làm giàu từ mô hình nuôi cu gáy sinh sản

  • Thread starter bonglang
  • Ngày gửi
Trở về sau thời gian phục vụ trong quân đội, ông Nguyễn Văn Tân, ở xóm 1, xã Kim Bình (Kim Bảng - Hà Nam) bắt tay vào xây dựng kinh tế trên chính mảnh đất quê hương. Trải qua nhiều lần thất bại nhưng ông không nản lòng, trái lại, những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ đã giúp người cựu chiến binh này luôn tìm tòi học hỏi và gặt hái thành công với mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản.

Quyết chí thỏa ước mơ

Theo chỉ dẫn của một người bạn, chúng tôi tìm về xã Kim Bình trong một buổi chiều trung tuần tháng 7. Hỏi thăm nhà ông Tân “cu gáy”, ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà hai tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi, ông Tân điềm đạm rót ly trà xanh mời khách. Ông bắt đầu câu chuyện phiêu lưu làm giàu của mình bằng việc dẫn chúng tôi ra thăm chuồng chim, chỉ rõ đặc tính từng con một. Dừng chân bên một lồng chim, ông bắt lên một con rồi kể về chặng đường xây dựng kinh tế trang trại của mình.

Năm 1989, ông Tân hoàn thành nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương với bao hoài bão, ước mơ làm giàu. Năm 1990, ông quyết định hiện thực hóa ước mơ bắt đầu từ việc thuê 2ha đầm để nuôi ba ba thương phẩm. Lúc bấy giờ, ba ba đang là vật nuôi “hot” trên thị trường, nhiều nông dân đầu tư nuôi. Bản thân ông mới vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều nên thất bại ngay trong lứa đầu. Số vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng tan biến dần cùng lứa ba ba “khởi nghiệp”.

Vốn liếng bao ngày tích cóp giờ trắng tay, khó khăn chồng chất nhưng ông Tân quyết không đầu hàng. Với bản lĩnh vững vàng của người lính bộ đội cụ Hồ, ông tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi bằng việc nuôi bò, ngan, vịt đẻ trứng. Cũng từ đây, ông bắt đầu có thu nhập, dần kéo lại số vốn đã mất và có đồng ra đồng vào.

Ông Tân chia sẻ: “Trong những năm đầu nuôi ngan và vịt đẻ, tôi cũng thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế giảm dần vì giá trứng và ngan giống luôn thấp, hơn nữa dịch bệnh lại thường xuyên xuất hiện, thậm chí có lứa bị lỗ nên tôi đặt cho mình mục tiêu mới để thỏa “cơn khát” làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.

Thành công từ chim cu gáy

Đang loay hoay tìm cách giải bài toán làm giàu, đầu năm 2010, tình cờ ông được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản. Ông Tân kể: “Xưa nay tôi chỉ thấy người ta bẫy cu gáy về nuôi chứ chưa thấy ai nói nuôi được cu gáy đẻ. Thấy đây là mô hình mới, trong khi nhu cầu chơi chim cu gáy đang được nhiều người ưa chuộng nên tôi bắt tay vào làm luôn”.

Theo ông Tân, cu gáy là loài chim có nguồn gốc hoang dã, kháng thể rất cao, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường nhiệt đới ẩm, thức ăn lại sẵn có, dễ kiếm nên ai cũng có thể nuôi được. Ngoài ra, chuồng nuôi chim cũng khá đơn sơ, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ hoặc chất xơ từ cây cối để làm chỗ cho chim mẹ đẻ. Thông thường, bình quân mỗi tháng một đôi chim đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa 2 quả trứng.

Ông Tân chia sẻ, chim cu gáy ta chỉ đẻ, còn việc ấp trứng lại là giống chim cu gáy của Nhật và Pháp, vì chim cu gáy ta ấp trứng không hiệu quả, có khi đang ấp dở chúng lại bỏ, hoặc mổ vỡ trứng. Hiện, trên thị trường, mỗi đôi chim cu gáy ta sau khi nở từ 20-23 ngày, biết mổ, có giá bán từ 500.000 - 600.000 đồng; giống của Nhật, Pháp giá 300.000 đồng/đôi. Bình quân mỗi tháng ông Tân cung cấp cho thị trường 50 - 60 đôi chim giống. Với 20 cặp chim bố mẹ, trừ chi phí, mỗi tháng ông thu lãi 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm thu nhập từ những con chim đẹp, hót hay, thậm chí có con ông bán với giá 3 - 5 triệu đồng.

