Chuyện xảy ra tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Mới đầu nghe như đùa, nhưng đến khi PV NNVN xuống tận ruộng chứng kiến mới thấy sự thật "trăm phần trăm".
Anh Nguyễn Văn Bình, chủ trang trại ở thôn Hiền Lương, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm phản ảnh: Sau khi nghe nhiều bà con trong xã thắc mắc tại sao khi họ phun thuốc trừ cỏ cho ruộng mía thì ruộng mì bên cạnh lại chết hàng loạt và chết trên diện rộng. Là một kỹ sư nông nghiệp, không tin vào hiện tượng cho là lạ này nên anh đã báo cho Phòng NN- PTNT huyện Cam Lâm, cán bộ khuyến nông xã nhưng chẳng ai tin, còn cho là do bà con dùng sai liều lượng, phun không đúng cách...Cách đây vài ngày, anh đã đích thân dùng đúng thuốc trừ cỏ cùng loại để phun thử trên đám cỏ nằm giữa hai luống mì giống Ấn Độ, 3- 4 tháng tuổi, cao 80cm thì đúng là luống mì đã bị héo rũ lá và khô cháy trước cả cỏ. Đáng lưu ý là anh pha thuốc chỉ bằng 70% liều lượng chỉ định. Thấy lạ, và lo lắng nên anh đã gọi cho NNVN…
Thông tin và Hướng dẫn sử dụng in trên chai Gesapax 500FW và trên tờ bướm:
Thuốc trừ cỏ chọn lọc, lý tưởng cho mía, dưa (khóm)… Pha 100 – 130ml thuốc/bình 8 lít (4-5 lít/ha). Cơ chế tác động: xâm nhập chủ yếu qua lá và một phần qua rễ. Lưu ý: Tránh phun dính vào cây trồng, không độc với ong, chim và ít độc với cá…
Có mặt tại xã Cam An Bắc, chúng tôi được dẫn đến nhà chị Nguyễn Thị Liễu trú tại thôn Triệu Hải, chị kể: Cách đây 2 tháng, gia đình chị trồng 1,9ha mía và 6 sào mì. Khi cây mì và mía được 1,5 tháng, thấy cỏ trong ruộng mía quá nhiều nên chị cho phun thuốc trừ cỏ mía. Chị dùng loại thuốc nhãn hiệu Gesapax 500FW, ghi rõ nơi sang chai Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang, vỏ chai màu nâu với liều lượng 180ml thuốc/bình 16 lít. Sau khi phun thuốc được 3 ngày, thì thấy ruộng mì rộng 6 sào bên cạnh chết sạch, lá mì cháy hết, chỉ trơ lại thân cây. Cầm những cây mì chết héo vừa bị nhổ đi để trồng mía thay thế của nhà chị Liễu, chúng tôi thấy không có rễ cũ, chị có một ít rễ con.
Gia đình anh Phạm Hoa và anh Nguyễn Văn Ngân ở thôn Thủy Ba thì dở khóc dở cười kể: Khoảng 2 tháng trước, anh Hoa cũng dùng loại thuốc như trên phun diệt cỏ cho ruộng mía nhà mình với liệu lượng 200ml/1 bình 16 lít, thấp hơn so với khuyến cáo. Vậy mà chỉ vài ngày sau, ruộng mì 1 tháng tuổi của nhà hàng xóm là anh Ngân bị cháy lá đến 2,5 sào. Cây mì xa nhất bị chết cách đường ranh giữa hai ruộng tới hơn 10m. Không thể cứu vãn, anh Ngân đành phải phá bỏ hết số mì bị chết này để trồng lứa khác thay thế. Số diện tích vì hơn 4 sào còn lại cũng có hiện tượng vàng lá, yếu cây nhưng vẫn còn hồi sức được, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Theo quan sát của chúng tôi, trên thân vỏ của các chai thuốc, loại 1 lít vỏ nâu hay loại 0,5 lít vỏ màu trắng của nhãn hiệu thuốc trừ cỏ gGsapax 500FW này chỉ ghi “thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm cho ruộng mía, khóm…” và lưu ý là “tránh phun dính vào cây trồng”. Việc loại thuốc trừ cỏ này có độc hại hay không? Vì sao lại gây chết mì?
