82/262 xã thiếu nước - 290 nghìn người không còn nước sinh hoạt, 20 nghìn ha lúa màu, ngô, đậu và hàng nghìn ha cây ăn quả bị chết. Nguy cơ hàng vạn con trâu bò không còn cỏ để ăn, không còn nước để uống nếu, hạn hán còn cứ kéo dài thì Hà Tĩnh phải đối mặt với thiệt hại khủng khiếp hơn.
Theo báo cáo của Sở NN&NTNT cho đến nay các hồ chứa nước vừa và nhỏ ở 7 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà đều đã cạn kiệt không còn nước chết, trên 80% dân số các xã ở vùng biển ngang Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh giếng khoan và giếng đào nước đã cạn kiệt, người dân trong vùng phải tần tảo tìm đến các ao hồ nơi nào còn các vũng nước đọng họ xúm nhau khoét sâu xuống lòng đất đợi nước rỉ ra múc về qua lọc sử dụng. Theo những người dân địa phương ở xã Hộ Độ cho rằng đã gần thế kỷ nay chưa bao giờ hạn hán đến mức nước dưới lòng đất cũng bị cạn kiệt như năm nay.
Theo ông Hợi Chi cục thuỷ lợi thuộc Sở NN&PTNT thì nguyên nhân của hạn hán nặng nề đối với Hà Tĩnh là do lượng mưa 6 tháng đầu năm 2009 so với cả năm chỉ đạt được 11,4% đến 26,7% đặc biệt năm nay không có lũ tiểu mạn, mưa ít, nắng nhiều lượng nước bốc hơi rất lớn dẫn đến các hồ đập nước xuống rất nhanh. Tại các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang nhiều người dân cho rằng; hạn hạn xảy ra cũng có phần do rừng bị chặt phá nhiều, không giữ được nước dẫn đến các hồ đập thiếu nước; bên cạnh một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được đầu hàng chục năm do mưa bão, lũ quét bị xói lỡ không giữ được nước. Tại Hương Khê hiện có đến gần nữa dân số thiếu nước sinh hoạt, vườn bưởi Phúc Trạch gần 2 nghìn ha đầu năm được đánh giá là 1 năm bội thu nhưng đến nay 2/3 diện tích cây đứng rũ lá, quả teo tóp khô dần vì không có nước tưới.
Một cán bộ thuỷ lợi phòng NN&PTNT cho rằng nguồn nước cấp từ các hồ đập, sông suối tất cả đều ở mức nước chết. Cả huyện có hàng chục trạm bươm nước nay chỉ còn lại vài ba trạm hoạt động. Hương Khê chỉ có một giải pháp hữu hiệu là bơm nước ngược từ sông Ngàn Sâu lên nhưng phương án này cũng chỉ là trong dự tính còn thực thi được thì cũng phải có hàng trăm tỷ đồng bỏ ra may sao chỉ cứu được hạn cho một số vùng mà thôi. Còn ở Nghi Xuân đều phụ thuộc vào nguồn nước Sông Lam do thời điểm trước mất điện, dân không bơm được nước, đến nay có điện thì độ mặn đã lên tới 8,23%0 nên hàng nghìn ha lúa của huyện Nghi Xuân chịu chết đứng trơ trụi.
Ông Nguyễn Duy Trinh chủ tịch UBND huyện Hương Sơn: Hương Sơn năm nay nguy cơ mất mùa do hạn hán sẻ rất nặng nề bởi tất cả các hồ đập đến thời điểm này vét không còn nước. Đặc biệt nhân dân ở vùng hạ huyện đều khát nước vì sông ngàn phố cạn đến mức nhiều đoạn trơ đáy các giếng đào cũng cạn kiệt.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Quốc Hùng, nhà chuyên môn về thuỷ lợi cho rằng; nguyên nhân hạn hán trên là do từ 10 cái nhất: Thời gian hạn kéo dài nhiều tháng nhất; nhiệt độ cao nhất so với trước đây; lượng mưa nhỏ nhất toàn tỉnh chỉ đạt 20% so với các năm trước; độ mặn nhất 8,23%o tại sông Lam so với những năm trước; mức nước kiệt nhất bởi âm 1,43m như ở tại trạm bơm Linh Cảm; các trạm bơm treo nhiều nhất 173/531 trạm không có nước mà bơm; hồ đập nhỏ bị cạn kiệt nhiều nhất 221/345; hồ Kẽ Gỗ phải xả nước nhiều nhất bình quân 90 triệu m3/ tháng. Ông Hùng cho rằng còn 2 cái nhất để giành cho các địa phương về tinh thần chống hạn đủng đỉnh nhất; vung phí nước nhiều nhất, 2 yếu tố trên dẫn đến góp phần càng thêm hạn.
