Kinh nghiệm Ủ chua cỏ tươi cho bò ăn với chế phẩm vi sinh HQBio

  • Thread starter HQBiofeed
  • Ngày gửi
Chào mọi người,
Trang trại hữu cơ HQGANO Bình Dương trân trọng chia sẻ kinh nghiệm ủ chua cỏ Mulato 2 với chế phẩm vi sinh HQBio.

Nguyên liệu :
- 100 kg cỏ Mulato tươi vừa cắt trên ruộng, băm nhỏ 2-3cm.
- Chế phẩm vi sinh HQBio : 1 lít
- Bao nilon loại 30kg, hay tận dụng thùng phuy nhựa
- Máy ép miệng bao( nếu có)

Cách làm :
- Trải cỏ đã băm nhỏ lên tấm bạt nhựa một lớp mỏng 10cm, dùng bình phun sương phun đều dung dịch chế phẩm vi sinh HQBio lên cỏ, dùng cào đảo đều dung dịch với cỏ.
-Vô bao, ém chặt, đuổi hết không khí ra trước khi hàn miệng bao
- Ghi ngày tháng lên bao rồi cất vô chỗ mát sau 03 ngày cỏ đã chua sử dụng ngay khi mở miệng bao.

Yêu cầu chất lượng:
- Cỏ có mùi chua, thơm dịu, màu vàng dưa cải.
- Độ ẩm vừa đủ ướt cỏ.

Lưu ý :
- Cỏ ủ chua sau khi mở bao phải cho ăn hết trong ngày, nếu không hết phải cột kín miệng bao lại để tránh hư hỏng.
- Cỏ tươi thu hoạch phải để ráo nước, nếu phơi được 1 nắng càng tốt.
- Không nên để lẫn nước mưa, nước dơ trong quá trình ủ

Riêng tại trang trại HQGANO thì bò rất thích ăn cỏ ủ chua này.
Vấn đề bảo quản thì theo lý thuyết từ 03 - 06 tháng nhưng chúng tôi mới bắt đầu làm khoảng 20 ngày nên chưa có kết quả nghiên cứu cho vấn đề bảo quản này.
Hiện tại những lô đầu tiên vẫn tốt và vị chua hơn loại mới làm 03 ngày

Vài kinh nghiệm chia sẻ cùng mọi người, mong nhận được góp ý thêm để được hoàn thiện qui trình. Trân trọng cảm ơn bạn đã đọc tin.
 


Last edited by a moderator:
Chào bạn
Bạn cho mình hỏi sản phẩm HQbio có ủ dc bã bột mía ko ?
vì chỗ mình nguồn bãi bột mía của nhà máy rất nhiều , đang tìm 1 hướng thức ăn mới cho trâu bò. .
cảm ơn !
 


Chào bạn
Bạn cho mình hỏi sản phẩm HQbio có ủ dc bã bột mía ko ?
vì chỗ mình nguồn bãi bột mía của nhà máy rất nhiều , đang tìm 1 hướng thức ăn mới cho trâu bò. .
cảm ơn !
Nguồn bã lột mía giá thế nào nhỉ? Theo mình được biết thì bã mía có thể ủ với ure hoặc ủ chua với men vi sinh và cám như cỏ, nếu cứng quá thì phải cho say ra
 
Nguồn bã lột mía giá thế nào nhỉ? Theo mình được biết thì bã mía có thể ủ với ure hoặc ủ chua với men vi sinh và cám như cỏ, nếu cứng quá thì phải cho say ra
Chào bạn !
cảm ơn bạn , mình cũng đang thử nghiệm ủ chua và ủ ure nhưng chưa biết thế nào , vì chỗ mình chưa có ai làm cho nên kinh nghiệm về vấn đề này gần như = 0 ,
còn giá bột bã mía thì mua của nhà máy rất rẻ , chỉ vài trăm ngàn 1 xe
cảm ơn !
 
1 lít không pha thêm nước và ủ được 100kg cỏ tươi. tính ra 1 lít cũng chỉ ủ đủ số cỏ cho 1 con bò ăn vài ngày.nếu giá bán cao chắc không ai kham nổi.dân ta vẫn chưa quen xài chế phẩm sinh học, có lẽ nó cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Hehe đi đâu có mùi bò là thấy bác . Ngày trước tìm hiểu nuôi heo cũng thấy họ giới thiệu chế phẩn sinh học Vườn Sinh Thái, ở Hy quê mình họ hay ủ cám gạo cám ngô cho lợn. Còn bò thì chưa thấy
 
Hehe đi đâu có mùi bò là thấy bác . Ngày trước tìm hiểu nuôi heo cũng thấy họ giới thiệu chế phẩn sinh học Vườn Sinh Thái, ở Hy quê mình họ hay ủ cám gạo cám ngô cho lợn. Còn bò thì chưa thấy
bò là phụ thôi bạn ah. mình đam mê đi sâu vào cây lâm nghiệp hơn.
 
