Bây giờ phân hoá học sẵn và rẻ, không như hồi bao cấp
phải ăn cắp của Hợp Tác Xã, rồi buôn lậu, rồi trộn muối,
nên đi tù . Vì vậy, bón rau an toàn không phải là lo bị
mất phân, mà là sợ ăn vào độc hại .
*
Bón rau an toàn theo nghĩa bảo vệ sức khoẻ, thì theo
nguyên tắc sau đây:
*
Phân hữu cơ phải ủ thật hoai, không còn mùi thối nữa,
và chỉ để bón lót, làm tốt đất . Như vậy chất độc hại,
chất bẩn, và vi trùng truyền bệnh không theo rễ mà lên
rau, và ta không ăn phải những thứ này.
*
Phân đạm vô cơ phải bón và tưới sao cho tan hết vào đât
2 tuần lễ trước khi hái rau ăn . Sau khi phân đạm tan
hết vào đất, phải 10 ngày sau thì mới hết phân đạm trong
đất, và mấy ngày sau thì mới tiêu hết trong cây rau .
*
Lân và Kali thường bón thưa hơn đạm, nên xa ngày thu hái,
gần như không có vấn đề gì .
*
Ngoài ra, thuốc trừ sâu và thuốc rầy cũng phải phun trước
khi thu hái cả tháng . Tốt nhất là không hái những lá, trái
củ, và cành đã bị phun thuốc vào, kể cả đã rất lâu rồi. Khi
thuốc độc phun vào chưa đủ lâu, thì người ăn phải sẽ chết .
Khi thuốc độc phun vào đã lâu, không làm chết người được,
nhưng cũng làm hại người, làm yếu người, mà ta không thấy thôi.
*
Ngày xưa tôi ở ViệtNam không bao giờ phun thuốc sát trùng, trừ
sâu lên rau trái ăn, nhưng vẫn tưới phân hữu cơ và nước đái
người cho rau, chỉ cách có 1 tuần thôi . Tôi ăn rau đó, thấy
rất ngon, nhưng ngựa của tôi thì không bao giờ ăn rau tôi
trồng, mặc dù nó vẫn ăn rau hoang (như rau muống ao). Lúc đó
tôi hiểu là rau mình trồng có mùi hôi mà ngựa nhận ra được,
nhưng mình không thấy, thì ăn vẫn cứ ngon . Lúc ấy làm gì có
tiền mà mua phân vô cơ: từ 3 đến 5 đồng 1 ký, bằng giá thịt lợn,
mà cả năm tôi mới được ăn thít lợn vào dịp Tết, và thỉnh thoảng
có dịp cưới xin gì thôi. Kể chuyện cũ cho vui thôi .
*