưa chuộng vì hình thù rất lạ lẫm và mùi hương thơm dễ chịu. Người Á Đông xem Phật thủ như một loại trái cây may mắn và mang lại tuổi thọ lâu dài. Người ta thường chúc thọ hay chúc Tết mâm hoa quả có trái Phật thủ, và cũng hay mang lên chùa cúng Phật. Chỉ có người Tây phương là chưa biết rõ công dụng của nó chứ Phật thủ đã được xử dụng ở Trung quốc từ khoảng thế kỷ thứ 10 qua những vị thuốc gia truyền còn ghi lại.
Từ trái non, trái chín, đến là và hoa đều được xử dụng trong nhiều thang thuốc bắc. Phật thủ có vị đắng, chát, chua, và thuộc vị ấm. Chất chua mang nhiều vitamin C, glu-cô-xít, dầu, và 1 tí xíu vị ngọt nên rất tốt để “rửa ruột” (detoxification). Cũng như cam, quít, bưởi, và chanh, Phật thủ giúp cho bộ phận tiêu hóa được nhẹ nhàng dễ chịu hơn, đồng thời tăng kháng tính của cơ thể, và điều hòa chất kiềm và chất chua trong người. Phật thủ nấu nước uống có thể làm giảm đau kinh nguyệt, hay phơi khô, sắc ra, chưng uống để hạ bớt cơn say vì rượu bia.
phat%20thu%201.jpg

Tìm kiếm dữ liệu về quả Phật thủ bằng Google trên mạng đưa đến những món ăn khá hấp dẫn như mứt Phật thủ,nhiều loại bánh kẹo, nước uống và cả một loại rượu mạnh mang tên vodka Phật thủ nữa (http://www.hangarone.com/).
Cây Phật thủ được bán trong chậu kiểng loại bonsai, hay bằng cách ghép cành để trồng trong vườn tư gia ở những vùng ấm áp miền nam (giá cũng khá đắt, một cây con chừng 3 inch trong chậu 5 gallon để giá gần $70). Cây Phật thủ và nhất là những trái lạ đời sẽ làm cho bất kỳ ai trông thấy cũng ngỡ ngàng và hiếu kỳ muốn biết.
Đang lúc trong mùa, quả Phật thủ thường được bày bán ở những chợ Á đông, một vài chợ Mỹ hạng cao cấp, và những sập hàng vùng nông thôn mang ra bán bên vệ đường.
(Có một lần tôi thấy chợ HEB ở Texas có bán Phật thủ: nhiều người đến tò mò sờ nắn, ngắm nhìn, đưa lên mũi ngửi mùi thơm, nhưng không thấy ai mua cả, chắc họ chẳng biết làm gì với nó. Giá tiền cũng khá cao, nhất là cho một loại trái cây làm cảnh thôi không ăn được: có mình tôi bỏ tiền ra mua 1 trái - gần 18 đô-la… hihi. Thôi thì đem về treo lên kính chiếu hậu trong xe, hy vọng người ta không tưởng là tôi treo bàn tay người thật… ít ra xe tôi sẽ có mùi thơm ngào ngạt, và biết đâu đó tụi trộm cắp xe sẽ hoảng sợ mà không đụng đến xe tôi.)

Thánh Thủy (The Buddhist Translation Group)

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
Last edited:
Chưa thấy nói kỹ thuật đặc biệt nào để trồng Phật Thủ cả.
Những điều viết ở đây chỉ là kiến thức nông nghiệp căn bản
và phổ thông thôi.
 
Em tìm giống cây này nhưng khó quá,các anh chị nào co xin chia sẽ giúp.

Thanks
 
khí hậu như ở bình thuận trồng được cây phật thủ khong ạk

xin chào, mình muốn hỏi là loại cây này thích hợp trồng ở bình thuận được không ạk, và nếu mua giống thì mua ở đâu, và diển đàn có biết nơi nào nhận cho mình đi học hỏi, tham quan vườn cây không ạk, xin cám ơn , thân
 

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY PHẬT THỦ

* Đặc điểm giống: Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng: Phật thủ có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 - 3, v ụ thu đông trồng từ tháng 8 – 10.

* Mật độ trồng
- Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m.
- Kích thước hốc trồng 0,6x0,6x0,6m.
- Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5 -0,6m, rộng 0,8-1m.
- Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 -0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất
nghiêng <5% không vun mô.

* Đất trồng: Trộn thêm vôi bột 1 kg + phân h ữu cơ hoai m ục 10 -15kg + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bả dừa, bả đậu) + Super lân 1kg.
* Cách trồng: Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào h ốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.

* Phân bón:
- Bón lót: Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đ ặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 - 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.

- Bón thúc: Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 mu ỗng canh phân Urê pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Có thể bổ sung phân lân, Kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 - 5 để tưới cho cây. Bón thúc t ừ năm thứ hai là 100 – 500g phân Urê/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.

* Chống rét: Cây Phật thủ chịu rét yếu, nhiệt độ thíc hhợp là 22oC – 26oC. Tưới nước nên căn cứ theo mùa, khi nhiệt độ thấp 3-4 ngày tưới một lần. M ùa hè nhi ệt độ cao, ngày tưới 1 lần. Cây Phật thủ ưa sáng, nên phải để chậu trồng cây n ơi có ánh sáng trực tiếp. Đặc biệt, loại cây này dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả, phải kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá, giữ được lá là giữ được quả. Mùa thu chỉ giữ lại ít ngọn để năm sau cho quả. Vào mùa đông, không nên để gió lạnh thổi vào cây, phải khống chế lượng nước tưới, giữ cho chậu ẩm vừa.

* Tỉa cành tạo tán: Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.

* Bổ sung đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.

2. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thu ốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP , Cymbush, Lannate ...

- Rầy chổng cánh: Là đ ối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thuốc Applaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND ...

- Rầy mềm: Chích hút nh ựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan
50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND...

- Nhện đỏ: Ấu tr ùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol...

- Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux...

- Bệnh thối gốc - chảy nhựa: B ệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN,
aliett 80 BHN, Copper Zine...

- Bệnh vàng lá gân xanh : Triệu chứng cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

3. Thu hoạch
Khi quả chín vàng thì tiến hành thu ho ạch, nên thu hoạch v ào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa ho ặc có sương mù nhiều vì qu ả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
Chúc bạn đạt được năng suất cao và phẩm chất quả tốt!
Cơ sở sản xuất cây giống Hoàng Chiến ( call: 0988378598)
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
 
giống cây này hiện nay có bán ở đâu? và khí hậu như gia lai có thích hợp trông cây phật thủ này không? ai biết trả lời giùm em với :)
 
Phật thủ là một giống Cam, Bưởi, nên kỹ thuật
trồng nó cũng như trồng Cam, Bưởi thôi. Muốn
tới đỉnh cao kỹ thuật, không có trong sách đâu.
Cũng chẳng ai gia truyền bí kíp cho bạn. Bạn
phải trồng vài năm, sống chết với nó, thì mới
có gia truyền bí kíp của mình. Cũng nên nhớ,
Phật Thủ có nhiều giống, và kỹ thuật trồng giống
này không mang lại lợi ích cao nhất với giống
khác đâu.

Trong bài thứ nhất, có nói, ruột Phật Thủ chỉ là
phần trắng, chẳng có gì, thì ấy là nói sai. Ruột
Phật Thủ y chang một trái Bưởi, Cam, Chanh. Có
điều là ruột nó teo lại, nhỏ xíu, như một trái
chanh non, có đủ múi, tép khô, và không có hạt.

Theo tìm hiểu của tôi từ mấy năm trước còn nhớ lại,
không có kiểm chứng, thì Phật Thủ Việt Nam có 2
giống ra tiền nhất. Ấy là Phật Thủ gần Hà Nội, da
xanh và vàng, trái bự, nhiều ngón, đắt tiền, nhưng
một cây có ít trái thôi. Giống thứ hai là ở miền
Trung Du, xa hơn nữa về phía Thái Nguyên. Giống này
cây nhỏ, mau trái, trái cỡ trung bình, da màu cam
chín đỏ, tiền trái ít hơn vì nhỏ hơn và ít ngón tay
hơn. Bà con đợi đến Tết, mùa bán Phật Thủ, theo giõi
báo chí, sẽ biết rõ về hai giống Phật Thủ này.

