Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest

Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, kỹ thuật nuôi tương tự như nuôi các loài cá nước ngọt khác, tuy nhiên cần lưu ý các điểm cơ bản sau:

Về đặc điểm sinh học: cá điêu hồng thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá sống trong mọi tầng nước.
Cá điêu hồng ăn tạp thiên về thực vật và có thể ăn mùn bả hữu cơ, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (nhu vỏ tôm, râu mực, đầu cá,....) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn.
>Ao nuôi: phải được thực hiện các bước cải tạo theo tuần tự như sau: bơm cạn nước, vét bùn nền đáy ao, bón vôi khử phèn độc tố tiềm tàng trong ao với liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2, phơi ao khoảng 1 tuần rồi tiến hành cấp nước sạch vào ao qua cống có ngăn lưới ở miệng công không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi. Chọn ao có diện tích từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8 – 1,5m và phải chủ động cấp thoát nước khi cần thiết.
Mật độ: có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá khác như: cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phi vằn... Nếu nuôi cá điều hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.
Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước, lượng thức ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Theo dõi thường xuyên tình hình nước trong ao (màu sắc, mùi vị ...). Nếu thấy nước bẩn thì cần phải thay nước sạch cho ao nuôi tránh hiện tượng thiếu oxy.
Thu hoạch: cá nuôi khoảng 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch được, vào thời gian này cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con, nếu được chăm sóc tốt, trong trường hợp cá lớn đều thì thu hoạch 1 lần, nếu không đều thì thu hoạch những con lớn trước, con nhỏ để lại nuôi tiếp 1 - 2 tháng sau sẽ thu hoạch tiếp.
 


Tui ở vùng hạ-lưu sông Hàm-Luông, mùa mưa nước ngọt được 1 tháng, sau đó là nước lợ rồi mặn. Trước đây tui có nuôi Cá Rô Phi, khả-năng thích-ứng với môi-trường sống chúng rất cao. Sau nầy tui mua cá Điêu Hồng về ăn, thì thấy thịt cũng giống tương-tự như cá Rô-Phi. Rồi tìm hiểu, thì biết là Điêu Hồng là cá lai-tạo của cá Rô Phi. Vậy bác anhmytran xem lại, điều tui tìm hiểu có đúng không? Chúng ta chia sẻ với nhau thôi, không có ý gì? Có khi tui sai, bác nhé!
 
Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, kỹ thuật nuôi tương tự như nuôi các loài cá nước ngọt khác, tuy nhiên cần lưu ý các điểm cơ bản sau:

Về đặc điểm sinh học: cá điêu hồng thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá sống trong mọi tầng nước.
Cá điêu hồng ăn tạp thiên về thực vật và có thể ăn mùn bả hữu cơ, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (nhu vỏ tôm, râu mực, đầu cá,....) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn.
>Ao nuôi: phải được thực hiện các bước cải tạo theo tuần tự như sau: bơm cạn nước, vét bùn nền đáy ao, bón vôi khử phèn độc tố tiềm tàng trong ao với liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2, phơi ao khoảng 1 tuần rồi tiến hành cấp nước sạch vào ao qua cống có ngăn lưới ở miệng công không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi. Chọn ao có diện tích từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8 – 1,5m và phải chủ động cấp thoát nước khi cần thiết.
Mật độ: có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá khác như: cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phi vằn... Nếu nuôi cá điều hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.
Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước, lượng thức ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Theo dõi thường xuyên tình hình nước trong ao (màu sắc, mùi vị ...). Nếu thấy nước bẩn thì cần phải thay nước sạch cho ao nuôi tránh hiện tượng thiếu oxy.
Thu hoạch: cá nuôi khoảng 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch được, vào thời gian này cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con, nếu được chăm sóc tốt, trong trường hợp cá lớn đều thì thu hoạch 1 lần, nếu không đều thì thu hoạch những con lớn trước, con nhỏ để lại nuôi tiếp 1 - 2 tháng sau sẽ thu hoạch tiếp.
Hình như tác giả viết sai tên cá.
Bạn không biết tên cá, thì nội dung bài viết của bạn chẳng có giá trị gì hết.
 
Tui ở vùng hạ-lưu sông Hàm-Luông, mùa mưa nước ngọt được 1 tháng, sau đó là nước lợ rồi mặn. Trước đây tui có nuôi Cá Rô Phi, khả-năng thích-ứng với môi-trường sống chúng rất cao. Sau nầy tui mua cá Điêu Hồng về ăn, thì thấy thịt cũng giống tương-tự như cá Rô-Phi. Rồi tìm hiểu, thì biết là Điêu Hồng là cá lai-tạo của cá Rô Phi. Vậy bác anhmytran xem lại, điều tui tìm hiểu có đúng không? Chúng ta chia sẻ với nhau thôi, không có ý gì? Có khi tui sai, bác nhé!
Cá Rô Phi tự nhiên thì năng suất kém. Người ta chọn giống Rô Phi năng suất cao để chăn nuôi, gọi là Diêu Hồng. Bạn nên phân biệt chữ Đ và chữ D. Người nước ngoài không phân biệt được hai chữ này, nhưng người Việt Nam thì thấy 2 chữ này khác hẳn nhau, viết ra những từ ngữ khác hẳn nhau.
 
Cá Rô Phi tự nhiên thì năng suất kém. Người ta chọn giống Rô Phi năng suất cao để chăn nuôi, gọi là Diêu Hồng. Bạn nên phân biệt chữ Đ và chữ D. Người nước ngoài không phân biệt được hai chữ này, nhưng người Việt Nam thì thấy 2 chữ này khác hẳn nhau, viết ra những từ ngữ khác hẳn nhau.
Thật ra, tui không phân-biệt được Diêu Hồng hay Điêu Hồng, nên tui tìm trên mạng thì có Diêu Hồng cùng tên với Điêu Hồng, và còn có một tên nữa là cá Tráp Đỏ người Tàu gọi là Hồng Điêu. Hì hì, một con cá mà có nhiều tên quá! Nói cho vui, Tây nó nói : "Bạn gọi tên tui là gì cũng được, nhưng đừng quên gọi tui thức dậy để ăn điểm tâm nhé!" (You can call me any name, but don't forget me for breakfast), thực là thực-dụng, bác hả?
Thân.
 
+ Tên cá này các nhà chuyên môn kêu là rô phi đỏ (vì nó đích thị là cá rô phi lai tạo và để phân biệt với dòng cá rô phi vằn cũ). Cái tên Điêu Hồng thầy tôi nói rằng có thể do bắt nguồn từ ý đồ của các nhà hàng đặt cho nó "kêu" để câu khách (kiểu như thịt chó thì kêu "nai đồng quê", đậu bắp luộc chấm chao thì kêu "ngà voi chấm óc khỉ") hoặc bắt nguồn từ sự nhầm lẫn của 1 số người với loài cá tráp nước mặn có tên là Hồng Điêu vì ngoại hình giống nhau... Lâu dần, cái tên Điêu Hồng trở nên phổ biến và lấn át cái tên cúng cơm của nó là Rô Phi Đỏ, thậm chí nhiều người ngỡ ngàng khi tôi nói nó là cá rô phi, rồi cãi lại.
+ Cái tên Điêu Hồng ở miền nam gọi rất phổ biến, còn tên Diêu Hồng thì ko thấy ai gọi.
+ Cái bài viết trên bảo nuôi điêu hồng kết hợp với cá chép, cá hường, cá rô phi vằn... cho thấy cái dốt của tác giả trong việc chọn loài nuôi ghép.
 

Cháu thấy ở quán ăn thường cá Điêu Hồng rất to. Chắc tại lai tạo nên cho ra như vậy.
Có điều tác giả nói nó là loài ăn tạp lại sống ở mọi tầng nước thì làm sao mà nuôi kết hợp với loài khác được?
 
Em muốn nuôi loại cá này. Các bác tính hiệu quả kinh tế giúp e. E miền nam theo e biết diêu hồng và điêu hồng là một.
 
Người Tàu gọi là Điêu Hồng. Nhưng mang sang Việt Nam nuôi, người ta đánh mất dấu gạch ngang của chữ Đ nên gọi là Diêu Hồng. Chuyện Nôm na là cha mách qué đã có từ ngàn năm lịch sử. Ví dụ trước năm 1954, ta gọi Cha là Phụ Thân như người Tàu, nhưng sau năm 1975, thì nó lại bị lộn lại ra Thân Phụ.

Đấy là nói về chữ nghĩa, nhưng người chăn nuôi, thì ai cũng biết Diêu Hồng là một biến thể của Cá Rô Phi. Có người cho rằng nó béo hơn, to hơn, thì ngon hơn Rô Phi. Có người cho rằng To Béo thì không thể ngon bằng Rô Phi được. Người ta nói, Rô Phi thường thì thịt ngon hơn: dai, ngọt hơn, nhưng vì nhỏ bé, nên xuơng và vảy làm mất hứng đi. Người không sành, chỉ để ý đến miếng to nạc béo thì cho là ngon hơn. Riêng tôi, thì cá rô đồng ta còn nhỏ hơn cả cá rô phi vằn, nhưng tôi thích ăn hơn nhiều. Cá Diêu Hồng, có cho tôi, tôi cũng không thèm ăn, thà là ăn cơm với nước mắm.

Điều đó cũng đúng, như tôi thích ăn gà mái ghẹ - tức là gà mái tơ đã lớn, mà chưa đẻ. Có người thích ăn gà trống choai, mới tập gáy, và đuổi gà mái, nhưng chưa biết nhảy lên lưng. Thịt trống choai thì dai cứng hơn thịt mái ghẹ, nhưng cả hai đều ngọt thịt. Thế nhưng có người thích thịt gà trống thiến, thứ thịt kém dai, nhưng mềm hơn, béo hơn, và tảng thịt bự hơn. So thịt gà trống thiến với thịt gà nuôi nhốt (công nghiệp) thì cũng vậy.
 
Xin bà con yên tâm! Bác anhmytran đồng ý Cá Rô-phi và Cá Diêu Hồng (Rô Phi Đỏ) là Anh Em Ruột, không khác gì hết!
Vậy xin Chủ Thớt tiếp-tục Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất
Thân.
 
Theo tôi thấy cá điêu hồng và rô phi vằn có sức lớn như nhau. Chẳng qua con điêu hồng có giá cao hơn nên được nuôi công nghiệp, thức ăn đầy đủ nên ngoài chợ thấy bán toàn to lớn. Còn con rô phi vằn đa phần sống tự nhiên, sức lớn bị ảnh hưởng nên kích cỡ thường thấy loại nhỏ. Thực tế ở các ao nuôi cá tra công nghiệp ven sông Hậu, những con cá rô phi vằn lọt vào có con lớn cở 1 ký là bình thường.
Điêu Hồng hay rô phi vằn nếu nuôi công nghiệp thì chả con nào ngon cả, thịt bở và hôi. Tôi may mắn sống ven sông Hậu nên hay mua được những con rô phi vằn tự nhiên đánh bắt từ sông loại 0.5kg/con, ăn rất thơm, thịt chắc.
 


Back
Top