Kỹ thuật cấy mô lan Hồ Điệp!

  • Thread starter vanthinh
  • Ngày gửi
Chào các bạn trên diễn đàn!

Hiện nay mình đang nghiên cứu (cấy mô) về cây lan Hồ điệp.

Vấn đề của mình hiện nay là làm cách nào để cây hồ điệp sau khi được đưa vào bằng phát hoa có thể phát sinh thành cụm chồi? Bởi nếu không phát sinh cụm chồi mà chỉ ở dạng 1 mắt phát hoa lên 1 cây thì nghiên cứu không có ý nghĩa.

Bạn nào biết xin trợ giúp! Xin chân thành cám ơn!
(kl_bttn@yahoo.ca)
 
bạn nào có tổng quan tài liệu về phong lan hay lan hồ điệp cho mình xin nha thak nhìu
 
Chào các bạn trên diễn đàn!

Hiện nay mình đang nghiên cứu (cấy mô) về cây lan Hồ điệp.

Vấn đề của mình hiện nay là làm cách nào để cây hồ điệp sau khi được đưa vào bằng phát hoa có thể phát sinh thành cụm chồi? Bởi nếu không phát sinh cụm chồi mà chỉ ở dạng 1 mắt phát hoa lên 1 cây thì nghiên cứu không có ý nghĩa.

Bạn nào biết xin trợ giúp! Xin chân thành cám ơn!
(kl_bttn@yahoo.ca)

mình đóng góp chút ý kiến nhỏ, nếu có sai sót thì anh em bổ sung dùm:
mình hỏi thêm chút về câu hỏi của bạn nhé:
- được đưa vào bằng phát hoa : đưa vào bình cấy phải ko bạn?
- cụm chồi: ý của bạn là mô sẹo đúng không?

nếu như vậy thì bạn nghiên cứu về môi trường tạo mô sẹo nhé, cái này sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ chất điều hòa sinh trưởng bạn ah. nếu bạn muốn tìm hiểu thật kỹ và học thêm kinh nghiệm về phong lan, thì bạn nên liên hệ: Ts. Nguyễn bảo Toàn. phòng nuôi cấy mô ĐHCT. thân chào bạn...
 
Xin chào các bác, mình là thành viên mới. Mình có trồng một số cây hồ diệp và nó rất phát triển. Mình rất thích hồ hiệp và muốn đc trồng hồ điệp với quy mô lớn. Nhưng trước hết mình cần phải ngien cuu kĩ hơn về nó và muốn tìm hiểu về cách cấy mô cũng như các cách nuôi hồ diệp từ một cây cấy mô đến một cây trưởng thành. Nếu các bác biết chổ nào dạy về những điều này làm ơn chỉ mình với. Mình đang ở Đà Nẵng.
Cảm ơn mọi người!
 
Nhân giống lan Hồ Điệp lai bằng phương pháp mới

29/10/2009 10:20:25
TVO- Vi nhân giống là một phần quan trọng của ngành nhân giống thực vật, nhưng ứng dụng vi nhân giống theo phương pháp cổ truyền trên môi trường thạch và lỏng đều bị giới hạn, thất thoát do nhiễm vi khuẩn và nấm, mô thực vật chết do bị trương nước.


lanhodiep2910.jpg



Một loại lan Hồ Điệp

Bởi vậy, Thạc sĩ Cung Hoàng Phi Phượng cùng các cộng sự thuộc Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời để nhân giống lan Hồ Điệp lai. Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (TIS) vừa tận dụng được các ưu điểm của hệ thống nuôi cấy lỏng và nuôi cấy trên thạch, vừa hạn chế được nhược điểm của hai hệ thống này.

Hơn nữa, hệ thống này tạo ra môi trường nuôi cấy thoáng khí, cây con khỏe mạnh, tỉ lệ sống cao, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm và giảm chi phí môi trường nuôi cấy do sử dụng ít môi trường trên một mẫu cấy và không sử dụng thạch, hệ số nhân gia tăng nhiều lần so với khi nhân giống trên hệ thống nuôi cấy thông thường.

Thí nghiệm từ các hệ thống nuôi cấy khác nhau lên sự sinh trưởng và phát triển của chồi Hồ Điệp cho thấy hệ thống càng có nhiều sự thông thoáng, chồi Hồ Điệp càng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ở hệ thống TIS nhờ hệ thống bơm đẩy môi trường lên để tạo sự ngập chìm cho mẫu cấy, trong quá trình bơm, môi trường khí được trao đổi giữa bên trong và bên ngoài bình thông qua hệ thống bơm và các màng lọc nên có sự thông thoáng nhiều hơn so với trong bình tam giác kín thông thường.

Các chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài và rộng của lá, số rễ và chiều dài rễ đều lớn hơn từ 1-2 lần so với trong bình tam giác. Tần suất ngập 3 phút trong chu kỳ 6 giờ với thể tích nuôi cấy 200ml và mật độ 6g mẫu chồi ban đầu cho kết quả số chồi tạo thành trên một mẫu là cao nhất. Nuôi cấy lan Hồ Điệp lai trên hệ thống TIS cho tỷ lệ nhân chồi ban đầu gấp 3 lần trên môi trường thạch và gấp 1,3 lần trên môi trường lỏng. Đối với giai đoạn tái sinh chồi và nhân chồi, hệ thống TIS cho tỷ lệ nhân chồi gấp 3,6 lần so với nuôi cấy trên thạch, giúp gia tăng tỷ lệ tạo cây con lên 10,8 lần so với phương pháp nuôi cấy truyền thống.

Thạc sĩ Phượng cho biết hệ thống này lần đầu tiên được ứng dụng trong nuôi cấy mô ở Việt Nam mở ra một hướng đi mới cho ngành nhân giống trong ống nghiệm, nhưng cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để tối ưu hóa các thông số kỹ thuật theo từng giai đoạn nuôi cấy và trên từng loại cây trồng khác nhau, để từng bước xây dựng quy trình nhân giống cây trồng trong hệ thống TIS.

Minh Hằng

===============================

<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=tin-chitiet-header>Cách trồng và chăm sóc để lan hồ điệp ra hoa</TD></TR><TR><TD class=tin-chitiet-header> </TD></TR><TR><TD><TABLE style="FLOAT: left" cellSpacing=0 cellPadding=0 border=0><TBODY><TR><TD>
235836.jpg