Lấy giống Phật Thủ, rất khó, vì khó tin người bán
có thật thà hay không. Bạn mua cây con về, gốc chỉ
bằng ngón tay út, chiều dài cành và ngọn chưa được
2 gang tay. Mang về trồng mất 2 năm mới bói, thì
lại ra trái cam, trái quýt thì sao? Ai biết được
nó là giống ra trái bự bán vài triệu đồng một trái,
hay là giống Phật Thủ Trung Quốc, cũng nhiều trái,
nhưng trái nhỏ? Người ta mua Phật Thủ Trung Quốc
về, giá rẻ bèo, nói rằng đó là nhà vườn chiết ra
thì cách nào biết? Khi bạn trồng có trái không bán
được triệu đồng, thì người ta nói, đó là kỹ thuật
của bạn không phải gia truyền.

Còn Phật Thủ có trồng được ở Tây Nguyên hay Miền
Tây Nam bộ, thì ắt hẳn trồng được, mọc tốt, nhưng
ra trái thế nào, thì phải thử nghiệm. Có thể nó
ra hàng trăm trái, mỗi trái bạc tỷ thì sao? Lúc
ấy thì mấy làng Phật Thủ ngoài bắc chỉ có khóc,
bán trái rẻ như bèo. Chuyện gì cũng có thể xảy ra,
bà con ạ. Không dám liều, thì không làm giàu.
 
Theo mình biết thì nó thích hợp với khí hậu ở Miền Bắc. Còn Miền Nam mình chưa thấy và hiệu quả trồng như thế nào.
anhmytran: Bạn nói đúng. Nhưng mà
Nó thuộc họ cam, quýt.... Nó ghép với gốc của họ cam quýt. Không phải ghép 100% cho ra giống Phật Thủ nhưng nó cũng phải đạt trên 99.9 %.
Còn về kỹ thuật chỉ là chung thôi. Chứ nếu mình trồng thì mình rút ra được kinh nghiệp.
Cùng là Nông Dân thì ít có lừa nhau lắm. Cẩn thận là vẫn tốt.
Để có một cơ sở sản xuất cây giống người ta chi ra hàng tỷ đồng đương nhiên người ta không mang tiền chơi chơi như bạn nói đâu.Làm ăn có uy tín còn lần này lần sau.
Chúc bà con nông dân thành công!
" Làm giàu không khó. Cái khó là phải liều''.
 
Last edited by a moderator:
Bạn Xuân Lê: tôi không có nói chuyện ghép Phật Thủ.
Tôi chỉ biết Phật Thủ chiết thôi. Phật thủ không có
hạt, nên làm sao mà ghép? Chỉ chiết là đủ rồi. Ghép
là việc làm với những cây có hạt mọc lên cây con được.
Ví dụ như cây trái Bơ, cây trái Trám, cây trái Lê.

Những cây này lấy giống từ hạt thì trái thường không
ngon bằng trái cây gốc tổ. Vì thế, người ta ươm hạt
cây thường, trái không ngon lắm, nhưng mọc to khỏe,
rồi sau đó ghép mầm cây tổ lên, chỉ một hai năm sau
là có trái ngon. Gọi là cây tổ, chứ không phải cây mẹ,
vì các cây con, cây cháu, cây chắt lại tiếp tục ghép
lên mãi đời sau.

Bạn nói có thể ghép Phật Thủ lên gốc Cam Chanh Bưởi,
chắc chắn là được, nhưng tôi theo dõi báo chí, thì
không thấy ai nói vậy cả. Thật ra, người Việt ít có
thói ghép cây. Ngày xưa tôi ở Việt Nam, thày giáo cũng
daỵ ghép cây, và bắt học trò chúng tôi phải thực tập.
Tuy vậy, dân làng chẳng ai ghép cây gì cả.

