Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm - Nuôi cua con thành cua thịt

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Ao đầm nuôi Có thể nuôi cua con thành thịt trong các dạng ao đầm riêng biệt hay nuôi kết hợp trong đầm nuôi tôm nước lợ, trong ruộng lúa với hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, một đầm hay ao nuôi tôm tốt nên có các đặc điểm như (i) gần sông, có nguồn nước dồi dàovà dễ cấp thoát nước; (ii) nền đáy ao, đầm nên là loại đất thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 20cm); (iii) đất và nước ít bị nhiễm phèn, pH nước từ 7.5-8.5; độ mặn từ 10-25%o và nhiệt độ từ 28-33oC.


Ao nên có diện tích từ 300-1000m2, độ sâu 0.8-1.2 m với bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt 1-1.5m và cao 1-1.5m và cao hơn mức triều cường ít nhất 0.5m. Xung quanh bờ phi rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước...và đặt hơi nghiêng vào ao sao cho cua không thoát ra được. Ao có cống cấp và thoát để đm bo cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên có hình chữ V. Cũng có thể trồng cây như giá, đước hoặc làm giàn bằng lá dừa nước để che mát cho cua.

Nuôi trong ruộng lúa, nên chọn ruộng có diện tích khong 0.5-2 ha. Cách rào chắn giống như nuôi cua trong ao. Tuy nhiên, nên đào nhiều mương dọc ngang trong ruộng để cua trú ẩn. Mương nên rộng từ 1.5-2m và sâu 0.8-1m. Diện tích mương đào chiếm khong 20% diện tích ruộng.

Nuôi cua trong đầm nuôi tôm thì diện tích đầm có thể 2-10 ha hay lớn hơn. Việc rào chắn, quản lý, bảo vệ trong trường hợp này tương đối khó khăn. Tuy nhiên, cần đào nhiều mương sâu trong đầm (mức nước khoảng 1m) cho cua cư trú nhằm gim sự thất thoát cua do vượt bờ.

Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành chuẩn bị ao như bón vôi với liều lượng 10-15kg/ha, lấy nước sạch.

<h1><u>Thả giống và chăm sóc </u></h1>
Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 2-5 dl. Lúc này nguồn giống phong phú điều kiện môi trường nước tương đối thuận lợi cho nuôi cua. Những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, độ mặn, độ phèn,... có thể ảnh hưởng xấu đến nuôi cua.
Hiện nay, nguồn giống nuôi vẫn dựa chủ yếu vào nguồn giống tự nhiên và thường phi vận chuyển rất xa. Phương pháp vận chuyển đơn giản và hiệu qu ở một số nơi là dùng bao chỉ, bao bố,...Khi vận chuyển nên tránh gió lùa, nắng, mưa trực tiếp lên cua và thỉnh thong dùng nước biển tưới cho cua để giữ độ ẩm. Tùy vào kích cỡ cua và loại ao đầm nuôi, mật độ và thời gian nuôi có khác nhau:
Bảng 4.1 : Mật độ và thời gian nuôi cua
Cỡ cua giống (con/kg)                                          Ao                             3-42-3Thu hoạch
Khi cua đạt trọng lượng 200-350 gr/con có thể thu hoạch. Thu cua bằng cách đánh tỉa câu rập hay tháo cạn còn 30cm nước và bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.
Theo Giáo trình Đại học Cần Thơ
 


Last edited:


Back
Top