</TD></TR><TR><TD class=news_photo_description width=130><SMALL></SMALL></TD></TR></TBODY></TABLE><?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Lan hồ điệp là một loại hoa cao cấp, tuy nhiên lại rất khó tính, người trồng phải có những hiểu biết nhất định và thiết bị cần thiết để có thể chủ động điều tiết được nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm môi trường thích hợp cho mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì cây mới có thể ra hoa được.<O:p></O:p>
<?XML:NAMESPACE PREFIX = U1 /><U1:p></U1:p>
Khác với các giống lan hồ điệp bản địa có thể ra hoa bình thường nếu có chế độ chăm sóc tốt: bón phân đầy đủ, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp thì các giống nhập nội có nguồn gốc ôn đới bắt buộc phải trải qua một thời gian lạnh để phân hóa mầm hoa (xuân hóa) rồi cây mới ra hoa được. Các cây hoa chưa được xuân hóa vì còn nhỏ (mới có 2 lá) nên nếu trồng và chăm sóc trong điều kiện bình thường ở Hà Nội thì cây không thể ra hoa.
Kinh nghiệm cho thấy vào giai đoạn sinh trưởng, khi cây có trên 4 lá to, khỏe mạnh (khoảng 1 năm sau trồng, tức sau thay chậu lần 2 hoặc 3) cần làm lạnh khoảng 2-3 tuần để kích thích hình thành chồi hoa. Yêu cầu nhiệt độ tối thiểu khoảng 16-18<SUP>o</SUP>C, tối đa 23<SUP>o</SUP>C, trung bình ngày đêm 19-19,5<SUP>o</SUP>C; độ chiếu sáng cần khoảng 5.000-6.000 lux. Giai đoạn nở hoa, yêu cầu nhiệt độ tối thiểu khoảng 19<SUP>o</SUP>C, tối đa 25<SUP>o</SUP>C, trung bình 21-22<SUP>o</SUP>C. Có thể dùng 1-2 lớp lưới hoặc tôn nhựa màu sáng để che chắn bớt ánh sáng, nhất là các tháng mùa hè có nhiệt độ trên 35<SUP>o</SUP>C. Để đáp ứng các yêu cầu sinh thái nói trên nhất thiết phải chuẩn bị nhà trồng theo kiểu 2 mái để có thể khống chế được các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo yêu cầu của cây vào từng giai đoạn nhất định. Với những cơ sở kinh doanh lớn họ thường xây dựng 2 nhà lưới cho 2 giai đoạn trồng và chăm sóc, trong đó có 1 nhà được trang bị các thiết bị làm lạnh để giúp cây phân hóa mầm hoa thuận lợi. Với những đơn vị trồng hoa có qui mô nhỏ không có điều kiện đầu tư xây dựng các nhà lưới có thiết bị làm lạnh mà ở gần các điểm có khí hậu mát, lạnh, có thể trồng và chăm sóc hoa ở đồng bằng, đến khoảng tháng 7 thì chuyển cây lên khoảng 2 tháng cho cây phân hóa mầm hoa rồi lại chuyển về chăm sóc cho đến khi cây ra hoa, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí.
Chế độ chăm sóc: Ngoài các điều kiện về nhà trồng như đã nói ở trên thì chế độ chăm sóc đặc biệt quan trọng. Cây con nuôi cấy mô từ khi bắt đầu đưa vào chậu cho tới khi ra hoa xuất bán thường phải trải qua ít nhất 2-3 lần thay chậu (thay giá thể có bổ sung dinh dưỡng) mất khoảng 24 tháng. Trong giai đoạn sinh trưởng cần giữ nhiệt độ khoảng 23<SUP>o</SUP>C, không thấp hơn 20<SUP>o</SUP>C, hệ thống thông gió hoạt động tốt. Mùa hè che bớt 80-90% ánh sáng, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK 30-10-10 pha 30-40mg/lít nước phun 7 ngày/lần. Thay chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá đạt 12cm bằng chậu có đường kính 8 cm, bỏ giá thể cũ thay giá thể mới. Trong 3-5 ngày đầu không cần tưới nước; sau 10 ngày tưới nước và tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi cây có trên 4 lá khỏe mạnh mới có khả năng phân hóa mầm hoa. Phun NPK 30-10-10 (pha 40mg/lít); có thể bổ sung thêm các loại phân bón lá khác như Komix, Thiên nông.
Thay chậu lần 2 sau trồng từ 16-20 tháng, khoảng cách giữa 2 lá đạt khoảng 18cm bằng chậu có đường kính 12cm. Che bớt ánh sáng: mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ 28-30<SUP>o</SUP>C, ẩm độ 70-85%. Sau chuyển chậu lần 2 khoảng 5-6 tháng, cây có trên 4 lá là chuẩn bị ra hoa. Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25<SUP>o</SUP>C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10<SUP>o</SUP>C. Lan hồ điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa trên cành càng ngắn. Nhiệt độ >25<SUP>o</SUP>C không thể phân hóa mầm hoa, thấp <15<SUP>o</SUP>C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, phun 7-10 ngày/lần để cho hoa mập hơn, màu sắc đẹp hơn, tươi lâu hơn. Trước khi xuất bán 1-2 tháng nên để hoa nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25<SUP>o</SUP>C, ánh sáng che bớt 70% hoa sẽ tươi hơn, bền hơn. Khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa dễ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành và tưới NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau./.

</TD></TR><TR><TD>
(TT khuyến nông HN)​
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
Chào các bạn trên diễn đàn!

Hiện nay mình đang nghiên cứu (cấy mô) về cây lan Hồ điệp.

Vấn đề của mình hiện nay là làm cách nào để cây hồ điệp sau khi được đưa vào bằng phát hoa có thể phát sinh thành cụm chồi? Bởi nếu không phát sinh cụm chồi mà chỉ ở dạng 1 mắt phát hoa lên 1 cây thì nghiên cứu không có ý nghĩa.

Bạn nào biết xin trợ giúp! Xin chân thành cám ơn!
(kl_bttn@yahoo.ca)



bạn có thể nuôi cấy theo phương pháp nuôi cấy ngập chiềm bằng kỹ thuật PLB bạn sẽ nhận được nhiều cụm chồi theo ý muốn, mà thời gian thì rút ngắn lại được khoảng 6 tháng so với nuôi cấy thông thường.
nếu có cần hỗ trợ gì thì xin liên hệ với mình qua địa chỉ : ngngtai@gmail.com
rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.
chúc bạn thành công
 
Back
Top