Có rất nhiều nghệ nhân sống cả một đời người , chỉ nuôi đúng một loài chim mà thôi đó là con chim cu đất ... và cũng đã có biết bao nhiêu người phải đau đầu vì hai sắc màu đen và trắng ... nghiên cứu đến bạc cả đầu... mà vẫn không sao hiểu hết ý nghĩa của nó , không tài nào lý giải được ....tại sao con này gù nhiều mà cườm chỉ có vài chục hạt ... con kia cườm khỏi chê mà lại gù chỉ có mấy hơi ....tại sao vậy , tại sao vậy ??? .... cũng vì cái câu tại sao vậy mà hôm nay Nguyên mạo muội ghi đôi dòng chữ nho nhỏ này gởi đến các anh em trên diễn đàn , những người có cùng đam mê , cùng sở thích giống như Nguyên...cái cảm giác hồi hộp khi con bổi dữ bay về ...núp vào cho kỹ nghen ! ...rồi cái cảnh tay run run , mừng mừng khi ta bắt được .... vừa hảnh diện vừa kiêu hảnh ( chỉ kiêu hảnh với mình thôi nghen ...) ... Ôi ! đã quá .... chiều nay cúng ông địa nảy chuối nghen !!! Xét về cườm của chim cu đất thì có hai màu chính đó là : Đen và Trắng , ngoài ra còn có màu vàng đất hay đỏ đất mà nhiều nghệ nhân cho đây là màu cườm rựng ... Đen là gốc , Trắng là ngọn ....cho nên con nào có gốc cườm đen nhiều thì con đó gù nhiều nhưng nuôi thì lâu lắm mới nổi ...ngược lại con nào có cườm trắng nhiều thì ta nuôi mau nổi nhưng gù không nhiều ... khi ta nhìn vào bộ cườm con chim cu thì màu sắc đập vào mắt chúng ta là màu trắng , sắc trắng chói lòa .... to có , nhỏ có làm sao phân biệt được đây ? Nguyên tôi xin thưa : - Cườm trắng cũng chia ra làm ba loại : + Cườm to như hạt đậu xanh ...+ Cườm nhỏ như hạt mè , có khi còn nhỏ hơn nữa ...+ Cườm nát bấy , không phân biệt được hình dáng gì cả ... Dù to hay nhỏ thì hạt cườm cũng có hình dáng của nó ... cườm chữ u hay còn gọi là cườm vuông loại hạt cườm này chỉ có ở những con mồi gù vô địch , cườm chữ o hay cườm tròn loại này thường , cườm chữ v hay còn gọi cườm mưa rơi ...loại này ít thấy nhưng gù không thua gì loại cườm vuông .... cườm nát bấy không phân biệt được hình dáng loại này tùy thuộc vào khổ cườm ( nếu khổ cườm vuông thì gù vô địch còn khổ cườm bầu bầu thì thua không nuôi ....nhớ nghen ! ) . - Cườm đen cũng chia làm hai loại : + Đen mốc ...khi ta nhìn vào đã không có cảm tình rồi thì làm sao mà chọn nuôi được ...+ Đen bóng loại này nhiều nghệ nhân chọn nuôi vì nó đẹp , óng ánh ...nhìn chung con nào có vòng cườm đen bóng thì con đó nuôi lâu nổi nhưng khi nổi thì 10 con hay đủ 10 ... Ở trên Nguyên chỉ phân tích hai sắc màu đen và trắng thôi ....còn đây mới là vấn đề quan trọng .... tại sao quan trọng nghe nè : Đã gọi là cu cườm thì không con nào giống với con nào từ giọng gáy đến quy , cườm , hình dáng ...mà chúng chỉ na ná nhau mà thôi cũng vì lẽ đó mà ta khó mà phân biệt được ...con nào trống , con nào mái , con nào hay , con nào dở ... chẳng lẻ bó tay sao ! không đâu đối với những nghệ nhân thâm niên thì thường thôi còn đối với anh em mới vào nghề thì là cả một vấn đề nan giải ...nhưng không sao ... thời gian sẽ trả lời cứ chịu khó đọc các bài viết của Nguyên thì anh em sẽ rõ cả mà thôi ...Cũng vì sự khác biệt giữa con này với con kia mà các nghệ nhân đã phân ra làm nhiều loại cườm : cườm một dây , cườm hai dây , cườm ba dây , cườm nát ... thế cườm một dây nó ra làm sao ? Nguyên xin thưa : - Cườm một dây là loại cườm mà khi ta nhìn vào thì chỉ thấy có một đường cườm từ trên ót chạy dài xuống vai , rõ ràng , mạch lạc ...hết đường này đến đường kia ...không chen lẫn , xen lẫn với các đường khác ...Loại cườm này mà kết hợp với hạt cườm trắng to , cườm chữ u , cườm vàng đất cao quá nữa khổ cườm thì gù như điện ( gù vô địch )... nên chọn nuôi làm con mồi ...Cũng loại cườm trên mà kết hợp với cườm tròn , nhỏ hạt thì thường ...đa số bị loại , không nuôi ...- Cườm hai dây là loại cườm khi mới nhìn vào trông giống cườm một dây nhưng khi chim nhướng cổ lên ta thấy hai đường song song nhau chạy dài từ ót xuống vai ... loại này thường thấy vì đa số con mồi được các nghệ nhân chọn nuôi đều có cườm hai dây ( chim rất bền ...) . Loại cườm hai dây cộng với hạt cườm chữ u và cườm rựng cao quá nữa khổ cườm ... loại này gù không nhiều nhưng cứ gù 4-5 tiếng mà gù hoài ...xoay xoay lại gù , nghe hoài không chán ... nên được chuộng nuôi làm mồi ...- Cườm ba dây cũng giống như trên nhưng khi chim nhướng cao cổ ta nhìn thấy ba hàng cườm đi song song với nhau loại này hiếm thấy , triệu con có một ...khi nó gù thì khỏi chê ...ai có duyên lắm mới gặp ...Loại cườm ba dây này kết hợp với cườm chữ u hay chữ o gì cũng được ... chữ nào cũng gù vô địch ....theo các bạn có nên chọn nuôi nó làm con mồi không ? - Cườm nát , bể , đóng lộn xộn không theo một trật tự nào cả ...nếu vòng cườm đen bóng thì gù nhiều còn đen mốc thì loại ....Nói tóm lại : Dù là cườm một dây , hai dây , ba dây hay bể nát đi chăng nữa ...ta phải chọn khổ cườm to , vuông vắn ...trên thì cao quá ót , dưới thì xuống tận vai ...nếu thòng hay sa về phía trước ngực thì càng quý ...nhưng cườm vàng đất hay đỏ đất phải đóng cao hơn nữa khổ cườm , nếu tới ót thì càng tốt .... loại này dai như đĩa không bao giờ bỏ bổi nhớ nghen !!! Có đôi lời gởi đến bạn mê cù cú cu , cu ...cù cụ , cù cụ , cù cụ.... thân chào ...Trả lời cùng trích dẫn