Kỹ thuật bón phân cho cây Dâu Tây Đà Lạt

  • Thread starter nongnghiepgap
  • Ngày gửi
N

nongnghiepgap

Guest
Kỹ thuật bón phân cho cây dâu tây
images-nongnghiep-hinhraucuqua-images-200x157.jpg

(chí phí phân bón cho cây dâu tây hiện nay tại Đà Lạt như sau: Bón lót: 3-5 tr/1000 m[SUP]2[/SUP]; Bón thúc bình quân khoảng 1-1,2 tr/1000 m[SUP]2[/SUP]/tháng)
Lượng phân bón cho 1000 m[SUP]2[/SUP]:
Bón lót:

  • Black castings: 150 kg (6,6 tr)
(theo công thức này tiền bón lót khoảng 6,6 tr)
Bón thúc:

  • Black castings: 150 kg/3 tháng/1000 m[SUP]2[/SUP]
  • Vermaplex: 2 lít/tháng
  • Phân NPK: 10-15 kg/tháng;
(theo công thức này chi phí bình quân khoảng 2,7 tr/tháng)
Quy trình bón như sau:
Bón lót:

  • Toàn bộ lượng phân chuồng và super lân được bón rải đều vào đất trước khi cày đất.
  • Lượng Black castings dùng bón lót (150 kg) được bón rải đều trên luống quanh vị trí trồng cây.
Bón thúc:

  • Khi vừa trồng xong sử dụng Vermaplex pha với liều lượng 1/50 (khoảng 640 ml cho 32 lít nước/1000 m[SUP]2[/SUP]) để phun ướt đều toàn bộ cây. Phun Vermaplex trong giai đoạn này sẽ giúp cây nhanh bén rễ và phục hồi hơn. Những lần sau đó, Vermaplex được phun định kỳ 7-14 ngày/lần với tỷ lệ pha từ 1/50-1/60, khoảng 640 ml pha với 32-40 lít nước phun đều cho 1000 m[SUP]2[/SUP].
  • Khoảng 15-20 ngày sau trồng bón thúc phân hóa học với liều lượng 10 kg/1000 m[SUP]2[/SUP] và bón định kỳ mỗi tháng 1 lần với liều lượng 10-15 kg NPK
  • Black castings được bón định kỳ 3 tháng 1 lần với liều lượng 150 kg/1000 m[SUP]2[/SUP].
  • Việc sử dụng kết hợp 2 loại phân bón Black casting và Vermaplex sẽ giúp hạn chế được bệnh thối rễ chết cây phổ biến hiện nay trên dâu tây. Ngoài ra, một số loại nấm bệnh gây hai trên cây dâu tây như: gỉ sắt, đốm lá, thối trái,…cũng hạn chế rõ rệt, do đó nên sử dụng thuốc BVTV với liều lượng hạn chế hơn (giảm khoảng 40-80% so với thông thường) và nên phun xen kẽ với những lần phun Vermaplex.
[h=2]Ứng dụng hiệu quả BLACK CASTINGS và VERMAPLEX cho cây dâu tây Đà Lạt[/h]
Dâu tây là một trong những loại cây đặc sản của Đà Lạt. Nhưng gần đây trái dâu được giá nên người dân trồng ồ ạt, không có định hướng, lại chưa tuân thủ kỹ thuật canh tác nên tình trạng dịch bệnh trên cây dâu tây ngày càng phát triển mạnh. Các bệnh như: đỏ cọng, thối trái, thối rễ chết cây…làm chết hàng loạt. Nông dân đã cùng sử dụng những biện pháp như dùng vôi khử đất, sử dụng sunfat đồng và một số loại thuốc mua tại các quầy thuốc bảo vệ thực vật nhưng đều không hiệu quả. Tình trạng trên đã đưa nhiều mảnh vườn rơi vào cảnh điêu đứng và diện tích đất trồng dâu sụt giảm, nhiều hộ nông dân phải chuyển sang trồng cây khác. Nhanh chóng cứu lấy cây dâu tây là điều mong mỏi của nông dân Đà Lạt. Sau khi nghiên cứu về đặc tính dinh dưỡng của cây dâu cũng như thổ nhưỡng của tỉnh Lâm Đồng, Công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP đã giới thiệu đến bà con nông dân nơi đây sản phẩm phân bón hữu cơ cao cấp Black Castings và Vermaplex được nhập khẩu từ Mỹ, với mong muốn giúp bà con nông dân thoát khỏi tình trạng dịch hại gây chết cây hàng loạt và đem lại sự phát triển bền vững cho cây dâu tây. Tháng 4/ 2011, Công ty cổ phần Nông Nghiệp GAP đã hợp tác cùng anh Đặng Bá Hùng (đường Suối Vàng, phường 5, tp Đà Lạt, Điện thoại: 01693537426)là một trong những nông dân có rất nhiều kinh nghiệm trồng dâu tây tại Đà lạt.. Anh Hùng đã dùng Black Castings và Vermaplex sử dụng kết hợp trong suốt quá trình gieo trồng cho đến lúc thu hoạch trên diện tích 1000 m[SUP]2.[/SUP]
images-nongnghiep-tinnongnghiepgap-nong-dan-1-150x200.jpg
images-nongnghiep-tinnongnghiepgap-nong-dan-2-270x203.jpg

