Kỹ thuật sản xuất tôm sú giống sinh thái

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
kỹ thuật này đã được tổ chức Naturland chứng nhân.
Trại sản xuất giống được xây dựng phải có sự cho phép của các cơ quan chủ quản.Vị trí xây dựng trại có thể nằm ở ven biển, sông, kênh rạch… , sao cho đảm bảo được nguồn nước mặn có thể cung cấp trong suốt quá trình sản xuất. Trại được xây dựng một cách bán cơ bản hoặc cơ bản cần phải xây dựng đầy đủ các hệ thống trang thiết bị cần thiết như sau: 1. Xây dựng trại sản xuất giống:


Ø Công trình xây dựng cần thiết:
- Bể ương nuôi tôm bố mẹ.
- Bể cho tôm sinh sản.
- Bể ương nuôi ấu trùng ( từ giai đoạn nauplius đến post larvae).
- Hệ thống cấp nước đầu vào
- Bể lắng lọc nước.
- Hồ chứa và xử lý nước thải.
- Nhà làm việc, Phòng kỹ thuật, Phòng máy...
- Nhà bao che khu sản xuất, tường rào bảo vệ.
- Nhà ở và khu vệ sinh cho công nhân.
&Oslash; <em>Trang thiết bị chính:
- Máy bơm nước mặn,Ống dẫn nước, val các loại...
- Hệ thống khí: Máy thổi khí hoặc nén, ống dẫn khí, val đá bọt các loại...
- Hệ thống điện hoàn chỉnh, có máy phát điện dự phòng.
- Lưới các loại đủ kích cỡ mắt lưới.
- Dụng cụ đo độ mặn, pH, nhiệt kế, cân, bình Oxy, thau, xô, ca, ly thủy tinh, đèn pha, lọc tinh ...
v Lưu ý:
- Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng cho cơ sở sản xuất phải được làm bằng vật liệu không gỉ; không độc, tiện lợi, bảo đảm vệ sinh và chuyên dụng.
-Khi kết thúc đợt sản xuất thì hệ thống nhà xưởng, các loại bể, trang thiết bị và dụng cụ trực tiếp phục vụ sản xuất phải được vệ sinh, khử trùng định kỳ hoặc sau mỗi lần sử dụng để bảo đảm vệ sinh thú y thủy sản. Dụng cụ sản xuất sau khi được vệ sinh khử trùng phải được phơi khô và để nơi khô ráo.
2. Xử lý nguồn nước đầu vào:
Nước được lấy trực tiếp từ môi trường như: Sông ngòi, kênh rạch hoặc từ biển khơi nhưng phải đảm bảo độ mặn từ 26%<sub>0 </sub>đến 35%<sub>0</sub>. Nước lấy vào được chứa trong bể lắng được xử lý và diệt khuẩn bằng các chất như: Vôi nông nghiệp (CaCO<sub>3</sub>), Dolomite, Chlorine (70%), Edta... Sau đó được đưa qua hệ thống lọc nước cơ học và sinh học trước khi bơm vào các bể ương nuôi tôm.
DANH SáCH CáC CHẤT ĐẦU VàO SỬ DỤNG TRONG QUá TRìNH VỆ SINH BỂ Và XỬ Lý NƯỚC.
STT
Các chất đầu vào sử dụng
trong quá trình vệ sinh và xử lý nước
Thành phần và Công dụng
Ghi chú
1
EDTA
Là một hợp chất hóa học có tên gọi là Etilendiamin tetra axetic axit. EDTA có công thức hóa học là : (HO<sub>2</sub>CCH<sub>2</sub>)<sub>2</sub>NCH<sub>2</sub>CH<sub>2</sub>N(CH<sub>2</sub>CO<sub>2</sub>H)<sub>2</sub> . Là một amino axit thường được sử dụng để khử kim loại nặng trong nước.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam cho
phép sử dụng
2
Chlorine
- Thành phần gồm Chlorine 70%
- Dùng để diệt khuẩn và khử trùng.
3
Vôi Dolomite
- Thành phần chủ yếu là CaCO<sub>3</sub>,
- Dùng để ổn định pH trong nước.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng tôm bố mẹ:
Tôm bố mẹ đạt trọng lượng từ 150g trở lên và đã mang trứng từ biển khơi do trại giống trực tiếp đi đánh bắt hoặc mua lại qua các thương lái mua bán tôm bố mẹ. Sau khi sinh sản (Sinh sản tự nhiên không cắt mắt) tôm bố mẹ sẽ được thả lại môi trường tự nhiên.
Trong thời gian ương nuôi tôm bố mẹ được cho ăn bằng các thức ăn tự nhiên như: Ốc mượn hồn, mực... ngoài ra không có sử dụng bất kỳ một loại thuốc hóa chất nào để kích thích tôm sinh sản.
4. Kỹ thuật nuôi ấu trùng:
Sau khi tôm mẹ sinh sản ta thu ấu trùng sau đó chuyển chúng vào các bể ương với nguồn nước đã xử lý xong (Nêu ở phần 2). Và ương nuôi ấu trùng qua các giai đoạn sau:
i. Giai đoạn NauPlius:
Giai đoạn ấu trùng Nauplius dinh dưỡng noãn hoàn nên chưa phải cung cấp thức ăn. Việc chăm sóc chỉ cần cấp sục khí nhẹ, đều, và thường xuyên quan sát khi thấy xuất hiện ấu trùng Zoae thì mới bắt đầu cho ăn.
ii. Giai đoạn Zoae:
Ở giai đoạn này, ấu trùng có tính ăn lọc liên tục, vì vậy mật độ tảo trong bể nuôi phải được duy trì thường xuyên mỗi ngày cho ăn 4-5 lần bằng tảo khô hoặc tảo tươi. Tảo được cho ăn từ giai đoạn Zoae 1 tăng dần dần ở cuối Zoae 1 đến Zoae 2, tăng tối đa ở giai đoạn Zoae 3. Trong giai đoạn Zoae 2, Zoae 3 có thể bổ sung thêm thức ăn tổng hợp (như Lansy, Frippak... ) 2-3 lần/ngày.
Tùy theo màu nước và sức khỏe của ấu trùng mà tăng giảm lượng thức ăn cho thích hợp và giảm dần lượng tảo ở giai đoạn Mysis.
iii. Giai đoạn Mysis:
Ấu trùng giai đoạn này có tập tính bắt mồi chủ động, thức ăn là động vật phù du. Vì vậy thức ăn sử dụng để nuôi ấu trùng Mysis chủ yếu là ấu trùng Artemia kết hợp với thức ăn tổng hợp (như Lansy, Frippak... ) được bổ sung xen kẽ với Artemia.
Thời gian của ấu trùng Mysis thành post larvae tùy thuộc vào nhiệt độ nước thông thường 4-6 ngày. Giai đoạn này siphone đáy và thay nước để đảm bảo cho sức khỏe của ấu trùng.
iv. Giai đoạn Postlarvae:
Sau giai đoạn Mysis 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae. Mỗi ngày nuôi Postlarvae được tính là 1 tuổi Post, kỹ thuật chăm sóc Postlarvae tương tự như chăm sóc Mysis. Postlarvae thường bám vào thành, đáy bể và có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng sục khí để bắt mồi, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Thức ăn giai đoạn Postlarvae sử dụng là ấu trùng của Artemia. Giai đoạn này phải thường xuyên siphone đáy và thay nước.
Khi Postlarvae đạt 13-15 ngày tuổi thì có thể thu hoạch, chuyển qua ao ương thành tôm giống hoặc thả trực tiếp để nuôi thành tôm thịt.
DANH SáCH CáC CHẤT ĐẦU VàO SỬ DỤNG TRONG QUá TRìNH ƯƠNG NUôI TôM Sú GIỐNG
STT
Các chất đầu vào sử dụng
trong trại sản xuất giống sinh thái
Thành phần và Công dụng
Ghi chú
1
LANSY
- Thành phần gồm: Protein (42%), Lipid (7%), Fiber (2,5%), Moisture (9%),...
- Dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam cho
phép sử dụng
2
RIPPAK
- Thành phần gồm: Protein (48%), Lipid (13%), Fiber (2,5%), Moisture (8%),...
- Dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú
4
Artemia
- Thành phần: là trứng bào xác Artemia,
- Dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú giống
4
Tảo khô ( Spirulina)
- Thành phần chủ yếu là tảo Spirulina,
- Dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú giống
5
Các sản phẩm chứa thành phần Vitamine
- Thành Phần chủ yếu gồm:Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin B1, Vitamin B5, Vitamin C,...
- Dùng để cung cấp Vitamin và khoáng chất cho tôm giống, giúp tôm khỏe mạnh, giảm stress
6
Các sản phẩm khác được phép sử dụng trong thuỷ sản
theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.