Để đối phó với nguy cơ hạn hán nói trên, tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra giải pháp, các huyện miền núi cần giành dụm mức nước cần thiết ở các hồ đập không vung phí, không bơm nhiều để giữ lại độ ẩm và giữ lại một ít nước cho sinh hoạt của người và GSGC; phải thực sự ra quân chống hạn như chống giặc; điều tiết nguồn nước còn lại vào hoà mạng cho các khu tưới như nước hồ Kẽ Gỗ bổ sung vào Sông Nghèn, bơm nước Linh Cảm bổ sung vào khu vực thượng nguồn Sông Nghen, lấy nước từ hồ Sông Rác, hồ Thượng Tuy đổ vào hồ Kẽ Gỗ. Theo nhận định của một số chuyên gia thuỷ lợi ở Hà Tĩnh; nếu hạn hạn cứ kéo dài từ nay đến một tháng nữa thì hồ lớn Kẽ Gỗ, Sông Trí sẽ cạn kiệt, đây là một báo động đỏ nguy cơ những gì sẻ diễn ra trước mắt với người dân Hà Tĩnh.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Theo báo cáo của Sở NN&NTNT cho đến nay các hồ chứa nước vừa và nhỏ ở 7 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà đều đã cạn kiệt không còn nước chết, trên 80% dân số các xã ở vùng biển ngang Nghi Xuân, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh giếng khoan và giếng đào nước đã cạn kiệt, người dân trong vùng phải tần tảo tìm đến các ao hồ nơi nào còn các vũng nước đọng họ xúm nhau khoét sâu xuống lòng đất đợi nước rỉ ra múc về qua lọc sử dụng. Theo những người dân địa phương ở xã Hộ Độ cho rằng đã gần thế kỷ nay chưa bao giờ hạn hán đến mức nước dưới lòng đất cũng bị cạn kiệt như năm nay.
Theo ông Hợi Chi cục thuỷ lợi thuộc Sở NN&PTNT thì nguyên nhân của hạn hán nặng nề đối với Hà Tĩnh là do lượng mưa 6 tháng đầu năm 2009 so với cả năm chỉ đạt được 11,4% đến 26,7% đặc biệt năm nay không có lũ tiểu mạn, mưa ít, nắng nhiều lượng nước bốc hơi rất lớn dẫn đến các hồ đập nước xuống rất nhanh. Tại các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang nhiều người dân cho rằng; hạn hạn xảy ra cũng có phần do rừng bị chặt phá nhiều, không giữ được nước dẫn đến các hồ đập thiếu nước; bên cạnh một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được đầu hàng chục năm do mưa bão, lũ quét bị xói lỡ không giữ được nước. Tại Hương Khê hiện có đến gần nữa dân số thiếu nước sinh hoạt, vườn bưởi Phúc Trạch gần 2 nghìn ha đầu năm được đánh giá là 1 năm bội thu nhưng đến nay 2/3 diện tích cây đứng rũ lá, quả teo tóp khô dần vì không có nước tưới.
Một cán bộ thuỷ lợi phòng NN&PTNT cho rằng nguồn nước cấp từ các hồ đập, sông suối tất cả đều ở mức nước chết. Cả huyện có hàng chục trạm bươm nước nay chỉ còn lại vài ba trạm hoạt động. Hương Khê chỉ có một giải pháp hữu hiệu là bơm nước ngược từ sông Ngàn Sâu lên nhưng phương án này cũng chỉ là trong dự tính còn thực thi được thì cũng phải có hàng trăm tỷ đồng bỏ ra may sao chỉ cứu được hạn cho một số vùng mà thôi. Còn ở Nghi Xuân đều phụ thuộc vào nguồn nước Sông Lam do thời điểm trước mất điện, dân không bơm được nước, đến nay có điện thì độ mặn đã lên tới 8,23%0 nên hàng nghìn ha lúa của huyện Nghi Xuân chịu chết đứng trơ trụi.
Ông Nguyễn Duy Trinh chủ tịch UBND huyện Hương Sơn: Hương Sơn năm nay nguy cơ mất mùa do hạn hán sẻ rất nặng nề bởi tất cả các hồ đập đến thời điểm này vét không còn nước. Đặc biệt nhân dân ở vùng hạ huyện đều khát nước vì sông ngàn phố cạn đến mức nhiều đoạn trơ đáy các giếng đào cũng cạn kiệt.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Quốc Hùng, nhà chuyên môn về thuỷ lợi cho rằng; nguyên nhân hạn hán trên là do từ 10 cái nhất: Thời gian hạn kéo dài nhiều tháng nhất; nhiệt độ cao nhất so với trước đây; lượng mưa nhỏ nhất toàn tỉnh chỉ đạt 20% so với các năm trước; độ mặn nhất 8,23%o tại sông Lam so với những năm trước; mức nước kiệt nhất bởi âm 1,43m như ở tại trạm bơm Linh Cảm; các trạm bơm treo nhiều nhất 173/531 trạm không có nước mà bơm; hồ đập nhỏ bị cạn kiệt nhiều nhất 221/345; hồ Kẽ Gỗ phải xả nước nhiều nhất bình quân 90 triệu m3/ tháng. Ông Hùng cho rằng còn 2 cái nhất để giành cho các địa phương về tinh thần chống hạn đủng đỉnh nhất; vung phí nước nhiều nhất, 2 yếu tố trên dẫn đến góp phần càng thêm hạn.
Để đối phó với nguy cơ hạn hán nói trên, tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra giải pháp, các huyện miền núi cần giành dụm mức nước cần thiết ở các hồ đập không vung phí, không bơm nhiều để giữ lại độ ẩm và giữ lại một ít nước cho sinh hoạt của người và GSGC; phải thực sự ra quân chống hạn như chống giặc; điều tiết nguồn nước còn lại vào hoà mạng cho các khu tưới như nước hồ Kẽ Gỗ bổ sung vào Sông Nghèn, bơm nước Linh Cảm bổ sung vào khu vực thượng nguồn Sông Nghen, lấy nước từ hồ Sông Rác, hồ Thượng Tuy đổ vào hồ Kẽ Gỗ. Theo nhận định của một số chuyên gia thuỷ lợi ở Hà Tĩnh; nếu hạn hạn cứ kéo dài từ nay đến một tháng nữa thì hồ lớn Kẽ Gỗ, Sông Trí sẽ cạn kiệt, đây là một báo động đỏ nguy cơ những gì sẻ diễn ra trước mắt với người dân Hà Tĩnh.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: