Làm gạo giỏi như Campuchia

Trong khi gạo Việt Nam chỉ tập trung ở những nước thu nhập trung bình và thấp, gạo Campuchia đã tiến sang những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.
Số liệu từ Văn phòng Thư ký dịch vụ một cửa về xuất khẩu gạo Campuchia cho biết,7 tháng đầu năm nay, Campuchia xuất khẩu được 312.300 tấn gạo. So về con số tuyệt đối thì sản lượng xuất khẩu gạo của Campuchia chỉ bằng 1/10 của Việt Nam. Nhưng xét về mức độ tăng trưởng, xuất khẩu gạo của Campuchia đã tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam lại giảm.

Campuchia đi sau Việt Nam rất xa trong xuất khẩu gạo. Nếu như Việt Nam đã tham gia cuộc chơi này từ hơn 20 năm trước, thì Campuchia chỉ mới bắt đầu khoảng 5 năm trở lại. Dù vậy, gạo Campuchia đã xuất sang 53 quốc gia trên thế giới, còn gạo Việt Nam vẫn quanh quẩn với 10 thị trường chính.

Thực tế, gạo Việt Nam chỉ tập trung ở những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp thuộc châu Á, châu Phi. Gạo Campuchia hiện đã bán sang những thị trường khó tính như Mỹ, các nước châu Âu (EU). Hiện tại, EU chiếm 60% lượng gạo xuất khẩu của Campuchia.

Đáng nói hơn, trong khi Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu gạo trắng thì Campuchia còn xuất khẩu gạo thơm (gạo chất lượng cao) với tỉ lệ xấp xỉ gạo trắng, trên 44%. Cùng loại gạo trắng và bán cùng thời điểm, gạo Campuchia vẫn luôn có giá cao hơn gạo Việt Nam từ 30-50 USD/tấn.

Campuchia đã gần như đuổi kịp Thái Lan khi có tới 8 thương hiệu để trình làng tại Hội chợ Thương mại Lương thực tổ chức ở Bangkok vào năm ngoái. Đặc biệt, 2014 là năm thứ 3 liên tiếp gạo lài Campuchia hay còn gọi là Phka Romdoul được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới. Còn Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu gạo riêng cho mình.

Về thứ hạng, từ chỗ là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, hiện Việt Nam không chỉ thua Thái Lan mà còn bị Ấn Độ, Pakistan qua mặt. Trong khi đó, Campuchia vốn xếp sau cùng bảng danh sách đã trở thành đối thủ cần chú ý. Ngay chính Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nông nghiệp nổi tiếng của Việt Nam, cũng đã thừa nhận rằng Việt Nam cần học cách làm gạo của Campuchia. Theo ông, Campuchia đã sản xuất gạo với chất lượng tốt và làm thương hiệu rất bài bản.

Trong tổ chức sản xuất gạo, Campuchia cân đối được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Campuchia, năm 2014, nước này sản xuất được khoảng 5,96 triệu tấn gạo. Trừ tiêu thụ trong nước, Campuchia còn hơn 3 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Ngay từ khi bắt đầu xuất khẩu, Campuchia đã chú trọng đến vấn đề chất lượng. Campuchia ưu tiên chọn những giống lúa tốt và chỉ trồng một vụ, chủ yếu trồng vào mùa mưa. Vì thế, mỗi năm Campuchia chỉ đạt khoảng 3 tấn/ha, bằng 1/5 so với năng suất của Việt Nam. Nhưng gạo Campuchia lại thơm ngon, cho giá trị cao vượt trội. Đơn cử, gạo thơm Phka Malis của Campuchia hiện được bán với giá 890 USD/tấn, trong khi gạo thơm Việt Nam bán chỉ từ 650-670 USD/tấn.

Campuchia còn tổ chức vùng nguyên liệu riêng nên từng loại gạo của Campuchia đều có chất lượng đồng nhất. Trong đó, gạo organic (gạo sạch) không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học nên được bán đến 1.375 USD/tấn.

Với giá bán cao cộng thêm ít tốn kém về chi phí máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất, tưới nước... nên lợi nhuận nông dân Campuchia kiếm được ngang ngửa với nông dân Việt Nam, dù họ nhàn hơn rất nhiều.

Campuchia cũng rất chịu khó học hỏi. Khi có tổ chức quốc tế như Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) hỗ trợ, từ giúp xác định giống lúa chất lượng cao nhất, giúp doanh nghiệp tổ chức nông dân trồng lúa hay giúp xây dựng nhà máy chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng gạo, Campuchia luôn lắng nghe và làm theo hướng dẫn. Vì thế, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, Campuchia đã sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị. Ðây là điều mà Việt Nam nói mãi nhưng chưa làm được.

Campuchia luôn tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá gạo của mình. Có cả một chương trình hỗ trợ để gạo Campuchia được chào hàng rộng rãi. Gạo Campuchia luôn có mặt ở các hội chợ, triển lãm quốc tế dù đó chỉ có 2 nước Thái Lan, Campuchia tham gia như đã diễn ra vào năm ngoái. Việt Nam trái lại, vẫn thụ động và vắng bóng trong các hoạt động tiếp thị ra bên ngoài.

Campuchia đặt ra mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trắng vào cuối năm 2015. Tuy có những trở ngại về năng lực xay xát, vốn, cơ sở hạ tầng, nhưng doanh nghiệp gạo của Campuchia lại có được hậu thuẫn từ Chính phủ như phí hải quan xuất khẩu gạo đã bãi bỏ. Đặc biệt, tháng 5.2014, Campuchia đã sáp nhập 3 cơ quan trong ngành gạo để lập ra Hiệp hội Gạo. Việc này đã loại bỏ những cạnh tranh tốn kém không đáng có giữa các cơ quan quản lý, đồng thời giúp xác định rõ ràng hơn về mục tiêu chung và tạo ra tiếng nói thống nhất để tiếp thị, vận động cho gạo Campuchia.

Campuchia không ngại xông pha khắp nơi để bán gạo. Họ đến cả những siêu thị ở Anh, Pháp để tìm hiểu, biếu gạo rồi chào hàng. Năm 2013, các doanh nghiệp Campuchia còn dọ dẫm sang thị trường Mỹ. Việt Nam thì vẫn trung thành với hình thức bán hàng qua trung gian, chưa tiếp cận nhà phân phối trực tiếp. Việt Nam lại dựa nhiều vào những thị trường có hợp đồng Chính phủ như Philippines, Malaysia, Indonesia... Vì thế, khi các nước này giảm nhập khẩu gạo, Việt Nam bị bế tắc về đầu ra.
20-DONGTHAP.jpg

(anh minh hoa)
Trên thực tế, sự năng động của Campuchia được xác định là do nước này cởi mở trong chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Đến nay, đã có 72 công ty tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, Chính phủ Campuchia còn cho phép tư nhân tham gia vào mảng vận hành, bảo trì 10 kho lúa với sức chứa 1,2 triệu tấn lúa/gạo mà Campuchia sẽ khởi xây trong tương lai. Ở đó, nông dân và cơ sở xay xát cũng được khuyến khích trữ lúa với một mức phí nhất định và có thể sử dụng lượng lúa gạo trong kho để thế chấp vay ngân hàng. Đây là động thái nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định cho các nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu.

Ngọc Thủy (http://nhipcaudautu.vn/)
 
Bên Campuchia người ta trồng lúa theo lối xưa. Tức là trồng lúa mùa, như Việt Nam mấy chục năm về trước. Vẫn có nơi trồng lúa ngắn ngày, nhưng ít thôi. Với cây lúa mùa ít sâu bệnh, nên ít cần đến thuốc bảo vệ thực vật. Vì đó gạo của Campuchia sạch là thế đó. Và người Campuchia cũng chịu khó tìm thị trường. Hiện nay mấy tỉnh gần biên giới Việt Nam- Campuchia , bên Việt Nam có những nơi chuyên bán gạo Miên ( Campuchia) bán rất đắc .
 
" Việt Nam là một nước rất lạ, một nước không chịu phát triển".
Thế em viết như vầy có bị xóa ko ?

VN là đất nước có số người bỏ nước ra đi nhiều nhất thế giới

Bác xóa bài em đồng nghĩa - đó củng là câu trả lời cho VN là một nước rất lạ - khi nào bác hết xóa thì khi đó đất nước sẽ phát triển .

P/S : Con mối chúa thì ko được đụng đến - hỏi trời khi nào diệt hết mối con - nực cười !!!
 
Em hiểu điều bác nói !!!

Thế chúng ta đang diển tuồng à ( ko cần bác trả lời đâu ) - vì em ko hỏi riêng mình bác !
 
Thế em viết như vầy có bị xóa ko ?

VN là đất nước có số người bỏ nước ra đi nhiều nhất thế giới

Bác xóa bài em đồng nghĩa - đó củng là câu trả lời cho VN là một nước rất lạ - khi nào bác hết xóa thì khi đó đất nước sẽ phát triển .

P/S : Con mối chúa thì ko được đụng đến - hỏi trời khi nào diệt hết mối con - nực cười !!!
Không hiểu gì luôn,sao lại trích bài e vào rồi lại làm mấy câu như vậy.
 
Gạo cam đem về VN vô bao mẫu mã chữ thái bán giá trên trời.. dân VN vẫn ăn rần rần... khen ngon ,thơm, mềm, dẻo... nghịch lý thật.. nứơc xk gạo ... lại nhập gạo về ăn..., giá gấp 2,3 lần giá gạo xuất đi... Tại Sao ?????
Thế em viết như vầy có bị xóa ko ?

VN là đất nước có số người bỏ nước ra đi nhiều nhất thế giới

Bác xóa bài em đồng nghĩa - đó củng là câu trả lời cho VN là một nước rất lạ - khi nào bác hết xóa thì khi đó đất nước sẽ phát triển .

P/S : Con mối chúa thì ko được đụng đến - hỏi trời khi nào diệt hết mối con - nực cười !!!
VN rất lạ bác ak... quỳên rất nhiều quỳên... trong đó có tự do ngôn luận... nhưng đừng liên quan đến những thứ mang tính chất chính trị... chủ đề gạo nên nói về gạo cho nó lành...hihi
 
Bên Campuchia người ta trồng lúa theo lối xưa. Tức là trồng lúa mùa, như Việt Nam mấy chục năm về trước. Vẫn có nơi trồng lúa ngắn ngày, nhưng ít thôi. Với cây lúa mùa ít sâu bệnh, nên ít cần đến thuốc bảo vệ thực vật. Vì đó gạo của Campuchia sạch là thế đó. Và người Campuchia cũng chịu khó tìm thị trường. Hiện nay mấy tỉnh gần biên giới Việt Nam- Campuchia , bên Việt Nam có những nơi chuyên bán gạo Miên ( Campuchia) bán rất đắc .

- nói tới lại phải nói liên tới c.trị...hihi... nuớc ngta là nước gì? Đứng sau anh ấy có cái thằng tổ bố chống lưng..người ta trồng toàn giống xuất bác ak nhưng vẫn có đầu ra... chứ quê tôi cũng muốn trồng giống xuất lắm chứ... ngặt nỗi chẳng ma nào thèm mua... có mua cũng mua bằng giá gạo thường..hi... làm vậy lấy gì có lời mà sống... thôi IR504 muôn năm... đang chờ "cánh đồng lớn" muốn gãy cổ mà mấy năm trời mấy ổng im re... nói tới lại chán....:Botay::D:D:D
 
Trong khi gạo Việt Nam chỉ tập trung ở những nước thu nhập trung bình và thấp, gạo Campuchia đã tiến sang những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.
Số liệu từ Văn phòng Thư ký dịch vụ một cửa về xuất khẩu gạo Campuchia cho biết,7 tháng đầu năm nay, Campuchia xuất khẩu được 312.300 tấn gạo. So về con số tuyệt đối thì sản lượng xuất khẩu gạo của Campuchia chỉ bằng 1/10 của Việt Nam. Nhưng xét về mức độ tăng trưởng, xuất khẩu gạo của Campuchia đã tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam lại giảm.

Campuchia đi sau Việt Nam rất xa trong xuất khẩu gạo. Nếu như Việt Nam đã tham gia cuộc chơi này từ hơn 20 năm trước, thì Campuchia chỉ mới bắt đầu khoảng 5 năm trở lại. Dù vậy, gạo Campuchia đã xuất sang 53 quốc gia trên thế giới, còn gạo Việt Nam vẫn quanh quẩn với 10 thị trường chính.

Thực tế, gạo Việt Nam chỉ tập trung ở những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp thuộc châu Á, châu Phi. Gạo Campuchia hiện đã bán sang những thị trường khó tính như Mỹ, các nước châu Âu (EU). Hiện tại, EU chiếm 60% lượng gạo xuất khẩu của Campuchia.

Đáng nói hơn, trong khi Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu gạo trắng thì Campuchia còn xuất khẩu gạo thơm (gạo chất lượng cao) với tỉ lệ xấp xỉ gạo trắng, trên 44%. Cùng loại gạo trắng và bán cùng thời điểm, gạo Campuchia vẫn luôn có giá cao hơn gạo Việt Nam từ 30-50 USD/tấn.

Campuchia đã gần như đuổi kịp Thái Lan khi có tới 8 thương hiệu để trình làng tại Hội chợ Thương mại Lương thực tổ chức ở Bangkok vào năm ngoái. Đặc biệt, 2014 là năm thứ 3 liên tiếp gạo lài Campuchia hay còn gọi là Phka Romdoul được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới. Còn Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu gạo riêng cho mình.

Về thứ hạng, từ chỗ là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, hiện Việt Nam không chỉ thua Thái Lan mà còn bị Ấn Độ, Pakistan qua mặt. Trong khi đó, Campuchia vốn xếp sau cùng bảng danh sách đã trở thành đối thủ cần chú ý. Ngay chính Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nông nghiệp nổi tiếng của Việt Nam, cũng đã thừa nhận rằng Việt Nam cần học cách làm gạo của Campuchia. Theo ông, Campuchia đã sản xuất gạo với chất lượng tốt và làm thương hiệu rất bài bản.

Trong tổ chức sản xuất gạo, Campuchia cân đối được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Campuchia, năm 2014, nước này sản xuất được khoảng 5,96 triệu tấn gạo. Trừ tiêu thụ trong nước, Campuchia còn hơn 3 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Ngay từ khi bắt đầu xuất khẩu, Campuchia đã chú trọng đến vấn đề chất lượng. Campuchia ưu tiên chọn những giống lúa tốt và chỉ trồng một vụ, chủ yếu trồng vào mùa mưa. Vì thế, mỗi năm Campuchia chỉ đạt khoảng 3 tấn/ha, bằng 1/5 so với năng suất của Việt Nam. Nhưng gạo Campuchia lại thơm ngon, cho giá trị cao vượt trội. Đơn cử, gạo thơm Phka Malis của Campuchia hiện được bán với giá 890 USD/tấn, trong khi gạo thơm Việt Nam bán chỉ từ 650-670 USD/tấn.

Campuchia còn tổ chức vùng nguyên liệu riêng nên từng loại gạo của Campuchia đều có chất lượng đồng nhất. Trong đó, gạo organic (gạo sạch) không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học nên được bán đến 1.375 USD/tấn.

Với giá bán cao cộng thêm ít tốn kém về chi phí máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất, tưới nước... nên lợi nhuận nông dân Campuchia kiếm được ngang ngửa với nông dân Việt Nam, dù họ nhàn hơn rất nhiều.

Campuchia cũng rất chịu khó học hỏi. Khi có tổ chức quốc tế như Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) hỗ trợ, từ giúp xác định giống lúa chất lượng cao nhất, giúp doanh nghiệp tổ chức nông dân trồng lúa hay giúp xây dựng nhà máy chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng gạo, Campuchia luôn lắng nghe và làm theo hướng dẫn. Vì thế, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, Campuchia đã sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị. Ðây là điều mà Việt Nam nói mãi nhưng chưa làm được.

Campuchia luôn tranh thủ mọi cơ hội có thể để quảng bá gạo của mình. Có cả một chương trình hỗ trợ để gạo Campuchia được chào hàng rộng rãi. Gạo Campuchia luôn có mặt ở các hội chợ, triển lãm quốc tế dù đó chỉ có 2 nước Thái Lan, Campuchia tham gia như đã diễn ra vào năm ngoái. Việt Nam trái lại, vẫn thụ động và vắng bóng trong các hoạt động tiếp thị ra bên ngoài.

Campuchia đặt ra mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trắng vào cuối năm 2015. Tuy có những trở ngại về năng lực xay xát, vốn, cơ sở hạ tầng, nhưng doanh nghiệp gạo của Campuchia lại có được hậu thuẫn từ Chính phủ như phí hải quan xuất khẩu gạo đã bãi bỏ. Đặc biệt, tháng 5.2014, Campuchia đã sáp nhập 3 cơ quan trong ngành gạo để lập ra Hiệp hội Gạo. Việc này đã loại bỏ những cạnh tranh tốn kém không đáng có giữa các cơ quan quản lý, đồng thời giúp xác định rõ ràng hơn về mục tiêu chung và tạo ra tiếng nói thống nhất để tiếp thị, vận động cho gạo Campuchia.

Campuchia không ngại xông pha khắp nơi để bán gạo. Họ đến cả những siêu thị ở Anh, Pháp để tìm hiểu, biếu gạo rồi chào hàng. Năm 2013, các doanh nghiệp Campuchia còn dọ dẫm sang thị trường Mỹ. Việt Nam thì vẫn trung thành với hình thức bán hàng qua trung gian, chưa tiếp cận nhà phân phối trực tiếp. Việt Nam lại dựa nhiều vào những thị trường có hợp đồng Chính phủ như Philippines, Malaysia, Indonesia... Vì thế, khi các nước này giảm nhập khẩu gạo, Việt Nam bị bế tắc về đầu ra.
20-DONGTHAP.jpg

(anh minh hoa)
Trên thực tế, sự năng động của Campuchia được xác định là do nước này cởi mở trong chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Đến nay, đã có 72 công ty tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, Chính phủ Campuchia còn cho phép tư nhân tham gia vào mảng vận hành, bảo trì 10 kho lúa với sức chứa 1,2 triệu tấn lúa/gạo mà Campuchia sẽ khởi xây trong tương lai. Ở đó, nông dân và cơ sở xay xát cũng được khuyến khích trữ lúa với một mức phí nhất định và có thể sử dụng lượng lúa gạo trong kho để thế chấp vay ngân hàng. Đây là động thái nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định cho các nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu.

Ngọc Thủy (http://nhipcaudautu.vn/)
Ô hay, VN xuất khẩu gạo sang thị trường khó tính hàng đầu thế giới cứ gọi là rần rần đó thôi. Thị trường Tung Của đó. Thị trường này khó tính đến nỗi mua nông sản của VN lúc thì cao chót vót, lúc giá hạ dưới đáy sàn, lúc lại ứ chịu mua luôn. Phải nói thật lòng là ngành xuất khẩu gạo của chúng ta đang đi...ngang. Suốt ngày này tháng nọ cũng chỉ loanh quanh ở mục tiêu chạy theo số lượng, và thị trường vẫn chỉ tập trung ở các nước đang phát triển, thậm chí là các thị trường kém phát triển, điển hình là các quốc gia tại châu Phi. Kiên trì với phân khúc thị trường như vậy thì chả biết bao giờ mới có những sản phẩm cao cấp được. Mà không có sản phẩm tốt, lại chả có thương hiệu nữa thì...
 
Những câu chuyện như thế này là hậu quả của các chính sách quản lý, định hướng. Nó là chuyện liên quan đến chính trị.
Thế nhưng với bộ máy điều hành làm việc kém thì không được phép bàn luận tới nó, tức là không được bàn chuyện chính trị. Phê phán bộ máy quản lý thì bị chụp mũ là phản này nọ đủ thứ.
Để rồi con rồng cháu tiên gì mà cứ mãi lẹt đẹt, lạc hậu, nghèo đói so với thiên hạ.
 
Theo tôi, tôi thì đây là cách viết giật gân của nhà báo, cũng như hàng ngàn bài báo lếu láo nhằm câu view, câu like để thu hút người đọc, tăng thị phần quảng cáo cho tờ báo...
Tôi đã đi Cam nhiều lần và cũng lang thang rất nhiều vùng đất bên đó (Vì công ty tôi có mãng khảo sát tư vấn xây dựng), Tôi thấy Cam hiện nay còn lạc hậu lắm và trình độ dân Cam có thể nhĩnh hơn trình độ người dân tộc VN tí thôi.
Với nghề trồng lúa, họ còn làm những giống cũ, rất thủ công theo kiểu truyền thống mặc dù gạo rất ngon, nhưng thời gian canh tác lâu năng suất rất thấp...mức xuất khẩu như bài báo đề cập, đến bao giờ họ mới khá được?
VN là nước có truyền thống về lúa gạo, và thực sự là cường quốc lúa gạo. VN từng xuất khẩu chuyên gia giúp châu Phi, Cu Ba vv...làm lúa. Nói thật, trình độ canh tác lúa của dân Cam chưa xứng là học trò của nông dân VN; doanh nghiệp về lúa gạo của họ còn thua rất xa VN...
Nếu so sánh và cạnh tranh thì chỉ ngán Ấn Độ và Pakistan, chứ anh Myanmar thì vẫn còn thua xa VN...
Biết bao bài viết của nhà báo nói như thật mà toàn là láo...
 
Bên Campuchia người ta trồng lúa theo lối xưa. Tức là trồng lúa mùa, như Việt Nam mấy chục năm về trước. Vẫn có nơi trồng lúa ngắn ngày, nhưng ít thôi. Với cây lúa mùa ít sâu bệnh, nên ít cần đến thuốc bảo vệ thực vật. Vì đó gạo của Campuchia sạch là thế đó. Và người Campuchia cũng chịu khó tìm thị trường. Hiện nay mấy tỉnh gần biên giới Việt Nam- Campuchia , bên Việt Nam có những nơi chuyên bán gạo Miên ( Campuchia) bán rất đắc .



chính xác, tiêu chí sạch ko thuốc bảo vệ thực vật thì chắc chắn đánh vào đc tất cả các thị trường dù là Mĩ hay EU
 
Ở miền Nam cho đến năm 1964, nông dân vẫn trồng các giống lúa cũ, cộng thêm các giống Nàng Hương, Nàng Thơm, Huyết Rồng… tuy là các giống lúa đã lai tạo nhưng căn bản vẫn là giống lúa tốt. Các giống lúa cũ trồng trên đất ruộng cũ rất ít bị sâu bệnh, không cần nhiều phân bón (chỉ dùng tro và một lượng phân chuồng không đáng kể), nên chi phí rất thấp.

Từ năm 1965, người Mỹ bắt đầu đem giống lúa Thần Nông từ Philippines sang, ban đầu là cho không nông dân cùng các “phụ kiện”. Vụ đông xuân đầu tiên của năm 1966, lúa Thần Nông đem lại “thành công rực rỡ” trên đồng ruộng, với sản lượng đạt tới 2,5 – 3 tấn/1 mẫu đạc điền (5.000m2), tức 5 – 6 tấn/1 ha. Trong khi, với giống lúa cũ, mỗi mẫu đạc điền sản lượng chỉ đạt khoảng 1,2 – 1,5 tấn. Rõ ràng giống lúa mà người Mỹ mang tới tỏ ra “ưu việt” hơn nhiều.

Thế nhưng chỉ 1 vụ sau đó, vào năm 1967, một loạt bất ngờ lại xảy ra: Sâu bệnh phát triển mạnh. Muốn giữ được sản lượng thì phải tăng phân bón hóa học và sử dụng rộng rãi hơn thuốc trừ sâu bệnh. Theo tính toán lúc đó, làm lúa Thần Nông người nông dân chỉ lãi chưa tới 1/3 sản lượng do phần lớn chi phí chạy vào túi các nhà sản xuất phân bón và hóa chất, còn làm lúa theo “kiểu cũ”, tỷ lệ lãi lên tới trên 80% do chi phí rất ít, đó là chưa kể cái lợi từ các sản vật phụ trên chân ruộng không bị hóa chất hủy diệt…

trích trong Chân ruộng của Hoàng Hải Vân
 
chính xác, tiêu chí sạch ko thuốc bảo vệ thực vật thì chắc chắn đánh vào đc tất cả các thị trường dù là Mĩ hay EU
võ tòng xuân đang thí nghiệm dự án tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm .........."gạo sạch" đấy thôi.
 
võ tòng xuân đang thí nghiệm dự án tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm .........."gạo sạch" đấy thôi.

sạch ko phải chỉ là khâu trồng đâu, phải từ A---->z cả máy tuốt lúa và chà gạo đều phải xài riêng với các loại lúa trồng khác... xài máy xây lúa và máy chà gạo ko phải lúa xạch thì gạo sạch thế nào??? như hiện tại mình mua gạo sạch theo mức mình nêu là 26k 1kg...
 
Back
Top