v LƯU ý:
Các loại thức ăn dùng trong quá trình ương nuôi ấu trùng phải có sự cấp phép lưu hành của các sở, ban nghành chức năng. Không được sử dụng các loại thức ăn không rỏ nguồn gốc, chứa chất kháng sinh, gây đột biến gen...
5. Thu hoạch và vận chuyển Postlarvae:
- Thu hoạch:
Rút bớt nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt Postlarvae ra thùng, thau, chậu. Tiến hành định lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng Postlarvae xuất cho người ương, nuôi đồng thời tính được kết quả sản xuất và tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất giống, hạch toán lỗ, lãi.
- Vận chuyển:
Đóng tôm vào túi nilon có nước và oxy. Mật độ tôm trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển.
6. Xử lý nước thải:
Để tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm trong khu vực, sau khi thu hoạch ấu trùng nước thải được thải đưa qua bể chứa nước thải cho đến khi các loài sinh vật như: tôm, cá... trong khu vực có thể sinh sống trong nguồn nước này thì lượng nước mới được xả ra môi trường bên ngoài.
v Chú ý:
Không sử dụng những chất sau đây:
- Kháng sinh.
- Iodine (và các sản phẩm có chứa Iodine).
Các loại thuốc, hoá chất cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong thuỷ sản của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
 


Last edited:


Back
Top