Hỏi về kinh nghiệm nuôi cu gáy, ông Tân chia sẻ: “Trong mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản, khó nhất là lúc ghép đôi, vì khi bắt đầu vào thời kỳ làm tổ, chúng thường xuyên đánh nhau, nhưng nếu chịu khó quan sát và để ý thì việc ghép đôi vẫn thành công. Thông thường, sau khi nuôi khoảng 6 tháng, chim cu gáy ta bắt đầu đẻ trứng, nếu được chăm sóc tốt thì chúng sinh sản gần như quanh năm”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người thấy mô hình nuôi chim cu gáy của ông Tân cho hiệu quả kinh tế cao đã tìm đến mua con giống, học hỏi kinh nghiệm. Giờ đây ông Tân không chỉ là nhà cung cấp chim giống cho người dân trong tỉnh mà còn là đầu mối phân phối giống cho người dân các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình,…

Anh Vũ Quang Hồng, người trong xã học mô hình nuôi chim cu gáy của ông Tân, cho biết: “Tôi thường đến nhà ông Tân để học hỏi kinh nghiệm nuôi chim cu gáy cũng như cách phòng trị bệnh, cho sinh sản, nhờ đó mà đàn chim của gia đình phát triển khá tốt, bước đầu cho thu nhập”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Cảnh, Trưởng xóm 1 cho biết: “Ông Tân là cựu chiến binh gương mẫu, có nghị lực và khát khao làm giàu, luôn tìm tòi, học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về nuôi chim cu gáy, giúp bà con cùng làm giàu trên chính quê hương mình”.
Bà con nào quan tâm và muốn tìm hiểu về mô hình này có thể liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Văn Tân qua sdt: 0975.786.667​
 


Last edited:
híc đúng là mê chim thiệt nhưng t cũng ko bỏ ra 500-600k để mua 1 cặp cu gáy non đâu.
 


Trở về sau thời gian phục vụ trong quân đội, ông Nguyễn Văn Tân, ở xóm 1, xã Kim Bình (Kim Bảng - Hà Nam) bắt tay vào xây dựng kinh tế trên chính mảnh đất quê hương. Trải qua nhiều lần thất bại nhưng ông không nản lòng, trái lại, những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ đã giúp người cựu chiến binh này luôn tìm tòi học hỏi và gặt hái thành công với mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản.

Quyết chí thỏa ước mơ

Theo chỉ dẫn của một người bạn, chúng tôi tìm về xã Kim Bình trong một buổi chiều trung tuần tháng 7. Hỏi thăm nhà ông Tân “cu gáy”, ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà hai tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi, ông Tân điềm đạm rót ly trà xanh mời khách. Ông bắt đầu câu chuyện phiêu lưu làm giàu của mình bằng việc dẫn chúng tôi ra thăm chuồng chim, chỉ rõ đặc tính từng con một. Dừng chân bên một lồng chim, ông bắt lên một con rồi kể về chặng đường xây dựng kinh tế trang trại của mình.

Năm 1989, ông Tân hoàn thành nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương với bao hoài bão, ước mơ làm giàu. Năm 1990, ông quyết định hiện thực hóa ước mơ bắt đầu từ việc thuê 2ha đầm để nuôi ba ba thương phẩm. Lúc bấy giờ, ba ba đang là vật nuôi “hot” trên thị trường, nhiều nông dân đầu tư nuôi. Bản thân ông mới vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều nên thất bại ngay trong lứa đầu. Số vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng tan biến dần cùng lứa ba ba “khởi nghiệp”.

Vốn liếng bao ngày tích cóp giờ trắng tay, khó khăn chồng chất nhưng ông Tân quyết không đầu hàng. Với bản lĩnh vững vàng của người lính bộ đội cụ Hồ, ông tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi bằng việc nuôi bò, ngan, vịt đẻ trứng. Cũng từ đây, ông bắt đầu có thu nhập, dần kéo lại số vốn đã mất và có đồng ra đồng vào.

Ông Tân chia sẻ: “Trong những năm đầu nuôi ngan và vịt đẻ, tôi cũng thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế giảm dần vì giá trứng và ngan giống luôn thấp, hơn nữa dịch bệnh lại thường xuyên xuất hiện, thậm chí có lứa bị lỗ nên tôi đặt cho mình mục tiêu mới để thỏa “cơn khát” làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.

Thành công từ chim cu gáy

Đang loay hoay tìm cách giải bài toán làm giàu, đầu năm 2010, tình cờ ông được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản. Ông Tân kể: “Xưa nay tôi chỉ thấy người ta bẫy cu gáy về nuôi chứ chưa thấy ai nói nuôi được cu gáy đẻ. Thấy đây là mô hình mới, trong khi nhu cầu chơi chim cu gáy đang được nhiều người ưa chuộng nên tôi bắt tay vào làm luôn”.

Theo ông Tân, cu gáy là loài chim có nguồn gốc hoang dã, kháng thể rất cao, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường nhiệt đới ẩm, thức ăn lại sẵn có, dễ kiếm nên ai cũng có thể nuôi được. Ngoài ra, chuồng nuôi chim cũng khá đơn sơ, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ hoặc chất xơ từ cây cối để làm chỗ cho chim mẹ đẻ. Thông thường, bình quân mỗi tháng một đôi chim đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa 2 quả trứng.

Ông Tân chia sẻ, chim cu gáy ta chỉ đẻ, còn việc ấp trứng lại là giống chim cu gáy của Nhật và Pháp, vì chim cu gáy ta ấp trứng không hiệu quả, có khi đang ấp dở chúng lại bỏ, hoặc mổ vỡ trứng. Hiện, trên thị trường, mỗi đôi chim cu gáy ta sau khi nở từ 20-23 ngày, biết mổ, có giá bán từ 500.000 - 600.000 đồng; giống của Nhật, Pháp giá 300.000 đồng/đôi. Bình quân mỗi tháng ông Tân cung cấp cho thị trường 50 - 60 đôi chim giống. Với 20 cặp chim bố mẹ, trừ chi phí, mỗi tháng ông thu lãi 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm thu nhập từ những con chim đẹp, hót hay, thậm chí có con ông bán với giá 3 - 5 triệu đồng.

Hỏi về kinh nghiệm nuôi cu gáy, ông Tân chia sẻ: “Trong mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản, khó nhất là lúc ghép đôi, vì khi bắt đầu vào thời kỳ làm tổ, chúng thường xuyên đánh nhau, nhưng nếu chịu khó quan sát và để ý thì việc ghép đôi vẫn thành công. Thông thường, sau khi nuôi khoảng 6 tháng, chim cu gáy ta bắt đầu đẻ trứng, nếu được chăm sóc tốt thì chúng sinh sản gần như quanh năm”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người thấy mô hình nuôi chim cu gáy của ông Tân cho hiệu quả kinh tế cao đã tìm đến mua con giống, học hỏi kinh nghiệm. Giờ đây ông Tân không chỉ là nhà cung cấp chim giống cho người dân trong tỉnh mà còn là đầu mối phân phối giống cho người dân các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình,…

Anh Vũ Quang Hồng, người trong xã học mô hình nuôi chim cu gáy của ông Tân, cho biết: “Tôi thường đến nhà ông Tân để học hỏi kinh nghiệm nuôi chim cu gáy cũng như cách phòng trị bệnh, cho sinh sản, nhờ đó mà đàn chim của gia đình phát triển khá tốt, bước đầu cho thu nhập”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Cảnh, Trưởng xóm 1 cho biết: “Ông Tân là cựu chiến binh gương mẫu, có nghị lực và khát khao làm giàu, luôn tìm tòi, học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về nuôi chim cu gáy, giúp bà con cùng làm giàu trên chính quê hương mình”.
Bà con nào quan tâm và muốn tìm hiểu về mô hình này có thể liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Văn Tân qua sdt: 0975.786.667​
Có mấy người khùng mới tin bài viết này dóc láu chừa từng tháy luôn
 


Back
Top