Kênh xáng Xà No được thực dân Pháp đào cách đây hơn một thế kỷ (1903) với chiều dài 34 km nhằm khai thác vùng đất hoang hóa miền Hậu Giang. Từ khi hình thành cho đến nay, dòng kênh này đã đem lại những giá trị vô cùng to lớn.
Việc kế thừa và phát huy vai trò của kênh xáng Xà No như thế nào trong thời kỳ CNH- HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay là chủ đề Hội thảo khoa học được UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ tổ chức sáng qua 30/11 tại TX Vị Thanh.
Ông Trịnh Quang Hưng – PCT UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, kênh xáng Xà No được người Pháp tiến hành đào vào mùa khô năm 1901. Đến tháng 7/1903 thì Kênh xáng Xà No hoàn thành với bề ngang rộng 60m, đáy 40m, độ sâu từ 2,5-9m, nối liền Sông Hậu (từ Vàm xáng Rạch Cần Thơ) đến sông Cái Lớn (ngọn rạch Cái Tư). Sau đó, người Pháp còn tiếp tục cho đào những con kênh sườn, cứ cách 500m thì đào một kênh nhỏ, 1.000m đào một kênh lớn và đào theo lối “xôm lươn” (nằm lệch nhau).
Sinh thời, nhà văn Sơn Nam (người được mệnh danh là ông già Nam bộ) nhận xét, việc đào kênh xáng Xà No là “quả đấm chiến lược” về kinh tế và chính trị với Pháp, bởi nó vừa biểu dương sức mạnh cơ giới của phương Tây, vừa mở ra một triển vọng mới trong công cuộc hình thành vựa lúa miền Hậu Giang. Trong tham luận của mình, TS Lê Anh Tuấn (ĐH Cần Thơ) cho rằng, Kênh xáng Xà No là một tuyến dòng chảy quan trọng, nối sông Mêkông với biển Tây, tạo nên một hệ thống thủy văn thống nhất cho toàn vùng ĐBSCL.
Nhờ có con kênh này mà diện tích canh tác lúa của vùng đã tăng lên đáng kể. Theo ThS Nguyễn Xuân Hiền - Viện phó Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam thì Kênh xáng Xà No ngoài việc giải quyết tiêu thoát nước cho khoảng 40.000 ha miền đất Hậu Giang phục vụ sản xuất, nó còn là trục kênh rất quan trọng cho việc giao thương lúa gạo miền Hậu Giang.
Vị trí được khẳng định, vị thế kênh xáng Xà No ngày càng được nâng lên. Có người gọi kênh xáng này là “đường thuỷ chiến lược” là “quốc lộ trên sông” nhưng trên hết kên xáng Xà No chính là “con đường lúa gạo” miền Hậu Giang. Trong thời chiến, kênh xáng Xà No còn trở thành “con đường quân sự” của cả ta và địch. Trước đây, lúa gạo xuất khẩu chủ yếu bằng đường biển qua thương khẩu Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang).
Khi có kinh xáng Xà No nối liền giữa biển Tây và sông Hậu thì lúa gạo Hậu Giang thu gom phần lớn về chợ Cái Răng qua đường kinh xáng này và dọc theo tuyến mọc lên nhiều “chành lúa” rất lớn. Theo số liệu năm 1899, Nam Kỳ xuất cảng được 500.000 tấn lúa, sau khi có kinh xáng Xà No tăng lên 1,3 triệu tấn, trong đó riêng Miền Hậu Giang chiếm đến 900.000 tấn.
Ngày nay, vị thế của kênh xáng Xà No càng được khẳng định bởi sự gắn kết với nhiều công trình, dự án phát triển Tiểu vùng Tây sông Hậu và Bán đảo Cà Mau.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Việc kế thừa và phát huy vai trò của kênh xáng Xà No như thế nào trong thời kỳ CNH- HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay là chủ đề Hội thảo khoa học được UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ tổ chức sáng qua 30/11 tại TX Vị Thanh.
Ông Trịnh Quang Hưng – PCT UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, kênh xáng Xà No được người Pháp tiến hành đào vào mùa khô năm 1901. Đến tháng 7/1903 thì Kênh xáng Xà No hoàn thành với bề ngang rộng 60m, đáy 40m, độ sâu từ 2,5-9m, nối liền Sông Hậu (từ Vàm xáng Rạch Cần Thơ) đến sông Cái Lớn (ngọn rạch Cái Tư). Sau đó, người Pháp còn tiếp tục cho đào những con kênh sườn, cứ cách 500m thì đào một kênh nhỏ, 1.000m đào một kênh lớn và đào theo lối “xôm lươn” (nằm lệch nhau).
Sinh thời, nhà văn Sơn Nam (người được mệnh danh là ông già Nam bộ) nhận xét, việc đào kênh xáng Xà No là “quả đấm chiến lược” về kinh tế và chính trị với Pháp, bởi nó vừa biểu dương sức mạnh cơ giới của phương Tây, vừa mở ra một triển vọng mới trong công cuộc hình thành vựa lúa miền Hậu Giang. Trong tham luận của mình, TS Lê Anh Tuấn (ĐH Cần Thơ) cho rằng, Kênh xáng Xà No là một tuyến dòng chảy quan trọng, nối sông Mêkông với biển Tây, tạo nên một hệ thống thủy văn thống nhất cho toàn vùng ĐBSCL.
Nhờ có con kênh này mà diện tích canh tác lúa của vùng đã tăng lên đáng kể. Theo ThS Nguyễn Xuân Hiền - Viện phó Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam thì Kênh xáng Xà No ngoài việc giải quyết tiêu thoát nước cho khoảng 40.000 ha miền đất Hậu Giang phục vụ sản xuất, nó còn là trục kênh rất quan trọng cho việc giao thương lúa gạo miền Hậu Giang.
Vị trí được khẳng định, vị thế kênh xáng Xà No ngày càng được nâng lên. Có người gọi kênh xáng này là “đường thuỷ chiến lược” là “quốc lộ trên sông” nhưng trên hết kên xáng Xà No chính là “con đường lúa gạo” miền Hậu Giang. Trong thời chiến, kênh xáng Xà No còn trở thành “con đường quân sự” của cả ta và địch. Trước đây, lúa gạo xuất khẩu chủ yếu bằng đường biển qua thương khẩu Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang).
Khi có kinh xáng Xà No nối liền giữa biển Tây và sông Hậu thì lúa gạo Hậu Giang thu gom phần lớn về chợ Cái Răng qua đường kinh xáng này và dọc theo tuyến mọc lên nhiều “chành lúa” rất lớn. Theo số liệu năm 1899, Nam Kỳ xuất cảng được 500.000 tấn lúa, sau khi có kinh xáng Xà No tăng lên 1,3 triệu tấn, trong đó riêng Miền Hậu Giang chiếm đến 900.000 tấn.
Ngày nay, vị thế của kênh xáng Xà No càng được khẳng định bởi sự gắn kết với nhiều công trình, dự án phát triển Tiểu vùng Tây sông Hậu và Bán đảo Cà Mau.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: