Làm giàu nhờ nghề nuôi ong mật

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Làm giàu nhờ nghề nuôi ong mật

<hr style="margin-top: 0pt; margin-bottom: 0pt;" align="left" width="250" size="0"> <!--- Bỏ:/image/image_view_fullscreen trong tal:attributes="href string:$here_url-->
Ông Trần Quốc Bình vốn xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng nhờ tính cần cù chịu khó nên hiện nay đã là một trong những người nuôi ong thành đạt nhất ở xã An Phú, huyện Bình Long (Bình Phước). Với sản lượng mật thu được hàng năm đã đem lại cho gia đình ông nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Bình kể lại, năm 1992, nhóm người nuôi ong từ Đắk Lắk qua xin đặt ong lấy mật trong vườn cà phê rộng hơn 2 ha của gia đình ông, dần dần họ quý tính cách của ông nên muốn truyền nghề cho. Khi dời đi, họ biếu ông 3 thùng nuôi thử. Không hiểu về ong, nên chẳng mặn mà, ông đã để chúng chết ráo. Năm sau, họ quay lại, vẫn vận động nuôi ong nhưng ông từ chối. Hai năm sau, cà phê rớt giá, họ bảo: "Bác sống tốt thế mà lại nghèo, chúng tôi không đành lòng, bác thử nuôi ong mật một lần nữa xem sao?".

Trước những phân tích đầy thuyết phục của họ, ông đã khăn gói tìm lên Đắk Lắk xin học lại kỹ thuật nuôi ong mật rồi bén duyên nghề từ đó. Có vốn là 3 thùng ong giống do người đặt ong biếu, ông mày mò áp dụng kỹ thuật đã học, cuối vụ ông thu được 30 lít mật. Quay được giọt mật ngọt đầu tiên vợ chồng ông mừng khôn tả. Cảm xúc của lần đầu vào nghề và có sản phẩm không bao giờ ông quên. Nếu khi mới nuôi, quay được số mật như thế đã là hạnh phúc thì nay, qua việc áp dụng đúng kỹ thuật và nâng cao tay nghề, gia đình ông đã thu được bình quân 40 lít/thùng, thậm chí có năm ông đã thu tới 19 tấn mật/298 đàn. Kinh nghiệm đúc rút, ông nhân dần số lượng đàn ong, đến năm 2007 đã tăng lên 400 đàn. Với 400 đàn ong mật, năm qua gia đình ông đã thu được trên 320 triệu đồng. Năm 2008, ông đang đóng thùng mới, dự kiến nâng thêm 200 đàn nữa. San đàn ong cũng không phải là việc khó với người trong nghề. Nếu thuận lợi, sau một năm, một đàn có thể tách ra thành 15 đàn. Điều quan trọng là phải tích lũy được các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi dưỡng ong tồn tại đến mùa thu hoạch mật. Khi hỏi về lợi nhuận, ông Bình làm phép tính nhẩm: năm đầu tiên đầu tư khoảng 100 thùng giống và chi phí dưỡng ong cho đến khi thu mật hết 60 triệu đồng thì thu được 80 triệu đồng tiền mật ong. Vậy là ngoài lãi 20 triệu đồng, còn lãi thêm số thùng ong, phấn sáp và ong giống cho vụ sau. Cứ thế, nuôi càng về sau, số lãi càng lớn và chi phí sẽ thấp đi nhiều lần. Đến lúc thu hồi được vốn và chỉ còn phải dưỡng ong bằng phấn hoa, đậu nành, đường và chờ thu mật thì tiền lãi sẽ rất lớn. Người có vốn ít cũng có thể phát triển kinh tế dần từ vài thùng mà không sợ lỗ. Một phần tin cậy hơn là đầu ra đã khá ổn định. Nếu người Việt Nam có thói quen coi con ong rừng là tốt thì các nước châu Âu nhận hàng mật ong từ nước ta lại coi trọng mật ong nuôi vì ổn định độ đạm và vệ sinh an toàn thực phẩm mà người nuôi áp dụng.

Theo ông Bình, nghề nuôi ong dễ mà khó. Dễ với những người ham thích, chịu học hỏi và muốn gắn bó lâu dài với nghề nhưng lại khó với những ai thích ăn xổi, không chịu đầu tư kỹ thuật. Có người học vài tháng đã thành công, nhưng có người 3 năm vẫn chưa thuần thục, thậm chí nhiều người mà ông Bình quen biết sau những tháng ngày thử nghiệm đã từ giã nghề nuôi ong mật. Vợ ông Bình tâm sự: “Nuôi ong, công sức và thời gian chỉ bằng nửa làm rẫy và ít hao phí sức lực nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, chăm bẵm ong như trẻ nhỏ. Chính mỗi người nuôi ong cũng phải cần mẫn như con ong”. Con ong thường mắc phải bệnh bại liệt, ỉa chảy... nếu không kịp thời phát hiện để trị thì dễ lây lan dẫn đến mất luôn cả đàn. Nhưng muốn phát hiện bệnh nhanh thì người nuôi phải có cả kinh nghiệm và trang bị kỹ thuật thật tốt. Dùng thuốc không đúng liều thì bệnh không hết mà có khi mật lại bị nhiễm độc. Chỉ có sự kiên trì học hỏi thì mỗi người mới đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân. Theo ông Bình, càng nuôi ong càng thấy hứng thú với nghề. Hứng thú từ nguồn thu nhập đến vật phẩm của ong mật đem lại. Nuôi ong lấy mật là chính, song còn những vật phẩm quý giá khác như sữa ong chúa, keo ong... dùng trong mỹ phẩm, y học... Nhưng chỉ có người nuôi ong lâu năm mới đủ trình độ lấy được và khi lấy được chúng thì niềm vui sẽ tăng lên gấp bội, vì nó không chỉ có thu nhập cao hơn mà còn thể hiện đẳng cấp nghề mà mỗi người đã vươn tới. Nuôi ong vất vả ở chỗ phải tìm nguồn thức ăn thiên nhiên cho ong, càng nhiều càng tốt. Vì thế, đến mùa vụ, muốn ong lấy được nhiều mật thì phải chịu khó di chuyển đàn ong tới các vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều... có quy mô lớn. Một năm bình quân ông Bình phải di chuyển đàn ong từ 5 đến 7 lần. Ông không quản ngại lên Đắk Lắk đón mùa hoa cà phê hay về Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh đón mùa cây ăn trái nở hoa... Ông Bình còn cho biết: "Bình Phước là rốn mật, nhiều người nuôi ong mật ở các tỉnh bạn đổ về đây mà người trong tỉnh chưa phát triển được là bao từ nghề nuôi ong mật thì tôi thấy buồn lắm!".

Từ nghèo khổ, nhờ con ong mà đời sống của gia đình ông Bình khá hẳn lên nên ông rất muốn được giúp đỡ mọi người để cùng làm giàu từ nghề nuôi ong mật. Những con em cựu chiến binh đang ở cái tuổi "mắt sáng, tay mềm" mà chưa có việc làm thì chọn nghề này là rất phù hợp - một nghề chỉ cần ít vốn và lòng quyết tâm là sẽ thành công. Từ một đối tượng nghèo của xã Tân Lợi khi mới đến Bình Phước lập nghiệp, đến nay, sau khi chuyển sang xã An Phú và gắn bó với con ong mật, ông Trần Quốc Bình đã trở thành một nông dân sản xuất giỏi, một cựu chiến binh hăng hái tham gia công tác hội và đã nhiều lần sẵn sàng hỗ trợ vài triệu đồng cho Quỹ chi hội cựu chiến binh An Phú - nơi ông đang sinh hoạt. Con ong đã giúp cho ông đổi đời để có được ngôi nhà to lớn bề thế, sang trọng, cùng với tiện nghi đầy đủ và cuộc sống sung túc - một cơ ngơi mà khi vào nghề nuôi ong chính ông cũng không dám mơ tới.

Bình Phước đã có Hội nuôi ong mật - Chi nhánh của Hiệp hội Ong mật Việt Nam. Hiện nay, đầu ra qua xuất khẩu đã ổn định sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho mọi người yên tâm đầu tư vào nghề nuôi ong. Đối với một tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích điều, cao su, bên cạnh đó diện tích cà phê, tiêu cũng không nhỏ như Bình Phước thì nghề nuôi ong mật đang là một hướng phát triển kinh tế cần phổ biến, nhân rộng cho các hộ nghèo trong tỉnh./.
 


ban thung ong

nha minh co ban thung nuoi ong do nha minh tu lam,100% bang gỗ kiền ,ben dep gia ca phai chang .giao hang tai nha,ai co nhu cau mua lien he.0985.160.933 hoac 09.08.09.2258.neu co pha go tap dam bao cho khong lo hang.va chiu den bu gap doi so tien dat coc.neu ai muon mua co the den nha minh xem truoc hang va dat theo yeu cau.
 
Bav
ban thung ong

nha minh co ban thung nuoi ong do nha minh tu lam,100% bang gỗ kiền ,ben dep gia ca phai chang .giao hang tai nha,ai co nhu cau mua lien he.0985.160.933 hoac 09.08.09.2258.neu co pha go tap dam bao cho khong lo hang.va chiu den bu gap doi so tien dat coc.neu ai muon mua co the den nha minh xem truoc hang va dat theo yeu cau.
Bác ở đâu ạ
 
Back
Top