Hehe đi đâu có mùi bò là thấy bác . Ngày trước tìm hiểu nuôi heo cũng thấy họ giới thiệu chế phẩn sinh học Vườn Sinh Thái, ở Hy quê mình họ hay ủ cám gạo cám ngô cho lợn. Còn bò thì chưa thấy
Bạn chưa thấy nhưng mình thấy nhiều và mình đang làm
 
Chào mọi người,
Trang trại hữu cơ HQGANO Bình Dương trân trọng chia sẻ kinh nghiệm ủ chua cỏ Mulato 2 với chế phẩm vi sinh HQBio.

Nguyên liệu :
- 100 kg cỏ Mulato tươi vừa cắt trên ruộng, băm nhỏ 2-3cm.
- Chế phẩm vi sinh HQBio : 1 lít
- Bao nilon loại 30kg, hay tận dụng thùng phuy nhựa
- Máy ép miệng bao( nếu có)

Cách làm :
- Trải cỏ đã băm nhỏ lên tấm bạt nhựa một lớp mỏng 10cm, dùng bình phun sương phun đều dung dịch chế phẩm vi sinh HQBio lên cỏ, dùng cào đảo đều dung dịch với cỏ.
-Vô bao, ém chặt, đuổi hết không khí ra trước khi hàn miệng bao
- Ghi ngày tháng lên bao rồi cất vô chỗ mát sau 03 ngày cỏ đã chua sử dụng ngay khi mở miệng bao.

Yêu cầu chất lượng:
- Cỏ có mùi chua, thơm dịu, màu vàng dưa cải.
- Độ ẩm vừa đủ ướt cỏ.

Lưu ý :
- Cỏ ủ chua sau khi mở bao phải cho ăn hết trong ngày, nếu không hết phải cột kín miệng bao lại để tránh hư hỏng.
- Cỏ tươi thu hoạch phải để ráo nước, nếu phơi được 1 nắng càng tốt.
- Không nên để lẫn nước mưa, nước dơ trong quá trình ủ

Riêng tại trang trại HQGANO thì bò rất thích ăn cỏ ủ chua này.
Vấn đề bảo quản thì theo lý thuyết từ 03 - 06 tháng nhưng chúng tôi mới bắt đầu làm khoảng 20 ngày nên chưa có kết quả nghiên cứu cho vấn đề bảo quản này.
Hiện tại những lô đầu tiên vẫn tốt và vị chua hơn loại mới làm 03 ngày

Vài kinh nghiệm chia sẻ cùng mọi người, mong nhận được góp ý thêm để được hoàn thiện qui trình. Trân trọng cảm ơn bạn đã đọc tin.
Thân hỏi bạn Hạnh, Chế phẩm HQB là của bên bạn sản xuất ra phải không ? Nếu bán thì giá cả và phương thức giao hàng như thế nào ? Tôi có đàn bò 100 con nên rất cần chế phẩm SH. Cám ơn bạn.
Được nhưng hơi tanh nên mấy bạn í không chịu ăn. Bây giờ chị đổi sang Cám trùn quế rồi vừa thơm vừa ngon nên các bạn í mập lắm em à...
Bạn Hạnh làm ơn cho hỏi mấy ẻm bò ăn cám trùn quế thế nào rồi ? Có ổn không ? Tôi đang học tập bạn nên mong bạn chỉ bảo.
 

Em xin hỏi: Trước đến nay, truyền thống dự trữ thức ăn cho trâu bò của cha ông ta là - Phơi rơm hoặc cỏ khô rồi đánh đống (Cây rơm) các cụ vẫn cho trâu bò ăn bình thường. Tại sao bây giờ phải ủ men sinh học, yếm khí tùm lum vậy? Cân đối giá trị kinh tế thì sẽ như thế nào? Rơm phơi khô đánh đống mất 1 nhân công 5 ngày đã được 1 cây rơm to tướng chi phí khoảng 1 triệu đồng, trong khi đó ủ hết cây rơm đó với chi phí mua túi bóng, bạt, chế phẩm, đào hố (xây bể) ..... hết ngót 15 triệu. Vậy liệu cái rơm ủ đó có cho năng suất thịt đạt lợi nhuận 14 triệu không?
Em không có ý phản bác lại công nghệ của các bác, tuy nhiên em thắc mắc chút xíu về hiệu quả kinh tế - cân đối giữa bài toán kinh tế kỹ thuật --> Lợi nhuận (Các bác đã hoạch toán ra chưa?)
 
