ky thuật nuôi chuột đồng

  • Thread starter nguoi cung kho
  • Ngày gửi
co ai biết tập tính sinh sản của chuột cống không chi mình vớihttp://ver2.uploadanh.com/w176x144pdv110/v/7587349.htm:(
 


hihi bạn về miền tây ,di bất chuột dồng là biết liền hà
 
Nuôi chuột cống mắc dịch hạch thì khốn. Mà bạn nuôi làm gì thế . Bán mồi nhậu hay nuôi làm thức ăn cho rắn,kỳ đà...
 
nuoi chuot dong

ở quê tôi chuột đồng có giá 50000d/kg nhưng chưa có ai nuôi được cả
 
Trời ơi! Sao bây giờ cái gì cũng nuôi hết vậy trời! Bạn có chắc là sẽ kiểm soát được hết mọi vấn đề về dịch bệnh chưa vậy? Dịch hạch 1 phát là tỏi cả làng luôn đó. Từ từ đi bạn! Suy nghĩ kỹ hơn đi !
 
Nếu bạn muốn kinh doanh chuột thì có thể về các tỉnh miền tây. đặt biệt là Bến Tre (Chuột chủ yếu căn dừa nên rất sạch)

Như Snakevn nói, nên nghĩ kỹ trước khi quyết định nuôi con này.
 
quê tôi ời AN GIANG co người nuôi chuột đồng đem lại hiệu quả rất khã quan đấy báo trí đân lênh rất nhiếu tôi muốn tìm hiểu thêm gì giá thanh chuột đồng cao thấy củng dể nuôi nhưng củng phải suy nghỉ kỉ gì dịch bệnh của chúng mối tham khảo ý kiém các bạn đó thôi
 

cứ mạnh dạn nuôi đi bạn.Dịch hạch bây giờ ko phải vấn đề đáng lo đâu!
 
Ở Hậu Giang, đường vào Một Ngàn có anh 8 Bún nuôi chuột cống rất thành công. Nếu như bạn quyết định nuôi tôi sẽ cung cấp số phone anh 8 Bún để bạn liên hệ học hỏi.
 
cám ơn ban 3 Phỉ_Nhím sinh bạn hải cho số phone của anh 8 Bún cho mình nhé
 
Ghé cầu Ba Bọng ở ấp Tân Lợi (thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), hỏi thăm nhà ông Tám Bún (tên thật là Đỗ Văn Giàu) thì đứa con nít nhỏ cũng có thể chỉ đường đến tận nhà ông. Vùng này, ông nổi tiếng bởi nghề... nuôi chuột.
Băng qua cánh đồng nước trắng xóa, ngồi ghe chống qua con kênh Một Ngàn Rưỡi, mới tới được nhà ông. Trước nhà, cả sân sau trống hoác, tìm đỏ mắt cũng chẳng thấy cái chuồng nào ra vẻ có chứa thứ đặc sản miền quê là chuột cống nhum. Chuột đâu?
Ông Tám cười khì, dắt khách ra mấy cái kiệu (lu lớn) xếp thành từng dãy, đặt bên hiên nhà, từ tốn mở nắp. Trong kiệu, lẫn trong mớ lá chuối khô toàn chuột là chuột! Cứ mỗi kiệu chứa từ 4-6 con, toàn là thứ cống nhum béo tròn, lông mướt dày. “Con này là “nái chúa” đây, nó đẻ hơn 6 lứa rồi”, ông Tám chỉ con chuột nặng hơn 1 ki lô gam, đang rúc dưới đáy kiệu...
<SCRIPT type=text/javascript src="http://www.thesaigontimes.vn/RadControls/Rotator/Scripts/2_1_1/RadRotator.js"></SCRIPT>