Cây trái Bơ, thì người Mỹ ghép giống Hass. Cây trái
Trám thì người Việt ghép mầm cây cái, thì mới chắc có
trái, chứ gieo hạt mọc lên có thể là cây đực, không
có trái. Cây trái Lê, thì người Việt ghép lên Lê hoang,
gọi là cây Mắc Cọọc. Cây này trái nhỏ và chát, nhưng
rất khỏe. Ghép Lê lên nó thì trái vẫn ngon ngọt. Người
Mỹ thì không ghép Lê, vì nó mọc tốt ở Mỹ rồi. Cây trái
Bơ giống Hass thì đều ghép, có đến hàng triệu cây.
 
``tôi không có nói chuyện ghép Phật Thủ.
Tôi chỉ biết Phật Thủ chiết thôi. Phật thủ không có
hạt, nên làm sao mà ghép? Chỉ chiết là đủ rồi``
anh mới ở trên trời hay sao mà bảo là phật thủ ko có hạt ko ghép được. người ta vẩn lấy phật thủ ghép vào cây có múi đó thui.
`
`Ghép là việc làm với những cây có hạt mọc lên cây con được.
Ví dụ như cây trái Bơ, cây trái Trám, cây trái Lê.
câu này càng ko hiểu. tại sao lại có hạt mọc lên mới ghép được.
``Những cây này lấy giống từ hạt thì trái thường không
ngon bằng trái cây gốc tổ``
anh có chắc chắn là hạt lên ko ngon băng cây tổ ko. anh suy nghi kỹ chưa mà nói vậy. hay a chỉ thuận miệng nói cho vui.
 
Thứ nhất: Cây phải có hạt, ươm lên cây con,
thì mới ghép lên nó được. Nếu không có hạt,
thì nó chỉ ghép lên cây khác được mà thôi.
Trường hợp bạn nói ghép phật thủ lên cây khác
thì đúng. Tôi đã hiểu nhầm lời nói của bạn.

Thứ hai: Cây lấy mầm ghép lên cây khác, thì
mầm ấy giữ tính chất của cây tổ. Nếu lấy hạt
gieo, thì cây con không giữ tính chất của cây
tổ. Điều này đã khẳng định, khỏi nói thêm.
Trường hợp bạn ghép mầm Phật Thủ lên cây khác,
thì mầm đó cho trái Phật Thủ như cây Tổ. Phật
Thủ không có hạt, nên chuyện gieo hạt ươm Phật
thủ ra trái như cây mẹ là không có, nên không
cần bàn đến.

Dù sao, cây ăn trái mà ngon, muốn giữ giống
trái ngon, chỉ có cách lấy mầm nó ghép lên cây
khác, chứ không bao giờ gieo hạt ươm cây. Điều
này không cần bàn nhiều. Tôi không có thì giờ
"thuận miệng nói cho vui."

Gần đây, trong diễn đàn này, chỉ có TimGa hay
tranh luận với tôi. Có nhiều lần, không đi vào
vấn đề kỹ thuật nghề Nông, nhưng tôi vẫn chiều
mà tiếp tục bàn luận. Mong rằng qua nhiều lần
lời qua tiếng lại, TimGa sẽ không còn những lời
lẽ khích động nữa. Đó cũng là cái tốt mà diến
đàn có thể mang lại cho bạn. Đừng bỏ đi nhé.
 
Mình cũng đang tìm hiểu về kinh nghiệm cách bón phân NPK ( cụ thể là NPK 16-16-8...và NPK 15.15.15) hiệu quả cho cây phật thủ. Diễn đàn biết thì chia sẻ giúp mình với. Cảm ơn!
 
Phật thủ là một giống Cam, Bưởi, nên kỹ thuật
trồng nó cũng như trồng Cam, Bưởi thôi. Muốn
tới đỉnh cao kỹ thuật, không có trong sách đâu.
Cũng chẳng ai gia truyền bí kíp cho bạn. Bạn
phải trồng vài năm, sống chết với nó, thì mới
có gia truyền bí kíp của mình. Cũng nên nhớ,
Phật Thủ có nhiều giống, và kỹ thuật trồng giống
này không mang lại lợi ích cao nhất với giống
khác đâu.