Ông Nguyễn Toán, thôn phó thôn Triệu Hải cho biết: Trong thôn có nhiều hộ gặp phải “tai nạn” này dù liều lượng thuốc dùng để xịt cỏ mía chỉ khoảng 60 – 70% so với liều lượng chỉ định trên vỏ chai. Theo thông tin chúng tôi nắm được thì số hộ bị lâm vào cảnh này tại xã Cam An Bắc rất nhiều, thậm chí có nhiều hộ đã phải đền tiền cho ruộng mì "ông hàng xóm”. Ông Toán cũng cho rằng có thể khi phun, gặp gió nên thuốc đã bay sang ruộng mì. Nhưng ý kiến này bị chị Liều, anh Bình, Anh Ngân…phản đối. Họ nói rằng loại thuốc này rất đắt, tới 165.000 đồng/chai 1lít, đắt gấp đôi, gấp 3 các loại thuốc khác nên ai cũng dí sát vòi phun xuống mặt cỏ khi phun để tránh lãng phí.
Đi cùng với NNVN đến các hộ bị thiệt hại có ông Nguyễn Ngọc Tiên, PCT xã phụ trách kinh tế cho biết: Sau khi biết có hiện tượng này, đích thân ông đã báo lên Phòng NN- PTNT huyện Cam Lâm nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy phòng cử cán bộ xuống xem xét và giải thích cho bà con rõ. Ông cũng cho biết thêm: Hiện nay tổng diện tích mía trên toàn xã là 745ha và mì là 150ha. Từ trước đến nay bà con trong xã vẫn trông ruộng mía bên cạnh ruộng mì và vẫn dùng thuốc trừ cỏ cho mì, nhưng đây là năm đầu tiên xảy ra hiện tượng này nên bà con cho là rất lạ. Nhiều người tỏ ra hoang mang lo lắng vì không hiểu nguyên nhân vì sao. Nhiều người còn đặt ra nghi vẫn rằng thuốc đã thẩm thấu qua đất nên gây thối rễ mì…nếu vậy sẽ ô nhiễm đến nguồn nước và nguy hại đến sức khỏe…
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Anh Nguyễn Văn Bình, chủ trang trại ở thôn Hiền Lương, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm phản ảnh: Sau khi nghe nhiều bà con trong xã thắc mắc tại sao khi họ phun thuốc trừ cỏ cho ruộng mía thì ruộng mì bên cạnh lại chết hàng loạt và chết trên diện rộng. Là một kỹ sư nông nghiệp, không tin vào hiện tượng cho là lạ này nên anh đã báo cho Phòng NN- PTNT huyện Cam Lâm, cán bộ khuyến nông xã nhưng chẳng ai tin, còn cho là do bà con dùng sai liều lượng, phun không đúng cách...Cách đây vài ngày, anh đã đích thân dùng đúng thuốc trừ cỏ cùng loại để phun thử trên đám cỏ nằm giữa hai luống mì giống Ấn Độ, 3- 4 tháng tuổi, cao 80cm thì đúng là luống mì đã bị héo rũ lá và khô cháy trước cả cỏ. Đáng lưu ý là anh pha thuốc chỉ bằng 70% liều lượng chỉ định. Thấy lạ, và lo lắng nên anh đã gọi cho NNVN…
Thông tin và Hướng dẫn sử dụng in trên chai Gesapax 500FW và trên tờ bướm:
Thuốc trừ cỏ chọn lọc, lý tưởng cho mía, dưa (khóm)… Pha 100 – 130ml thuốc/bình 8 lít (4-5 lít/ha). Cơ chế tác động: xâm nhập chủ yếu qua lá và một phần qua rễ. Lưu ý: Tránh phun dính vào cây trồng, không độc với ong, chim và ít độc với cá…
Có mặt tại xã Cam An Bắc, chúng tôi được dẫn đến nhà chị Nguyễn Thị Liễu trú tại thôn Triệu Hải, chị kể: Cách đây 2 tháng, gia đình chị trồng 1,9ha mía và 6 sào mì. Khi cây mì và mía được 1,5 tháng, thấy cỏ trong ruộng mía quá nhiều nên chị cho phun thuốc trừ cỏ mía. Chị dùng loại thuốc nhãn hiệu Gesapax 500FW, ghi rõ nơi sang chai Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang, vỏ chai màu nâu với liều lượng 180ml thuốc/bình 16 lít. Sau khi phun thuốc được 3 ngày, thì thấy ruộng mì rộng 6 sào bên cạnh chết sạch, lá mì cháy hết, chỉ trơ lại thân cây. Cầm những cây mì chết héo vừa bị nhổ đi để trồng mía thay thế của nhà chị Liễu, chúng tôi thấy không có rễ cũ, chị có một ít rễ con.