Việc bác hohuthuc đem so sánh khoản đầu tư cho hố ủ với nhân công chất một cây rơm, em có ý kiến thế này bác đừng giận nhé.
Đầu tư cho một hố ủ mặt dù chỉ phí bỏ ra ban đầu nhiều hơn nhưng không phải khấu hao một lần. Khi ủ lần sao mình không phải bỏ tiền xây hố ủ nữa trong khi thêu nhân công chất rơm lần sau phải bỏ tiền thuê tiếp.
Còn về mặt giá trị dinh dưỡng rơm khô không ủ làm sao mà so sánh với rơm đã ủ được.
 
Việc bác hohuthuc đem so sánh khoản đầu tư cho hố ủ với nhân công chất một cây rơm, em có ý kiến thế này bác đừng giận nhé.
Đầu tư cho một hố ủ mặt dù chỉ phí bỏ ra ban đầu nhiều hơn nhưng không phải khấu hao một lần. Khi ủ lần sao mình không phải bỏ tiền xây hố ủ nữa trong khi thêu nhân công chất rơm lần sau phải bỏ tiền thuê tiếp.
Còn về mặt giá trị dinh dưỡng rơm khô không ủ làm sao mà so sánh với rơm đã ủ được.
Cám ơn bác đã quan tâm. Chắc chắn là giá trị dinh dưỡng không thể so được. Em là em muốn hỏi cụ thể là nó kém hơn như thế nào? 1kg rơm ủ ---> ? kg thịt. 1 kg rơm không ủ --> ? kg thịt. Chênh lệch là bao nhiêu bằng tiền? có con số chi tiết mới tính toán được là nên làm cái này hay là làm cái kia. Vì hiệu quả của việc chăn nuôi là lợi nhuận chứ không phải là nuôi được 1 con bò đẹp về mặt kỹ thuật!
 
Cám ơn bác đã quan tâm. Chắc chắn là giá trị dinh dưỡng không thể so được. Em là em muốn hỏi cụ thể là nó kém hơn như thế nào? 1kg rơm ủ ---> ? kg thịt. 1 kg rơm không ủ --> ? kg thịt. Chênh lệch là bao nhiêu bằng tiền? có con số chi tiết mới tính toán được là nên làm cái này hay là làm cái kia. Vì hiệu quả của việc chăn nuôi là lợi nhuận chứ không phải là nuôi được 1 con bò đẹp về mặt kỹ thuật!
Giá trị dinh dưỡng cao sẽ mang lại lượng thịt nhiều hơn đúng không bác. Giá trị dinh dưỡng cao bò mau lớn hơn đúng không. Nếu vậy kinh tế sẽ mang lại nhiều hơn. Quay lại phân tích việc đầu tư một hố ủ và thuê nhân công chất một cây rơm.
Ý em là nếu bác thuê nhân công chất rơm thì năm sau chất cây rơm khác bác phải thuê tiếp sẽ phát sinh chi phí tiếp, còn ủ rơm thêm thì không phải bỏ tiền xây hố nữa. Như vậy việc xây hố ủ là lâu dài chứ không phải tính một lần,do vậy mình phải tính lâu dài chứ không phải tính một lần rồi khoán nếu phải ủ rơm sẽ phát sinh chi phí 14 triệu. So sánh như vậy nó khặp khiển lắm.
 
Ý em là có bác nào tính chi tiết được ra lợi hại của cách làm này! Bằng con số rất cụ thể VD chênh lệch là 5 ngàn hay 10 ngàn /kg thịt bò.
 
Không cần chế phẩm nào hết. cỏ vẫn lên men tốt Bác Sỹ ơi, nếu phủ bạt vài ngày :

Lính kị binh ( đánh trận trên ngựa trong tuyết) hồi đệ nhị thế chiến. do do bị tập kích căn cứ bất ngờ. phải bỏ trại
1 tuần sau trở về căn cứ thấy : các con ngựa bị bỏ rớt lại đang dúi mũi vào tấm bạt phủ đống cỏ cũ mà ăn và chúng nó có vẻ mập ra. cỏ tươi ngoài sân có chúng không ăn

Dở tấm bạt ra thấy cỏ vàng ươm thơm mùi rượu..

Từ đó phát giác ra cỏ lên men tự nhiên bằng cách phủ bạt trâu bò ngưa ăn chóng lớn và mau mập
Cách này của bác Mục Tử là đem cỏ tuơi về bỏ vô bao nilong vài ngày là đem ra cho bò ăn được hả mọi người, không cần thêm phụ gia hay phụ phẩm gì ah.
 
Cho em hỏi là 1 lít chế phẩm này chứa mật độ vi sinh vật là bao nhiêu vậy ạ, không thì là bao nhiêu CFU/ml cũng được ạ?
 


Back
Top