KỸ THUẬT TRỒNG KIỂNG XƯƠNG RỒNG

Cây xương rồng không yêu cầu đất tốt và đầy đủ dinh dưỡng như những loại hoa kiểng khác. Xương rồng thích hợp nhất với đất cát hoặc đất pha cát, những vùng đất cao ráo, thoát nước tốt. Loại đất thích hợp cho cây xương rồng phải chứa một hàm lượng chất hữu cơ đã hoai mục và đang chuyển thành than bùn. Cần phải đưa vào đất trồng ít nhất là 30% cát, sỏi, đá cuội, những loại hạt nhỏ nhân tạo,…(Hồ Thị Bích Vân, 2001a). Trộn cát và than bùn, than bùn và chất dẽo, đất trồng có sỏi và một số thành phần như gốm dung nham, …

Tất cả các loại đất trồng cho dù là tự nhiên hay tổng hợp đều bị bảo hòa khi lượng muối khoáng vượt quá mức cần thiết, gây ảnh hưởng đến pH đất. Thông thường các loại đất này sẽ có xu hưởng tăng thêm các giá trị căn bản không mong muốn hoặc đôi khi cũng tự acid hóa, vì vậy cần chuyển cây trồng sang đất mới.

DINH DƯỠNG

Trong những điều kiện tối ưu về ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, sự góp phần của các yếu tố dinh dưỡng sẽ khẳng định tốc độ sinh trưởng của, được biểu hiện thông qua màu sắc lá, độ dài của gai, số lượng và hình dáng của hoa. Nếu như chế độ dinh dưỡng được thực hiện tốt thì sẽ lâu chuyển chậu hơn cho cây. Nếu trồng xương rồng trên cột đỡ thì cần phải cung cấp các yếu tố dinh dưỡng cho cây mỗi lần tưới. Tuy nhiên, chỉ nên bón phân cho đất vào thời kỳ thuận lợi cho sự tăng trưởng (mùa xuân và mùa hè) và chỉ bón các loại phân cân bằng giữa đạm, lân, kali.

Theo Martínez (1999), Sự chuẩn bị loại đất trồng thích hợp sẽ giúp cho cây, sinh trưởng và phát triển tốt mà không cần phải bón phân trong 4 – 5 năm. Để giúp cho cây sinh trưởng tốt, có thể bón lót bằng phân lân hoặc thạch cao trong suốt quá trình sinh trưởng của cây xương rồng, không nên bón liên tục phân dạng lỏng. Đối với phân dạng rắn, nên sử dụng các loại phân bột trên những loại đất thích hợp cho việc tưới nước cho cây và sự phát triển của rễ. Nên bón phân định kỳ cho cây vào đầu mùa hè. Vì rễ của xương rồng chủ yếu phát triển theo chiều rộng nên khi trồng cây, nên chọn loại chậu rộng, nông để tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.

CÁCH TRỒNG

Trồng kiểng xương rồng thường có hai cách : trồng vào chậu và trồng trên líp.

Trồng trên líp:

Do xương rồng là cây đơn trụ, nhỏ nên không mất nhiều diện tích. Ta có thể trồng với khoảng cách giữa các cây là 15cm.

Ở những vùng đất thấp, mặt líp phải được nâng cao, xung quanh mương rảnh phải được thoát nước tốt (vì xương rồng bị ngập nước một ngày là bộ rễ bị hư thối và chết).

Ở vùng đất cao cũng cần phải lên líp. Thông thường chiều cao của líp là 15cm. Líp trồng xương rồng có chiều rộn khoảng 60 – 70 cm, chiều dài thường được giới hạn trong khoảng 3 – 4m. Giữa hai liếp có rãnh rộng khoảng 25 – 30cm để thuận lợi cho việc chăm sóc.

Nếu trồng nhiều giống xương rồng khác nhau trên cùng một diện tích ta nên trồng chung từng giống trên một diện tích riêng để việc chăm sóc và theo dõi sự sinh trưởng được thuận lợi hơn.

Trồng trong chậu:

Nếu trồng kiểng xương rồng với số lượng ít thì trồng trong chậu sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nên đổ đất cách mặt chậu khoảng 2 – 4cm để khi tưới nước vào, dinh dưỡng không bị tràng ra ngoài.

Làm giàn che:

Mặc dù kiểng xương rồng có khả năng chịu được ánh sáng trực xạ nhưng hầu hết các giống xương rồng mới ngày nay có sức chịu đựng kém dưới ánh sáng trực xạ (Việt Chương và Nguyễn Việt Thi, 2004). Do vậy, nếu trồng với số lượng nhiều ta nên làm giàn che.

Giàn che phải thông thoáng, chiều cao là 4m tính từ mặt líp; chiều rộng phải nằm ngoài chu vi của khu vực trồng sao cho mái lợp bên trên phủ ra bên ngoài bìa líp một đoạn. Mái có thể là mái vòm, hoặc một mái hoặc hai mái. Như vậy, giàn che vừa bảo vệ được sự sinh trưởng và phát triển cho kiểng xương rồng, vừa thuân lợi cho việc chăm sóc.

TƯỚI NƯỚC

Xương rồng không cần nhiều nước, mỗi tuần nên tưới một đến hai lần để đất đủ ẩm độ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển.

Phương pháp tưới: tưới bằng vòi sen là thích hợp nhất. Vì nếu tưới với tia nước mạnh, xương rồng dễ bị nghiên ngã, lật gốc.

Nước mưa rất thích hợp cho cây xương rồng. Thời điểm thích hợp để tưới nước là vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tránh tưới khi có ánh sáng mạnh, đặc biệt là khi cây được phun sương vì giọt nước có tác dụng như thấu kính tập trung ánh sáng mặt trời, tạo ra những vết cháy trên bề mặt cây.

Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều hoặc chậu thoát nước kém, cây thường bị úng, hoặc bị nấm mốc tấn công trên thân hoặc rễ, vì vậy không nên tưới quá nhiều và chọn những loại chậu thoát nước tốt, không nên để cây bị ngập trong nước quá lâu.

VỊ TRÍ ĐẶT CÂY

Trong nhà

Cây xương rồng trồng trong nhà cần được cung cấp đầy đủ ánh sáng, vì vậy cần đặt cây gần nguồn sáng (có thể đặt gần cửa sổ hoặc trong nhà trưng bày). Để giúp cây có sự phát triển đồng đều, việc thay đổi luân phiên vị trí nhận ánh sáng của các cây là rất cần thiết . Một cách chiếu sáng khác cho cây xương rồng ở trong nhà, đặc biệt là ở những nơi có ít ánh sáng, là sử dụng các loại đèn chiếu sáng trong 17 giờ ở giữa 2 mùa xuân và mùa thu, khoảng 14 giờ vào mùa đông. Nguồn sáng nhân tạo cũng cho phép chúng ta xác định lại nơi thích hợp để đặt cây trong nhà.

1602819882072.png

Ngoài trời

Trong trường hợp này, cần đặt cây ở nơi có nhiều nắng, khí hậu ấm áp. Nếu nhiệt độ giảm xuống, cây xương rồng cần được bảo vệ hoặc đưa vào trong nhà. Không đặt cây ở nơi có ánh sáng toàn phần để giúp cây tránh bị cháy nắng (Martínes, 1999).

Xương rồng có thể chống chịu với điều kiện lạnh tốt hơn khi ở trạng thái nghỉ đông, vì vậy việc giữ cho cây khô ráo trong mùa đông rất quan trọng. Không nên đặt cây xương rồng ở trước bờ tường đối diện với hướng Đông hoặc hướng Bắc bởi vì những bức tường này có tác dụng như một tấm màng phản xạ ánh sáng mặt trời và đốt nóng cây. Địa điểm lý tưởng nhất là những nơi cao và thông thoáng. Rễ của xương rồng là loại rễ nông vì vậy chỉ nên sử dụng những loại cuốc nhỏ để làm cỏ xung quanh cây





 




Back
Top