Trong bài thứ nhất, có nói, ruột Phật Thủ chỉ là
phần trắng, chẳng có gì, thì ấy là nói sai. Ruột
Phật Thủ y chang một trái Bưởi, Cam, Chanh. Có
điều là ruột nó teo lại, nhỏ xíu, như một trái
chanh non, có đủ múi, tép khô, và không có hạt.

Theo tìm hiểu của tôi từ mấy năm trước còn nhớ lại,
không có kiểm chứng, thì Phật Thủ Việt Nam có 2
giống ra tiền nhất. Ấy là Phật Thủ gần Hà Nội, da
xanh và vàng, trái bự, nhiều ngón, đắt tiền, nhưng
một cây có ít trái thôi. Giống thứ hai là ở miền
Trung Du, xa hơn nữa về phía Thái Nguyên. Giống này
cây nhỏ, mau trái, trái cỡ trung bình, da màu cam
chín đỏ, tiền trái ít hơn vì nhỏ hơn và ít ngón tay
hơn. Bà con đợi đến Tết, mùa bán Phật Thủ, theo giõi
báo chí, sẽ biết rõ về hai giống Phật Thủ này.

Lấy giống Phật Thủ, rất khó, vì khó tin người bán
có thật thà hay không. Bạn mua cây con về, gốc chỉ
bằng ngón tay út, chiều dài cành và ngọn chưa được
2 gang tay. Mang về trồng mất 2 năm mới bói, thì
lại ra trái cam, trái quýt thì sao? Ai biết được
nó là giống ra trái bự bán vài triệu đồng một trái,
hay là giống Phật Thủ Trung Quốc, cũng nhiều trái,
nhưng trái nhỏ? Người ta mua Phật Thủ Trung Quốc
về, giá rẻ bèo, nói rằng đó là nhà vườn chiết ra
thì cách nào biết? Khi bạn trồng có trái không bán
được triệu đồng, thì người ta nói, đó là kỹ thuật
của bạn không phải gia truyền.

Còn Phật Thủ có trồng được ở Tây Nguyên hay Miền
Tây Nam bộ, thì ắt hẳn trồng được, mọc tốt, nhưng
ra trái thế nào, thì phải thử nghiệm. Có thể nó
ra hàng trăm trái, mỗi trái bạc tỷ thì sao? Lúc
ấy thì mấy làng Phật Thủ ngoài bắc chỉ có khóc,
bán trái rẻ như bèo. Chuyện gì cũng có thể xảy ra,
bà con ạ. Không dám liều, thì không làm giàu.
Cảm ơn tiền bối vì những chia sẻ trên. Chắc em dính cây giống của thằng Tập Cận Bình rồi :)) đáng lẽ phải đọc bài này sớm hơn.
 
Theo mình biết thì nó thích hợp với khí hậu ở Miền Bắc. Còn Miền Nam mình chưa thấy và hiệu quả trồng như thế nào.
anhmytran: Bạn nói đúng. Nhưng mà
Nó thuộc họ cam, quýt.... Nó ghép với gốc của họ cam quýt. Không phải ghép 100% cho ra giống Phật Thủ nhưng nó cũng phải đạt trên 99.9 %.
Còn về kỹ thuật chỉ là chung thôi. Chứ nếu mình trồng thì mình rút ra được kinh nghiệp.
Cùng là Nông Dân thì ít có lừa nhau lắm. Cẩn thận là vẫn tốt.
Để có một cơ sở sản xuất cây giống người ta chi ra hàng tỷ đồng đương nhiên người ta không mang tiền chơi chơi như bạn nói đâu.Làm ăn có uy tín còn lần này lần sau.
Chúc bà con nông dân thành công!
" Làm giàu không khó. Cái khó là phải liều''.
em chỉ sợ hôm nay nói "làm giàu không khó..." rồi một vài năm sau lại nói....."năm xưa lỡ lờ" :)) cũng phải có cái đam mê, tìm tòi, để hiểu cây, hiểu đất....đúng ko bác? thấy người ta giàu cũng a dua trồng theo phong trào thì chưa đủ. Em thì mới bắt đầu tìm hiểu, trồng thử vài cây thôi, hơn nữa em chỉ xác định trồng bonsai, phục vụ cái đam mê nghệ thuật của mình :D
 


Back
Top