<SCRIPT type=text/javascript>window["aa_rrP1"] = new RadRotator('aa_rrP1',1);window["aa_rrP1"].AutoAdvance = 1;window["aa_rrP1"].FrameTimeout = 10000;window["aa_rrP1"].RotatorMode = 'Slideshow';window["aa_rrP1"].NumberOfFrames = 1;window["aa_rrP1"].PauseOnMouseOver = 1;window["aa_rrP1"].HasTickers = 0;window["aa_rrP1"].FrameIdArray = new Array('aa_rrP1_frame0');window["aa_rrP1"].UseRandomSlide = 0;window["aa_rrP1"].UseTransition = 1;window["aa_rrP1"].UseRandomEffect = 1;window["aa_rrP1"].TransitionStrings = new Array('progid:DXImageTransform.Microsoft.Barn( motion=out,orientation=vertical)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Blinds( Bands=10,direction=up)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Checkerboard( Direction=right,SquaresX=2,SquaresY=2)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Fade(Overlap=1.00)','progid:DXImageTransform.Microsoft.GradientWipe(GradientSize=0.25,wipestyle=0,motion=forward)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Inset()','progid:DXImageTransform.Microsoft.Iris(irisstyle=PLUS,motion=out)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Pixelate(MaxSquare=50)','progid:DXImageTransform.Microsoft.RadialWipe(wipestyle=CLOCK)','progid:DXImageTransform.Microsoft.RandomBars()','progid:DXImageTransform.Microsoft.RandomDissolve()','progid:DXImageTransform.Microsoft.Slide(slidestyle=HIDE,Bands=1)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Spiral(GridSizeX=16,GridSizeY=16)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Stretch(stretchstyle=SPIN)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Strips(motion=leftdown)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Wheel(spokes=4)','progid:DXImageTransform.Microsoft.Zigzag(GridSizeX=16,GridSizeY=16)');;window["aa_rrP1"].Start();</SCRIPT>
Giống chuột này thuộc diện sạch sẽ, lông đen mướt, không mùi hôi. Chúng đẻ rất sai, mỗi lứa từ 8-12 con và cứ bốn tháng lại “chuyển dạ” một lần. “Chuột đẻ bao nhiêu, sống bấy nhiêu. Giống này mạnh lắm, không chết yểu. Tính ra, nuôi chuột còn hiệu quả hơn nuôi gà, vịt bởi chẳng tốn tiền thuốc thú y, phòng dịch, thức ăn thì lấy toàn cây nhà, lá vườn như cỏ tây, khoai mì, khoai lang, cua đồng, cá...”, ông Tám nói.
Bắt vài con chuột mập tròn ra khỏi kiệu, ông Tám thả ra trước sân nhà. Sổng chuồng, vậy mà không con nào phóng chạy. Chúng cứ bò lầm lũi quanh sân, từ tốn, chẳng ra vẻ sợ người. “Giống chuột này khôn lắm. Nuôi quen, thả chúng cũng chẳng bỏ đi đâu”, ông Tám đoan chắc. Thỉnh thoảng, ông còn cho chúng tắm bằng cách... vứt đại xuống con kênh trước nhà. “Nó lội lên bờ, vô nhà không thiếu một con”, ông kể.
Hơn mười năm trước, ông Bảy ở gần đó đào bờ ruộng bắt được bốn chú chuột con còn chưa mở mắt, cho ông Tám. “Ngoài ruộng nó sống được, chắc nuôi cũng không khó!”, nghĩ vậy, ông Tám kiếm cái kiệu, thả lá chuối khô vô nuôi thử. Chuột còn nhỏ, ông phải nhai gạo, mớm cho từng con. Rủi thay, con mèo nhà nhân lúc chủ sơ sểnh, “chén” hết hai con.
Cũng may, hai con chuột còn sót lại vừa đủ cặp - một đực, một cái. Cứ vài ngày ông lại thả vào mớ cỏ tây, khi củ khoai lang, khi con cua, con cá. Độ một tuần lễ, lại vệ sinh chỗ ở chuột, thay lá chuối lót. Đi đâu, ông lại bỏ chuột mang theo, chúng nằm im trong túi chủ chẳng quậy phá gì. Hơn sáu tháng sau, chuột đẻ lứa đầu, ông Tám mừng rơn: “Thành công rồi”.
Cứ vậy, đàn chuột trong nhà ông Tám không khi nào dưới 50 con. Cứ 4-6 tháng là bán được, mỗi con cả ki lô gam có giá 50.000 đồng. “Mỗi năm “xuất chuồng” không biết bao nhiêu con mà kể. Lớp bán, lớp mần thịt đãi khách... Chuột này mà gói lá cách nướng, hoặc rô ti, hay nướng chao là số dách”, anh Đỗ Hoàng Tâm, con trai ông Tám nói.
