Kiểm soát pH trong nuôi thủy sản và thủy sinh

  • Thread starter maydoph
  • Ngày gửi
Giá trị pH quyết định sự sống, sự sinh trưởng và màu sắc của thủy sản, cây thủy sinh. Thường thì cá có thể sống trong môi trường có chỉ số pH khoảng từ 6 đến 8, tùy thuộc vào từng loại cá khác nhau mà có độ pH phù hợp với chúng. Vì vậy, Bạn cần định kỳ sử dụng Mua máy đo pH kiểm tra nguồn nước nuôi trồng cá thủy sinh và thủy hải sản để có biện pháp điều chỉnh pH kịp thời.

Nguyên nhân của việc pH trong ao bị giảm có thể do nhiều yếu tố như phân hủy chất hữu cơ, hô hấp của thủy sinh vật, trời mưa gây rửa trôi đất phèn trên bờ ao…

Nên dùng máy đo ph nước kiểm tra 2 lần/ngày vào lúc 8 - 9 giờ sáng, khi mặt trời đã lên cao, lần thứ 2 vào lúc 16 - 17h chiều. Khi kiểm tra nên lưu ý lấy mẫu nước ở giữa ao và cách mặt nước khoảng 0,5 m.

1. Ảnh hưởng của pH tới hồ cá và môi trường thủy sinh

Giá trị pH quyết định sự sống, sự sinh trưởng và màu sắc của cá, cây thủy sinh. Thường thì thủy hải sản có thể sống trong môi trường có chỉ số pH khoảng từ 6 đến 8,5. Độ PH tiêu chuẩn: tôm: 7,8 - 8,5, cá nước ngọt: 6,5 - 8,5, cá nước mặn 8 - 8,5. Nếu pH <4 hoặc pH >10 sẽ gây chết thủy sản. Tùy thuộc vào từng loại cá, tôm khác nhau mà có độ pH phù hợp với chúng.

Đối với cây thủy sinh thì độ pH cũng quyết định màu sắc và sinh trưởng của chúng, ví dụ: cây Huyết Tam Lang sẽ ra màu đỏ khi hồ cá thủy sinh có pH > 7 và sẽ ngã vàng xanh khi pH < 7

- Khi hồ cá thủy sinh có pH < 5.5, tính axit cao: nó sẽ gây tác hại trực tiếp đến chất nhờn của da cá, ngăn sự hô hấp và có thể làm cá chết, nó còn sản sinh ra H2S gây ngộ độc cho cá.

- Khi hồ cá thủy sinh có pH > 8.5, tính kiềm cao: nó sẽ phá hủy da và mang cá, làm giảm sự vận chuyển oxi, làm cá trao đổi chất nhiều nên chậm lớn, ngoài ra còn tăng hàm lượng NH3 trong nước rất có hại cho cá.


cach-dieu-chinh-ph-trong-ho-ca.jpg

Cách điều chỉnh pH trong hồ cá


2. Cách điều chỉnh độ pH trong hồ cá

2a. Cách tăng độ pH


- Dùng vôi tôi (CaCo3) theo tỷ lệ 10-20g/m3, nước vôi trong hay sôđa

- Cho san hồ vào hộp lọc là cách hay dùng nhất của dân chơi thủy sinh.

- Thay nước máy thường xuyên sẽ làm tăng PH ( Nước máy mới thường có PH từ 7.0 - 8.0)

- Sử dụng máy sủi oxi cường độ mạnh và thường xuyên sẽ làm tăng PH


2b. Cách giảm độ pH

- Lá bàng không chỉ giảm PH mà còn có tác dụng giảm Stress cho cá, phòng ngừa 1 số bệnh ở cá

- Cung cấp thêm CO2 vào hồ cá thủy sinh, vừa giúp cây phát triển tốt, vừa làm pH ổn định

- Dùng lọc vi sinh sẽ giúp ổn định PH ( giúp PH giảm 1 phần )

- Bỏ dớn lan vào hộp lọc hồ cá

- Nước trong hồ lâu ngày không thay (nước cũ) sẽ làm nước trong hồ giảm PH

3. Các lưu ý cơ bản về pH trong hồ cá

- pH trong hồ cá thủy sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: phân nền, lượng CO2, lượng cây thủy sinh….

- Khi đo pH trong hồ cá thủy sinh thì nên lưu ý xem thiết bị bút đo pH còn sử dụng được tốt hay không.

- Hạn chế dùng dung dịch tăng hay giảm pH có bán trên thị trường, nên áp dụng cách tự nhiên nhất. Các dung dịch tăng hay giảm pH thường dễ làm sock cá và độ pH sẽ không ổn định lâu dài.

Ngoài việc chú trọng quản lý pH trong ao, người nuôi thủy sản cần quan tâm bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày, nhằm làm tăng sức đề kháng của đối tượng nuôi.
 


File đính kèm

  • cach-dieu-chinh-ph-trong-ho-ca.jpg
    cach-dieu-chinh-ph-trong-ho-ca.jpg
    780.5 KB · Lượt xem: 37


Back
Top