Dâu vườn nhà anh Hùng sau khi sử dụng Black Castings và Vermaplex

Khi trở lại vườn anh Hùng vào đầu tháng 10 thì đươc anh Hùng cho biết: “khi bón 2 loại phân này tôi thấy cây dâu của tôi phát triển rất nhanh, thân to khỏe, lá xanh đậm, bông ra cái nào đậu cái đó, không thấy bị đen bông. Trái cứ cho thu hoạch đều đều không bị đứt buồng, trái chín đỏ đậm đều toàn trái, màu sáng bóng, trái dâu chắc khỏe. Trong mùa mưa ở những vườn khác trái bị thúi nhiều lắm nhưng vườn của tôi thì thấy rất ít trái bị thối hỏng và sâu bệnh. Các hộ xung quanh khi đến chơi đều hỏi tôi cách trồng như thế nào và đều phải công nhận hiệu quả của việc sử dụng loại phân bón này.
images-nongnghiep-tinnongnghiepgap-nong-dan-3-230x173.jpg
images-nongnghiep-tinnongnghiepgap-nong-dan-4-230x172.jpg

Có sử dụng Verma và Black Không sử dụng Verma và Black

Và một thí nghiệm khác trên vườn dâu tây của anh Nguyễn Đăng Long ( vùng đất mới, Thánh Mẫu, F5, Tp. Đà Lạt, Điện thoại: 0945.866.324) vào tháng 6/2011, áp dụng Black Castings và Vermaplex từ giai đoạn bón lót. Sau một thời gian thử nghiệm, khi dùng thiết bị để đo độ pH thì thấy pH ở khu vực thử nghiệm tăng lên, đạt mức 6,5 rất phù hợp với cây dâu. Anh Long cho biết: đất dưới gốc cây dâu ngày càng tơi xốp, cây dâu phát triển tươi tốt lắm, trong khi khu vực không sử dụng hai sản phẩm này đã xuất hiện bệnh thì vùng diện tích sử dụng Black Castings và Vermaplex vẫn phát triển rất tốt và không bị bệnh.” Có được những kết quả như trên là vì Black castings và Vermaplex là hai sản phẩm phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, đầy đủ các yếu tố đa, trung, vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây. Sản phẩm chứa các vi sinh vật có khả năng sản xuất kháng thể chống lại nấm bệnh. Đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với nhau, hai sản phẩm này sẽ giúp phục hồi nhanh chóng nguồn vi sinh vật có ích cho đất. Nhờ đó, đất sẽ phục hồi lại như mới, độ pH được cân bằng và loại bỏ hoàn toàn dư lượng hóa chất độc hại có trong đất cũng như loại bỏ đi các mầm mống gây bệnh cho cây trồng.
Nguồn: Phòng nông nghiệp Công ty CP Nông nghiệp GAP
 


Last edited by a moderator:


Back
Top