Nuôi chuột nổi tiếng, nên khách đến nhà ông Tám nườm nượp. Người từ Cần Thơ, người từ Bình Dương, TPHCM... cũng ghé. Khách đến nhà, ông thả cả bầy chuột ra “biểu diễn”. Mấy chục con cứ bò quanh nhà, lấm lét nhìn khách, đuổi cũng chẳng đi...
Hai tháng trước, con chuột cống nhum bạch bị mấy đứa cháu tinh nghịch chọc chết, đi ăn tiệc về ông Tám mới hay tin, tiếc hùi hụi. Giống chuột này lông trắng phau, mắt đỏ sọc, thuộc dạng quý hiếm, thịt lại có vị thuốc nên nhiều người dùng để chữa bệnh. Có người đào hang bắt được, ông Tám nghe được lội tới xin mua lại, mang về lai giống với đàn chuột nhà.
“Lúc đó, Bí thư thành ủy Cần Thơ là ông Lê Nam Giới ghé chơi, thấy con chuột bạch này ổng cũng thích lắm”, ông Tám kể lại. Sau đó, có người đến trả giá con chuột bạch này 500.000 đồng, ông cũng nhất quyết không bán. Vậy mà...
Trong bộ “Nam dược thần hiệu”, đại danh y Tuệ Tĩnh vốn đã coi thịt chuột đồng (chuột cơm, cống nhum...) là một thứ thuốc tính vị hơi ấm, ngọt, không độc, có tác dụng giảm đau do bị ngã, được gọi là vị “lão thử”. Ai thấy nuôi chuột “dễ ăn”, ngỏ ý theo nghề, ông Tám chỉ hết, rồi chia con giống cho. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, rồi Đại học Cần Thơ, những người dân quanh vùng... đều được ông Tám cung cấp giống.
Nhưng có điều lạ, chẳng hiểu sao ai nuôi cũng thất bại. Như ông Lê Văn Ven, ở ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), nuôi 50 cặp chuột nhưng chẳng hiểu lý do vì sao cho ăn mãi mà chúng chẳng chịu sinh sản. Bực quá, ông Ven dẹp sạch đàn chuột... để quay về nghề cũ là nuôi nhím.
“Cũng chẳng có bí quyết gì! Cứ cho chúng ăn đầy đủ- nhất là không được thiếu cỏ tây, vệ sinh chỗ ở sạch sẽ. Rồi cũng phải chăm sóc thường để chúng quen hơi người, thả ra không chạy mất”, ông Tám cho biết.
Ông Tám cũng chẳng sợ chuyện chuột nuôi lọt ra đồng ruộng, trở thành dịch phá hoại mùa màng. Bởi chuột nuôi quen chủ, chẳng chịu đi đâu xa. Thêm nữa, giả như có sổng chú chuột nào cũng chẳng thoát được mấy tay săn chuột trong vùng. Lúa thì bị xịt thuốc trừ sâu liên miên, chuột xơi lúa cũng dễ thoát kiếp.
Anh Tâm kể, những năm trước chuột vùng này nhiều vô kể, ra đồng chừng nửa giờ là bắt hàng chục con chuột cơm, chuột cống nhum. Còn giờ, đi cả buổi cũng chẳng bắt được bao nhiêu, nhất là chuột cống nhum đã vắng bóng hẳn.
“Tháng rồi, may lắm tôi mới đâm chỉa được một con cống nhum nặng 1,5 ki lô gam. Mấy năm nay, giống chuột này bị săn bắt rất dữ để cung cấp cho các quán ăn, khu chợ ở Cần Thơ, Phụng Hiệp... nên ngoài đồng giờ chẳng còn sót lại bao nhiêu”, anh Tâm vừa vuốt ve mấy chú chuột nhà, vừa nói.
Khi thịt chuột trở thành món ăn đặc sản, khoái khẩu của nhiều người, ông Tám đã tính đến chuyện mở rộng quy mô nuôi, xây chuồng khang trang, tính chuyện làm giàu bằng con chuột. Bởi hiện nay, chuột cống nhum nhỏ tại các đầu mối cung cấp ở Cần Thơ đã luôn có giá hơn 30.000 đồng/ki lô gam. Ông nói, ít nhất vào năm tới, sẽ cho xuất chuồng gần một tấn chuột thịt...
---------------
moz-screenshot.png
<TABLE class=sgtoimageleft cellSpacing=0 cellPadding=0 align=left><TBODY><TR><TD>
b3d2e_55a_150.jpg
</TD></TR><TR><TD class=sgtoimageleft>Ông Đỗ Văn Giàu đang kiểm tra những chú chuột nuôi trong nhà. Ảnh: Hồ Hùng.</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
Last edited by a moderator:
hài, cái ông viết bài báo trên cứ như là viết truyện cổ tích ấy
Ai muốn thiết tha truyền bá nghề nuôi chuột thì san se cho bà con quy trình kỹ thuật nhé
 
toi da nuoi thu chuot nhung no khong de
---------------
toi nuoi tran nhung no benh so mui ,keo dam chet nhieu qua.Bac nao biet cach tri cuu toi voi.
---------------
co the la chuot ong Tam nuoi da co thai san.Mang ve nuoi mot thoi gian no de la duong nhien.Con nuoi cap ma chung chiu giao phoi roi sinh no nhu ngoai tu nhien sao toi kho tin qua.co the day chi la mot dia chi thu gom roi ban chuot?Con muon nuoi de thi phai tao moi truong tu nhien nhu dien tich rong de chuot co the dao hang, an uong day du,khong so hai...con nuoi trong lu,khap,no so dai khong duoc noi chi chuyen bat cap ma an ai roi sinh de?
 
Last edited by a moderator:
nguoi cung kho cứ theo địa chỉ ấy mà đến tận nơi tìm hiểu sẽ dễ hơn. Tôi đã đến rồi, là nông dân nên anh tám rất thân thiện và thật thà sẽ không giấu nghề đâu.
 
Trong chăn nuôi ai cũng muốn có lợi nhuận,đó là điều dĩ nhiên.còn 1 ít người trong đó có tôi,ngoài tìm kiếm chén cơm manh áo ra,còn là thú vui và nhất là mình rất vui,khi mình đã nuôi và thuần hóa 1 con vật hoang dã nào đó,cho sinh sản thành công ,đó là điều đam mê nhất của tôi .Nay mình được biết có 1 người nuôi chuột đồng sinh sản mình rất thích,tuy con chuột kinh tế chưa cao.Nhưng đây cũng là 1 thành công lớn,chúc mọi người có một sáng kiến và thành công trong công việc chăn nuôi động hoang cho sinh sản thành công
Nhưng tiện đây mình xin góp 1 vài ý nhỏ trong chăn nuôi con chuột.con chuột cũng như con bọ thức ăn của bọ nếu có RAU TRAI,RAU LANG,RAU MUỐNG với số lượng nhiều thì con bọ không sinh sản được .Hạt nẩy mầm,và cây cỏ lông, cũng giúp cho sự sinh sản của chuột rất tốt .Con chuột ngoài hoang dã chúng sống đơn lẻ ,con đực và con cái sống riêng rẻ,khi hai con đã tới tuổi trưởng thành, khi gặp nhau thì con đực ép con cái ,có khi cắn nhau dử dội và từ động tác đó mới kích thích con cái mới lên giống, rồi mới chịu giao phối ,con đực nhiều vợ, con cái cũng không chung tình,khi chúng giao phối xong, thì mổi con tự kiém sống và con cái tự đẻ và nuôi con 1 mình.Sống chung cặp với nhau chúng sẽ quen và không có lên giống được, nên nuôi riêng cho con đực sung sức rồi mới bỏ chung vào he he xin góp tí nha
 
Last edited by a moderator:
Tôi có chuyện này nói thật, ai không tin thì chịu, nhưng mà tôi nói thật!
Khoảng năm 2003 khi địa phương tôi đã có đê bao khép kín, nông dân địa phương tôi liền phá bỏ những con đê chống lũ của nhà mình. Lúc đó tôi bắt được một ổ có 3 con chuột cống nhum con, ban đầu định cho mèo ăn, nhưng sau thấy nó cũng hiền nên để nuôi. Tôi nuôi khoảng hơn năm thì phát hiện 1 con có thai, tôi bắt con có thai nhốt riêng, rồi khám 2 con còn lại thấy cả 2 đều là đực nên làm thịt 1 con, 1 con để nuôi cho có chẵn cặp.
con cái từ khi nhốt riêng khoàng 15 ngày thì đẻ 4 con.
sau khi đám chuột con lớn tôi cho ông hàng xóm nuôi "lấy thảo". rồi tôi tiếp tục nhốt 2 con chung chuồng để coi nó có đẻ tiếp không.
Chỉ mấy tháng sau thì chuyện kinh hoàng với tôi xảy ra.......
tôi phát hiện có 1 con có thai, nhưng nhìn kỹ lại thì con có thai không phải là con đẻ hôm trước mà chính là con chuột đực. !!!
tôi sợ nhìn lầm nên bắt ra xem lại rất kỹ, nhưng đúng là nó. con mới đẻ hôm trước móng chân không nhọn bằng con mang thai lần này, đuôi con mang thai lần này ngắn hơn con đẻ con lần trước....
Tức mình tôi vạch chổ "đó" ra thì phát hiện con đang mang thai nó có cả "trứng zái" nữa !!!!!!!!! kinh quá!
một con chuột mà có cả 2 bộ phận !!! các bác có tin không? tôi cũng thấy khó tin nữa !!!
có bác nào giải thích hộ với !
Lần đó nó đẻ 5 con, còn sống 3 con tôi để lại nuôi. định bụng lần sau phối giống tôi sẽ rình để nghiên cứu kỹ hơn. nhưng tôi phải đi Bình Chánh để trông coi miếng đất mới hết hợp đồng vài tháng, khi trở về hỏi chuột đâu, người nhà nói.......... chết hết rồi!!!!!
Nếu không tại ngưởi nha cho ăn bậy bạ thì giờ chắc tôi cũng có cả trang trại chuột đó.
 
@Vinhtg : nếu cặp chuột của bác còn sống thì chắc sẽ được lên chương trình chuỵện lạ VN rồi...kakakkaka...chuột lưỡng tính và tự thụ thai....đúng là chuyện lạ đó bác...
 
Mình củng đồng ý với ý kiến của Bi bo..vì chuột là 1 loài sinh vật sinh trưởng và sinh sản trong môi trường tự nhiên,phải có cách gì đó đặc biệt lắm mới làm nó chịu giao phối..nếu aj ở vùng quê ở miền tây,thì k ai k biết tới chuột hết,k từng đi đào chuột hết,,thịt chuột ở quê thì ăn ngon miệng lắm..nhưng chuột ở thành thị thì coj chừng,vì nó ở dưới cống ăn sinh vật chết và ở nhửng bệnh viện thì nó còn ăn thịt người chết nửa đó,nó thích nhất là 2 con mắt người chết,gặp là nó khoét ăn trước à!..nên đừng thấy chuột ở thành thị mập mà ham,nó ăn toàn thứ gì k,,vì người ta bán cho mình ăn chứ ng ta k ăn đâu mà sợ..nuôi chuột bạn quản lý k củng mệt nửa,mắc bệnh thì khó trị lắm..có môn bạn mua đi bán lại thì tốt hơn..củng khá lời đó bạn..
 


Back
Top