Gia đình anh Phạm Hoa và anh Nguyễn Văn Ngân ở thôn Thủy Ba thì dở khóc dở cười kể: Khoảng 2 tháng trước, anh Hoa cũng dùng loại thuốc như trên phun diệt cỏ cho ruộng mía nhà mình với liệu lượng 200ml/1 bình 16 lít, thấp hơn so với khuyến cáo. Vậy mà chỉ vài ngày sau, ruộng mì 1 tháng tuổi của nhà hàng xóm là anh Ngân bị cháy lá đến 2,5 sào. Cây mì xa nhất bị chết cách đường ranh giữa hai ruộng tới hơn 10m. Không thể cứu vãn, anh Ngân đành phải phá bỏ hết số mì bị chết này để trồng lứa khác thay thế. Số diện tích vì hơn 4 sào còn lại cũng có hiện tượng vàng lá, yếu cây nhưng vẫn còn hồi sức được, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Theo quan sát của chúng tôi, trên thân vỏ của các chai thuốc, loại 1 lít vỏ nâu hay loại 0,5 lít vỏ màu trắng của nhãn hiệu thuốc trừ cỏ gGsapax 500FW này chỉ ghi “thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm cho ruộng mía, khóm…” và lưu ý là “tránh phun dính vào cây trồng”. Việc loại thuốc trừ cỏ này có độc hại hay không? Vì sao lại gây chết mì?
Ông Nguyễn Toán, thôn phó thôn Triệu Hải cho biết: Trong thôn có nhiều hộ gặp phải “tai nạn” này dù liều lượng thuốc dùng để xịt cỏ mía chỉ khoảng 60 – 70% so với liều lượng chỉ định trên vỏ chai. Theo thông tin chúng tôi nắm được thì số hộ bị lâm vào cảnh này tại xã Cam An Bắc rất nhiều, thậm chí có nhiều hộ đã phải đền tiền cho ruộng mì "ông hàng xóm”. Ông Toán cũng cho rằng có thể khi phun, gặp gió nên thuốc đã bay sang ruộng mì. Nhưng ý kiến này bị chị Liều, anh Bình, Anh Ngân…phản đối. Họ nói rằng loại thuốc này rất đắt, tới 165.000 đồng/chai 1lít, đắt gấp đôi, gấp 3 các loại thuốc khác nên ai cũng dí sát vòi phun xuống mặt cỏ khi phun để tránh lãng phí.
Đi cùng với NNVN đến các hộ bị thiệt hại có ông Nguyễn Ngọc Tiên, PCT xã phụ trách kinh tế cho biết: Sau khi biết có hiện tượng này, đích thân ông đã báo lên Phòng NN- PTNT huyện Cam Lâm nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy phòng cử cán bộ xuống xem xét và giải thích cho bà con rõ. Ông cũng cho biết thêm: Hiện nay tổng diện tích mía trên toàn xã là 745ha và mì là 150ha. Từ trước đến nay bà con trong xã vẫn trông ruộng mía bên cạnh ruộng mì và vẫn dùng thuốc trừ cỏ cho mì, nhưng đây là năm đầu tiên xảy ra hiện tượng này nên bà con cho là rất lạ. Nhiều người tỏ ra hoang mang lo lắng vì không hiểu nguyên nhân vì sao. Nhiều người còn đặt ra nghi vẫn rằng thuốc đã thẩm thấu qua đất nên gây thối rễ mì…nếu vậy sẽ ô nhiễm đến nguồn nước và nguy hại đến sức khỏe…
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: