Kỹ thuật ủ rơm với Cám Gạo bằng Men Vi Sinh EM để làm thức ăn cho Ốc Đắng Ốc Quắn Ốc Rạ Thương Phẩm.
Ngoài ra là áp dụng được cho bể nuôi Tôm Tép sẽ giảm được 40% chi phí nuôi Tôm và 80 - 90 % chi phí thức ăn nuôi Tép Rong, tép Ruộng, Tép Đồng.
Như chúng ta đã biết là hiện nay nhu cầu tiêu thụ trên thị trường về các loại ốc Đắng, ốc Quắn, ốc Vặn, ốc Rạ ( ốc Dạ) thương phẩm rất cao. Nhất là thị trường ở Hà Nội và các đô thị ở các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Ốc được chế biến ra nhiều món ăn như Bún Ốc, Ốc Sào, ốc Luộc, ốc Bảy món..
Ốc thương phẩm có nguồn gốc Ốc Nuôi theo công nghệ và ốc được bắt ở ngoài tự nhiên rồi được nuôi vỗ béo và được nuôi lại trong môi trường sạch để cho ra những con ốc Thương phẩm thường có giá cao gấp 2 - 3 lần so với ốc Xô. Ví dụ ốc Xô là 20.000 Đ thì ốc tuyển là ốc thuộc dạng thương phẩm là có giá từ 40.000 Đ đến 80.000 Đ.
Để nuôi ốc vỗ béo thường được áp dụng kỹ thuật ủ Rơm với Cám Gạo bằng men vi sinh E.M thủy sản.
Tiết kiệm chi phí nuôi mà còn đảm bảo môi trường bền vững, ổn định năng suất và chất lượng ốc Thương Phẩm.
Hướng dẫn này là có sử dụng tư liệu của anh Bùi Quang Võ ở thành phố Vĩnh Long chia sẻ cụ thể.
Việc ủ rơm để nuôi ốc Đắng, ốc Quắn, ốc Rạ hay ốc Dạ là cần tạo ra một môi trường thích hợp để cung cấp thức ăn tự nhiên và chất dinh dưỡng, đảm bảo nước nuôi luôn sạch và giàu tảo và vi sinh phù du.
Dưới đây là quy trình cụ thể đơn giản dễ thực hiện với 2 Cách ủ mà chúng tôi tạm gọi Cách A và Cách B.
I. Ủ RƠM THEO CÁCH A.
Nguyên liệu :
1. Rơm khô: 20 - 30 kg.
Chọn rơm sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu hoặc hóa chất độc hại.
2. Cám gạo hoặc cám bắp: 5 - 10 kg (tùy diện tích).
3. Men vi sinh:
Dùng men nào miễn là có các loại Vi khuẩn có lợi như Bacillus, Lactobacillus, EM (Effective Microorganisms).
4. Nước sạch: 100 - 150 lít (nước giếng hoặc nước không chứa Clo).
5. Đường mật (rỉ mật): 1 - 2 lít (hoặc 2 - 3 kg đường đỏ).
6. Trấu mục, bã mía (nếu có): Tăng độ đa dạng vi sinh trong quá trình ủ.
Quy trình ủ rơm
1. Xử lý rơm:
+ Cắt rơm thành đoạn ngắn (10 - 15 cm).
+ Ngâm rơm trong nước sạch 1 - 2 ngày để rơm mềm và loại bỏ tạp chất.
2. Pha dung dịch vi sinh:
Pha đường mật với 10 lít nước sạch, sau đó thêm men vi sinh vào khuấy đều.
Để dung dịch nghỉ 30 phút để kích hoạt vi sinh.
3. Trộn rơm và cám:
Trộn đều rơm với cám gạo (hoặc cám bắp).
Rải dung dịch vi sinh đã pha lên hỗn hợp rơm và cám, đảm bảo tất cả đều được thấm ẩm.
4. Ủ rơm:
Đưa hỗn hợp vào bạt nylon, bao tải, thùng nhựa, thùng mốp xốp hoặc hố ủ có nắp đậy.
Nén cho chặt để loại bỏ không khí tối đa, sau đó đậy kín.
Ủ trong 5 - 10 ngày ở nhiệt độ 25 - 30°C.
5. Kiểm tra quá trình ủ:
Sau 2 - 3 ngày, rơm sẽ có mùi chua nhẹ, màu hơi nâu, và bề mặt xuất hiện lớp trắng của vi sinh.
Nếu rơm khô quá, có thể bổ sung thêm nước sạch (dạng phun sương, không đổ trực tiếp).
Sử dụng rơm ủ trong ao nuôi ốc.
1. Rải rơm vào bể/ao nuôi:
Rải 2 - 3 kg rơm ủ đã hoàn thiện trên mỗi 100 m² mặt nước.
Rơm sẽ chìm từ từ và tạo nơi trú ẩn cho ốc.
2. Tác dụng của rơm ủ trong ao:
Cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên (tảo, vi sinh).
Tạo môi trường nước ổn định, giàu oxy.
Là nơi bám và ẩn náu cho ốc, đặc biệt trong giai đoạn sinh sản.
3. Thời điểm rải rơm:
Lần đầu trước khi thả ốc khoảng 5 - 7 ngày.
Rải bổ sung định kỳ 15 - 20 ngày/lần, hoặc khi thấy rơm cũ phân hủy hết.
Lưu ý quan trọng.
1. Chất lượng rơm:
Không sử dụng rơm bị mốc đen hoặc có mùi hôi khó chịu.
Rơm phải được xử lý sạch trước khi ủ để tránh gây bệnh cho ốc.
2. Quản lý nước ao:
Theo dõi độ trong và màu nước. Nước lý tưởng có màu xanh nhạt, không bị đục hoặc bốc mùi.
Sục khí và duy trì dòng chảy nhẹ giúp ốc phát triển tốt hơn.
3. Phòng ngừa bệnh cho ốc:
Định kỳ bổ sung men vi sinh trực tiếp vào nước ao (khoảng 1 gói/200 m²).
Theo dõi sức khỏe của ốc, loại bỏ những con yếu hoặc chết kịp thời để tránh ô nhiễm.
4. Thời gian thu hoạch:
Ốc Đắng, ốc Quắn, ốc Rạ phát triển nhanh và có thể thu hoạch sau 3 - 4 tháng (tùy mật độ).
II. Ủ RƠM THEO CÁCH B.
Theo kỹ thuật Nuôi Viethand Rơm.
Hướng dẫn kỹ thuật ủ Rơm + Cám gạo + Men Vi Sinh để tao màu xanh, tạo thức ăn cho Ốc Đắng, Tép, Cá..
Nguyên liệu chuẩn bị
90 lít nước sạch
5 kg Cám Gạo
5kg Rỉ mật đường
200 gr men vi sinh Viethand ( hoặc loại khác sử dụng cho thủy sản)
Sau đó :
+ Một là cho Sục khí vào trong 6 tiếng
+ Hai là Đậy nắp kín trong 2 ngày.
Sau khi ủ xong là sử dụng:
3kg Rơm
10kg Cám Gạo
20 lít nước vi sinh đã ủ xong
Tất cả cho vào một thùng và trộn đều và đậy nắp kín trong 2 ngày sẽ thấy một lớp Men Trắng xuất hiện là đã thành công đạt yêu cầu.
Tiết kiệm chi phí nuôi mà còn đảm bảo môi trường bền vững, ổn định năng suất và chất lượng ốc Thương Phẩm.
Ngoài ra là áp dụng được cho bể nuôi Tôm Tép sẽ giảm được 40% chi phí nuôi Tôm và 80 - 90 % chi phí thức ăn nuôi Tép Rong, tép Ruộng, Tép Đồng.
Như chúng ta đã biết là hiện nay nhu cầu tiêu thụ trên thị trường về các loại ốc Đắng, ốc Quắn, ốc Vặn, ốc Rạ ( ốc Dạ) thương phẩm rất cao. Nhất là thị trường ở Hà Nội và các đô thị ở các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Ốc được chế biến ra nhiều món ăn như Bún Ốc, Ốc Sào, ốc Luộc, ốc Bảy món..
Ốc thương phẩm có nguồn gốc Ốc Nuôi theo công nghệ và ốc được bắt ở ngoài tự nhiên rồi được nuôi vỗ béo và được nuôi lại trong môi trường sạch để cho ra những con ốc Thương phẩm thường có giá cao gấp 2 - 3 lần so với ốc Xô. Ví dụ ốc Xô là 20.000 Đ thì ốc tuyển là ốc thuộc dạng thương phẩm là có giá từ 40.000 Đ đến 80.000 Đ.
Để nuôi ốc vỗ béo thường được áp dụng kỹ thuật ủ Rơm với Cám Gạo bằng men vi sinh E.M thủy sản.
Tiết kiệm chi phí nuôi mà còn đảm bảo môi trường bền vững, ổn định năng suất và chất lượng ốc Thương Phẩm.
Hướng dẫn này là có sử dụng tư liệu của anh Bùi Quang Võ ở thành phố Vĩnh Long chia sẻ cụ thể.
Việc ủ rơm để nuôi ốc Đắng, ốc Quắn, ốc Rạ hay ốc Dạ là cần tạo ra một môi trường thích hợp để cung cấp thức ăn tự nhiên và chất dinh dưỡng, đảm bảo nước nuôi luôn sạch và giàu tảo và vi sinh phù du.
Dưới đây là quy trình cụ thể đơn giản dễ thực hiện với 2 Cách ủ mà chúng tôi tạm gọi Cách A và Cách B.
I. Ủ RƠM THEO CÁCH A.
Nguyên liệu :
1. Rơm khô: 20 - 30 kg.
Chọn rơm sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu hoặc hóa chất độc hại.
2. Cám gạo hoặc cám bắp: 5 - 10 kg (tùy diện tích).
3. Men vi sinh:
Dùng men nào miễn là có các loại Vi khuẩn có lợi như Bacillus, Lactobacillus, EM (Effective Microorganisms).
4. Nước sạch: 100 - 150 lít (nước giếng hoặc nước không chứa Clo).
5. Đường mật (rỉ mật): 1 - 2 lít (hoặc 2 - 3 kg đường đỏ).
6. Trấu mục, bã mía (nếu có): Tăng độ đa dạng vi sinh trong quá trình ủ.
Quy trình ủ rơm
1. Xử lý rơm:
+ Cắt rơm thành đoạn ngắn (10 - 15 cm).
+ Ngâm rơm trong nước sạch 1 - 2 ngày để rơm mềm và loại bỏ tạp chất.
2. Pha dung dịch vi sinh:
Pha đường mật với 10 lít nước sạch, sau đó thêm men vi sinh vào khuấy đều.
Để dung dịch nghỉ 30 phút để kích hoạt vi sinh.
3. Trộn rơm và cám:
Trộn đều rơm với cám gạo (hoặc cám bắp).
Rải dung dịch vi sinh đã pha lên hỗn hợp rơm và cám, đảm bảo tất cả đều được thấm ẩm.
4. Ủ rơm:
Đưa hỗn hợp vào bạt nylon, bao tải, thùng nhựa, thùng mốp xốp hoặc hố ủ có nắp đậy.
Nén cho chặt để loại bỏ không khí tối đa, sau đó đậy kín.
Ủ trong 5 - 10 ngày ở nhiệt độ 25 - 30°C.
5. Kiểm tra quá trình ủ:
Sau 2 - 3 ngày, rơm sẽ có mùi chua nhẹ, màu hơi nâu, và bề mặt xuất hiện lớp trắng của vi sinh.
Nếu rơm khô quá, có thể bổ sung thêm nước sạch (dạng phun sương, không đổ trực tiếp).
Sử dụng rơm ủ trong ao nuôi ốc.
1. Rải rơm vào bể/ao nuôi:
Rải 2 - 3 kg rơm ủ đã hoàn thiện trên mỗi 100 m² mặt nước.
Rơm sẽ chìm từ từ và tạo nơi trú ẩn cho ốc.
2. Tác dụng của rơm ủ trong ao:
Cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên (tảo, vi sinh).
Tạo môi trường nước ổn định, giàu oxy.
Là nơi bám và ẩn náu cho ốc, đặc biệt trong giai đoạn sinh sản.
3. Thời điểm rải rơm:
Lần đầu trước khi thả ốc khoảng 5 - 7 ngày.
Rải bổ sung định kỳ 15 - 20 ngày/lần, hoặc khi thấy rơm cũ phân hủy hết.
Lưu ý quan trọng.
1. Chất lượng rơm:
Không sử dụng rơm bị mốc đen hoặc có mùi hôi khó chịu.
Rơm phải được xử lý sạch trước khi ủ để tránh gây bệnh cho ốc.
2. Quản lý nước ao:
Theo dõi độ trong và màu nước. Nước lý tưởng có màu xanh nhạt, không bị đục hoặc bốc mùi.
Sục khí và duy trì dòng chảy nhẹ giúp ốc phát triển tốt hơn.
3. Phòng ngừa bệnh cho ốc:
Định kỳ bổ sung men vi sinh trực tiếp vào nước ao (khoảng 1 gói/200 m²).
Theo dõi sức khỏe của ốc, loại bỏ những con yếu hoặc chết kịp thời để tránh ô nhiễm.
4. Thời gian thu hoạch:
Ốc Đắng, ốc Quắn, ốc Rạ phát triển nhanh và có thể thu hoạch sau 3 - 4 tháng (tùy mật độ).
II. Ủ RƠM THEO CÁCH B.
Theo kỹ thuật Nuôi Viethand Rơm.
Hướng dẫn kỹ thuật ủ Rơm + Cám gạo + Men Vi Sinh để tao màu xanh, tạo thức ăn cho Ốc Đắng, Tép, Cá..
Nguyên liệu chuẩn bị
90 lít nước sạch
5 kg Cám Gạo
5kg Rỉ mật đường
200 gr men vi sinh Viethand ( hoặc loại khác sử dụng cho thủy sản)
Sau đó :
+ Một là cho Sục khí vào trong 6 tiếng
+ Hai là Đậy nắp kín trong 2 ngày.
Sau khi ủ xong là sử dụng:
3kg Rơm
10kg Cám Gạo
20 lít nước vi sinh đã ủ xong
Tất cả cho vào một thùng và trộn đều và đậy nắp kín trong 2 ngày sẽ thấy một lớp Men Trắng xuất hiện là đã thành công đạt yêu cầu.
Tiết kiệm chi phí nuôi mà còn đảm bảo môi trường bền vững, ổn định năng suất và chất lượng ốc Thương Phẩm.
Last edited: