1. Cây mít càng trẻ thì càng lạt
Cây mít càng già thì càng ngọt.
2. Kali ảnh hưởng đến độ ngọt trong mít.
Nhưng kali bị nước cuốn trôi hết khi mưa.
Vì vậy:
A. Sau cơn mưa thì quăng 1 nắm kali gần gốc mít sẽ tăng độ ngọt.
B. Lấy cây lá khô mục ủ vào gốc mít, khi mục ra thì nó thành kali, từ đó mít ngọt.
3. Trồng mít nghệ cao sản thì bán cho vinamit, không lo ế, mà giá hơi thấp.
4. Trồng mít thái bán cho lái buôn, giá cao nhưng rủi ro cao.
Vừa rồi mít thái từ 25.000 đ/kg rớt xuống còn 2.500 đ/kg là do lộ thông tin tụi lái buôn chít thuốc nhanh chín vào trái mít nên người dân tẩy chay ăn mít tươi và cả mít sấy khô.
5. Nên ra bắc tìm giống mít anhmytran nói, đem về miền nam trồng thì sẽ thắng.
Cây mít trẻ thì ra trái ở cành.
Càng già thì ra trái càng gần gốc.
Bổ mít ra thấy hột có rễ thì mít
đã già quá lứa, có thể nhạt đi.
Vì vậy, nên hái Mít trước khi hạt
nó ra rễ.
Một điều kiện làm Mít ngọt là tỉa
cành. Chỗ nào cành rậm quá, lá chen,
lá đè lên nhau thì cắt bới những cành
lá bên dưới và bên trong tán lá đi.
Nếu cành mọc quá dài ra khỏi tán lá,
làm tán lá méo mó mà không tròn đều
như mâm xôi, thì phải cắt ngắn cành
lại, và cắt tỉa bớt cành lá bên ngoài.
Nói tóm lại, tán lá cây phải là tròn
đều như một cái dù mỏng, không có
những cành lá bên trong cây dù.
Đó là kinh nghiệm chung chung, chứ tôi
chưa từng thấy trái mít nhạt bao giờ.
Tôi thích nhất những trái mít thiệt bự,
bổ ra, múi dài gần một gang tay, vừa
đẹp mắt, vừa ăn giòn, và không bao giờ
nhạt cả. Có lẽ ngày xưa chẳng bao giờ
bón phân và tưới nước.
Theo như những gì anh nói thì mít miền bắc dễ dàng đánh bại mít miền nam và cả thái lan.
Anh có thể chia sẽ kỹ lại là mít miền bắc là giống gì không ?
Năng suất ?
Bao lâu có trái bói ?
Được trồng nhiều ở đâu ?
Tên gọi là gì ?
Haclong !
Cây mít trẻ thì ra trái ở cành.
Càng già thì ra trái càng gần gốc.
Bổ mít ra thấy hột có rễ thì mít
đã già quá lứa, có thể nhạt đi.
Vì vậy, nên hái Mít trước khi hạt
nó ra rễ.
Một điều kiện làm Mít ngọt là tỉa
cành. Chỗ nào cành rậm quá, lá chen,
lá đè lên nhau thì cắt bới những cành
lá bên dưới và bên trong tán lá đi.
Nếu cành mọc quá dài ra khỏi tán lá,
làm tán lá méo mó mà không tròn đều
như mâm xôi, thì phải cắt ngắn cành
lại, và cắt tỉa bớt cành lá bên ngoài.
Nói tóm lại, tán lá cây phải là tròn
đều như một cái dù mỏng, không có
những cành lá bên trong cây dù.
Đó là kinh nghiệm chung chung, chứ tôi
chưa từng thấy trái mít nhạt bao giờ.
Tôi thích nhất những trái mít thiệt bự,
bổ ra, múi dài gần một gang tay, vừa
đẹp mắt, vừa ăn giòn, và không bao giờ
nhạt cả. Có lẽ ngày xưa chẳng bao giờ
bón phân và tưới nước.
Tôi thích nhất là nghe anh nói về trái mít.
Cách đây mấy ngày, tôi nói bạn tôi rằng "miền bắc có 1 loại mít mà múi dài bằng 1 gan tay"
Bạn tôi trả lời: "khùng hả mậy"
Tôi ở miền nam Việt Nam !