Kỹ thuật và hiệu quả nuôi cá trê trắng trong ao đất

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Cá trê là loài cá da trơn, miệng dưới, ăn ở tầng đáy, sống vùng nước ngọt, trọng lượng trung bình khoản 0,3-1kg, tuy nhiên nếu nuôi thời gian lâu cá sẽ lớn hơn. Có nhiều giống cá trê, như trê vàng, trê lai, trê phi, trê trắng. Cá trê trắng có tên khoa học Clarias batrachus, là loài cá thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, rất được người dân ưa chuộng. Trước đây vùng U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cá trê trắng rất nhiều, nhưng những năm gần đây hầu như loài cá này gần như bị tuyệt chủng hoặc còn với số lượng rất ít. Hiện nay giống cá này đã được sinh sản nhân tạo thành công.
Do điều kiện tự nhiên vùng U Minh và Trần Văn Thời thích hợp với sự phát triển của loài này nên nhiều người dân đã đầu tư vào nghề nuôi thâm canh với qui mô mật độ dày, khép kín và cho ăn tích cực, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế rất khả quan. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật và hiệu quả nuôi cá trê trắng trong ao đất
1. Chuẩn bị ao nuôi.
Diện tích ao nuôi trung bình khoảng 1.500 – 2.000m2 là thích hợp, tuy nhiên có thể nuôi cá trê trong ao có diện tích từ vào trăm đến vài nghìn met vuông. Ao nuôi cá trê trắng cũng được chuẩn bị như ao nuôi các loài cá khác, sên vét bùn đáy ao, gia cố bờ bao, tránh làm thất thoát cá. Diệt cá tạp bằng cây thuốc cá hoặc thuốc cá bột (saponine). Rải vôi bột CaO liều lượng 7-10kg/100m2, phơi nắng 3-5 ngày sau đó cấp nước vào đến độ sâu 1,2 – 1,5m, tránh tình trạng để cá tạp theo nước vào ao. Dùng 3kg phân NPK + 2kg phân U Rê rải đều/1.000m2 để 3-5 ngày thấy nước có màu xanh nhạt hoặc màu đỏ nâu thì tiến hành thả cá giống.
2. Chọn con giống và thả giống.
* Cách phân biệt cá trê trắng, trê phi và trê vàng.
28.7.png


(1) Trê vàng, (2) Trê trắng, (3) Trê phi​
Có 5 đặc điểm sinh thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá trê, đó là các đặc điểm về màu sắc cơ thể, hình dạng thóp trán, xương chẩm, khoảng cách xương chẩm và vi lưng, gai vi ngực.
• Chọn con giống
Chọn con giống đồng đều khỏe mạnh, không dị tật, đàn cá hoạt động nhanh nhẹn, không nhiễm bệnh, trọng lượng 300 – 400con/kg hoặc tùy theo cỡ cá mà thời gian thu hoạch nhanh hay chậm.

<table width="100%" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1"><tbody><tr><td>
Cỡ cá (cm)​
</td><td>
Mật độ thả (con/m2)​
</td><td>
Thời gian thu hoạch​
</td></tr><tr><td>
3 - 4​
</td><td>
60 - 70​
</td><td>
> 3 tháng​
</td></tr><tr><td>
4 - 6​
</td><td>
40 - 50​
</td><td>
> 3 tháng​
</td></tr><tr><td>
5 - 7​
</td><td>
30 - 40​
</td><td>
> 3 tháng​
</td></tr><tr><td>
10 -12​
</td><td>
20 - 30​
</td><td>
> 2.5 tháng​
</td></tr></tbody></table>Thường thả cá giống trọng lượng 200 – 300con/kg nuôi thời gian 3-3,5 tháng là thu hoạch, mật độ thả 6-10 con/m2. Vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm oxy, vận chuyển cá về ao tập cho cá làm quen với môi trường nước trong ao khoảng 30 phút rồi tiến hành thả cá.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Cá trê là loài ăn tạp, ăn được cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật, vì vậy thường tận dụng phế phẩm nông nghiệp và dùng thức ăn tự chế, nấu từ cháo và cám, bên cạnh đó tận dụng các nguồn cá phân, đầu tôm, cua, ốc các loại phế phẩm lò mổ trâu bò… nhằm giảm chi phí trong quá trình nuôi. Nếu có điều kiện nên thả bèo cám, lục bình hoặc rau muống trong ao chiếm 1/3 diện tích ao, vừa làm thức ăn cho cá vừa tạo độ mát nước cho ao. Lưu ý không được thả bèo và rau muống quá nhiều tránh tình trạng làm mất ô xy trong ao.
Tùy theo các giai đoạn phát triển, lượng thức ăn hàng ngày dao động từ 3-12% khối lượng cá trong ao. Hàm lượng đạm cần thiết để duy trì cá phát triển tốt ở tháng thứ 1 là 28-30%, tháng thứ 2 là 24-26%. Mỗi ngày cho cá ăn từ 2-4 lần. Nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn ở trong ao để cá phát triển đều hơn.
Cần duy trì mực nước ổn định. Khi nước quá bẩn, có mùi hôi thối phải thay nước ngay cho đến khi nước tốt trỏe lại. mỗi lần thay 1/3 lượng nước trong ao. Sau đó cấp nước vào cho đủ, tốt nhất là định kỳ thay nước ao nuôi một lần/tuần.
- Theo dõi hoạt động của cá hàng ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp sao cho vừa đủ. Thông thường khẩu phần ăn dao động từ 5-7% trọng lượng cá nuôi/ngày.
- Định kỳ trộn thêm vitamin C (60-100mg/kg thức ăn) và khoáng chất vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như cá tăng trưởng tốt hơn.
- Quan tâm và phòng ngừa bệnh cho cá.
- Thường xuyên kiểm tra bờ ao, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi, nhất là vào mùa mưa lũ.
4. Thu hoạch
Sau khoảng 3 – 3,5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình từ 300-500g/con thì tiến hành thu hoạch. Ngưng cho cá ăn ít nhất 6 giờ trước khi thu hoạch để tránh tình trạng cá ăn no, bị xây xác làm cá dễ chết. Chuẩn bị ao dèo để đảm bảo cá còn sống mới có giá trị kinh tế. Tiến hành tát cạn nước trong ao và thu hoạch đồng loạt một lượt. Tuyển chọn những cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm thả vào ao khác nuôi tiếp.
5. Hoạch toán kinh tế
Dưới đây, chúng tôi hạch toán kinh tế cho một mô hình nuôi có diện tích 2000 mét vuông.
Chi phí chuẩn bị ao đầm, vôi, thuốc cá và các chi phí khác: 10 triệu đồng
Tổng lượng cá giống thả 12.000 con (mật độ 6con/m2), tương đương 60 kg cá giống: 150.000 đồng/kg x 60 kg = 9 triệu đồng
Trung bình đến khi thu hoạch tỉ lệ sống đạt 50%, tổng chi phí đầu tư thức ăn là 21 triệu đồng.
Tổng chi: 40 triệu đồng
Tổng thu: 2.000kg x 40.000 đồng/kg = 80 triệu đồng (cỡ cá 3 con/kg)
Lợi nhuận: Tổng thu – Tổng chi : 40 triệu đồng
Đây là mô hình dễ nuôi, đạt hiệu quả kinh tế khá cao, thời gian thu hoạch ngắn, tận dụng thời gian nhàn rỗi, nguồn thức ăn tại chỗ, ít tốn công lao động, đối tượng nuôi ít nhiễm bệnh… Do vậy mô hình cần được nhân rộng đại trà cho bà con thực hiện.
 


bác có biết địa chỉ bán cá trê trắng giống không? hiện tại em ở An Giang nhưng không biết mua giống cá trê trắng ở đâu?
 
tôi cũng muốn tìm giống cá trê trắng nhưng không biết ở đâu có ,ai biết xin vui lòng chỉ giúp ,tôi ở tỉnh bình phước
 
Back
Top