Bạn có biết là chúng ta có thể nhìn thấy được DNA (Deoxyribonuleic acid ) ? Nhưng bằng cách nào?
Bạn hãy theo 3 bước chỉ dẫn rất đơn giản dưới đây:
Alcohol (Cồn)
Enzyme (hoặc chất làm mềm thịt)
Detergent (Chất tẩy rửa)
Liệu có thực sự đơn giản vậy không? Hãy chỉ rõ hơn cho tôi!
>Trước hết, bạn cần tìm ra những cái có chứa DNA. Thực ra khi người ta chứng minh được DNA là cơ sở thiết kế của cuộc sống, mọi vật sống đều chứa DNA.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi dùng hạt đậu xanh đã nghiền đôi. Nhưng có rất nhiều nguồn mà bạn có thế chiết tác DNA từ đó như:
Rau bina
Gà
Hành tây
Súp lơ
Bây giờ là phần khá thú vị. Bạn hãy cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố :
-nguồn DNA (khoảng 10ml hoặc ½ côc đậu vỡ)
-một nhúm muối (ít hơn 1ml hoặc 1/8 thìa dùng cho uống trà)
-một lượng nước lạnh bằng hai lần lượng nguồn DNA (khoảng 200ml hay 1 cốc)
Xay ở mức độ cao trong vòng 15 giây.
Máy xay sẽ phân tách các tế bào đậu, vì thế bạn sẽ thấy có một dung dịch súp tế bào đậu. Do đây là một bước tiến hành rất messy, vì thế có một số nguồn DNA mà bạn không thể dùng tới được, ví dụ như:
-con vật nuôi trong gia đình, con chó của bạn chẳng hạn !
-ngón chân cái của chị gái bạn !
-mấy con rệp mà bạn bắt được ngoài sân !
Và bây giờ là ba bước rất dễ thực hiện:
1, Lọc dung dịch súp, cho dịch lỏng thu được vào một cốc chứa khác, có thể là một cốc đong.
Bạn hãy xem bạn thu được bao nhiêu dịch? Từ đó thêm vào một lượng chất tẩy rửa bằng 1/6 thể tích dung dịch bạn có (khoảng 30ml hay 2 thìa to) và khuấy để hoà tan. Để lắng trong vòng 5-10 phút.
Đổ hỗn hợp vào trong các ống nghiệm hoặc các cốc thuỷ tinh nhỏ, khoảng 1/3 thể tích của vật chứa.
Bạn hãy dùng một trong những chất tẩy rửa sau:
Palmolive, Crystal White, …
Tại sao phải sử dụng chất tẩy rửa nhỉ? bạn có biết tại sao không?
2, Cho một ít enzyme vào mỗi ống nghiệm và khuâý nhẹ nhàng. Hãy cẩn thận! Bới lẽ nếu bạn khuấy quá mạnh, bạn có thể sẽ làm đứt DNA, và như thế sẽ rất khó có thể nhìn thấy được.
Sử dụng chất làm mềm thịt làm enzyme. Nếu bạn không kiếm được, thử dùng nước dứa hay dung dịch rửa kính áp tròng.
Vậy bạn có biết enzyme là gì không?
3, Nghiêng ống nghiệm và đổ từ từ cồn để rửa vào (dùng isopropyl hoặc ethyl 70-95%) theo thành ống để tạo thành một lớp ở phía trên hỗn hợp dịch đậu. Đổ thêm cồn một lượng tương đương với lượng dịch đậu có trong ống.
DNA sẽ từ trong dung dịch đậu nổi lên phía trên trong lớp dung dịch cồn. Bạn có thể dùng một que bằng gỗ hoặc một cái móc để kéo and lên lớp cồn.
Vậy đám xơ thu được là cái gì?
Cồn có tỷ trọng nhỏ hơn nước, vì thế nó nổi lên trên lớp dung dịch đậu. Khi phân tách thành hai lớp, tất cả những chất béo hay protein mà ta phá vỡ trong 2 bước đầu và DNA sẽ suy nghĩ: “ nên chọn lớp dung dịch nào để tồn tại?” Câu hỏi này giống như khi bạn vào trong phòng và bạn sẽ có suy nghĩ tìm kiếm mọt chiếc ghế phù hợp. Một số sẽ chọn ghế có đệm, trong khi số khác lại thích ghế cứng.
Trong trường hợp này, protein và chất béo sẽ nằm ở phần dưới, là phần nước, trong khi DNA lại thích nằm ở trong lớp cồn ở phía trên.
DNA là phân tử dài, dạng dây bị xoắn vào như một búi.
Nếu bạn thu được một bó như thế. Xin chúc mừng! Bạn đã tách được DNA!
Bây giờ, bạn có thể tự hào là bạn đã chiết tách thành công DNA từ một nguồn, bạn có thể tiến xa hơn với các thí nghiệm khác. Bạn hãy thử tự làm những thí nghiệm sau:
-Tiến hành tách DNA với những nguồn khác. Nguồn nào bạn thu được nhiều DNA hơn cả ? Và bạn so sánh như thế nào?
-Thí nghiệm với các loại chất tẩy rửa và xà phòng khác nhau. Liệu xà phòng bột có tốt hơn chất tẩy rửa ở dạng lỏng hay không?
-Làm thí nghiệm mà bỏ bớt đi một hoặc thay đổi thứ tự các bước. Bạn hãy tự kiểm tra xem các bước mà chúng tôi nói với bạn có thực sự cần thiết hay không? Hãy cố gắng xem sự cần thiết của các bước và lượng nguyên liệu sử dụng cần thiết.
-Bạn có nghĩ là chỉ có các cơ thể sống mới có DNA. Bạn hãy thử tìm xem liệu có DNA trong những vật mà bạn nghĩ là có thể không chứa DNA xem sao.
FAQ (Những câu hỏi thường gặp)
1, Tôi chẳng nhìn thấy DNA đâu cả. Vậy tôi làm sai cái gì?
Trước hết, bạn hãy kiểm tra lại lần nữa xem có DNA hay không. Nhìn thật kỹ trong lớp cồn xem có bọt tăm bé tý hay không. Thường thì cụm DNA sẽ bám vào bọt.
Nếu bạn tin chắc là không thấy có DNA, thì bạn hãy xem lại xem bạn có lấy đủ DNA từ nguồn nguyên liệu ban đầu để làm thí nghiệm hay không? Đôi khi, một số loại quả chứa quá nhiều nước, ví dụ như nho chẳng hạn. Nếu dịch súp có nhiều nước có thể lượng DNA không đủ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để xác định được điều đó, bạn hãy làm lại, và bớt lượng nước lạnh thêm vào.
Trong thực tế, dịch súp là đục nên bạn khó có thể đánh giá được chính xác.
Một lý do khác có thể là do bạn không để đủ thời gian của các bước hoàn chỉnh. Hãy nhớ rằng bạn phải khuấy dịch vớI chất tẩy rửa ít nhất trong 5 phút. Nếu tế bào và màng nhân vẫn còn nguyên thì DNA vẫn bị nằm ở lớp dưới. Thường thì, nếu bạn để yên ống nghiệm chứa dịch đậu và cồn 30-60 phút thì DNA sẽ kết tủa ở lớp cồn.
2, Tại sao DNA lại kết đám lại với nhau?
Mỗi phân tử DNA riêng lẻ là dài và có dạng sợi dây. Mỗi tế bào của cơ thể chứa 6 feet and, nhưng chiều rộng của nó chỉ là một phần triệu inch. Để có thể tồn tại trong tế bào, cần phải thu gọn thật hợp lý. Để thực hiện điều đó, DNA cuốn lại thật chặt và kết cụm vào nhau ở phía trong tế bào. Ngay cả khi bạn tách DNA ra khỏi tế bào, chúng vẫn dính với nhau, cho dù không chặt như ở bên trong tế bào.
Hãy tưởng tượng điều này: cơ thể con người chứa khoảng 100 tỷ tỷ tế bào, mỗi tế bào lại chứa 6 feet and. Nếu bạn làm một con tính sẽ thấy chiều dài của DNA trong cơ thể chúng ta vượt quá cả một nghìn tỷ dặm DNA!
3, Liệu tôi có thể dùng được DNA này cho phép điện di hay không?
Tât nhiên là được, nhưng bạn sẽ chỉ nhìn thấy một vết mờ. DNA mà bạn tách được là genomic, nghĩa là bạn thu được cả một tập hợp DNA của toàn bộ tế bào. Trừ phi bạn cắt DNA thu được bằng enzyme đặc hiệu (restriction), nếu không DNA đó sẽ quá dài và loằng ngoằng để dịch chuyển qua các lỗ của gel; và vì thế cuối cùng bạn sẽ chỉ thấy được một vết mờ.
4, Liệu đám xơ màu trắng thu được là hỗn hợp của DNA và RNA ?
Chính xác là vậy! Quy trình chiết tách DNA thực sự là một quy trình chiết tách nucleic axit. Tuy vậy, hầu hết các RNA bị cắt bởi enzyme ribonucleaza (enzyme cắt RNA) được giải phóng khi tế bào bị phá vỡ.
Bạn hãy theo 3 bước chỉ dẫn rất đơn giản dưới đây:
Alcohol (Cồn)
Enzyme (hoặc chất làm mềm thịt)
Detergent (Chất tẩy rửa)
Liệu có thực sự đơn giản vậy không? Hãy chỉ rõ hơn cho tôi!
>Trước hết, bạn cần tìm ra những cái có chứa DNA. Thực ra khi người ta chứng minh được DNA là cơ sở thiết kế của cuộc sống, mọi vật sống đều chứa DNA.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi dùng hạt đậu xanh đã nghiền đôi. Nhưng có rất nhiều nguồn mà bạn có thế chiết tác DNA từ đó như:
Rau bina
Gà
Hành tây
Súp lơ
Bây giờ là phần khá thú vị. Bạn hãy cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố :
-nguồn DNA (khoảng 10ml hoặc ½ côc đậu vỡ)
-một nhúm muối (ít hơn 1ml hoặc 1/8 thìa dùng cho uống trà)
-một lượng nước lạnh bằng hai lần lượng nguồn DNA (khoảng 200ml hay 1 cốc)
Xay ở mức độ cao trong vòng 15 giây.
Máy xay sẽ phân tách các tế bào đậu, vì thế bạn sẽ thấy có một dung dịch súp tế bào đậu. Do đây là một bước tiến hành rất messy, vì thế có một số nguồn DNA mà bạn không thể dùng tới được, ví dụ như:
-con vật nuôi trong gia đình, con chó của bạn chẳng hạn !
-ngón chân cái của chị gái bạn !
-mấy con rệp mà bạn bắt được ngoài sân !
Và bây giờ là ba bước rất dễ thực hiện:
1, Lọc dung dịch súp, cho dịch lỏng thu được vào một cốc chứa khác, có thể là một cốc đong.
Bạn hãy xem bạn thu được bao nhiêu dịch? Từ đó thêm vào một lượng chất tẩy rửa bằng 1/6 thể tích dung dịch bạn có (khoảng 30ml hay 2 thìa to) và khuấy để hoà tan. Để lắng trong vòng 5-10 phút.
Đổ hỗn hợp vào trong các ống nghiệm hoặc các cốc thuỷ tinh nhỏ, khoảng 1/3 thể tích của vật chứa.
Bạn hãy dùng một trong những chất tẩy rửa sau:
Palmolive, Crystal White, …
Tại sao phải sử dụng chất tẩy rửa nhỉ? bạn có biết tại sao không?
2, Cho một ít enzyme vào mỗi ống nghiệm và khuâý nhẹ nhàng. Hãy cẩn thận! Bới lẽ nếu bạn khuấy quá mạnh, bạn có thể sẽ làm đứt DNA, và như thế sẽ rất khó có thể nhìn thấy được.
Sử dụng chất làm mềm thịt làm enzyme. Nếu bạn không kiếm được, thử dùng nước dứa hay dung dịch rửa kính áp tròng.
Vậy bạn có biết enzyme là gì không?
3, Nghiêng ống nghiệm và đổ từ từ cồn để rửa vào (dùng isopropyl hoặc ethyl 70-95%) theo thành ống để tạo thành một lớp ở phía trên hỗn hợp dịch đậu. Đổ thêm cồn một lượng tương đương với lượng dịch đậu có trong ống.
DNA sẽ từ trong dung dịch đậu nổi lên phía trên trong lớp dung dịch cồn. Bạn có thể dùng một que bằng gỗ hoặc một cái móc để kéo and lên lớp cồn.
Vậy đám xơ thu được là cái gì?
Cồn có tỷ trọng nhỏ hơn nước, vì thế nó nổi lên trên lớp dung dịch đậu. Khi phân tách thành hai lớp, tất cả những chất béo hay protein mà ta phá vỡ trong 2 bước đầu và DNA sẽ suy nghĩ: “ nên chọn lớp dung dịch nào để tồn tại?” Câu hỏi này giống như khi bạn vào trong phòng và bạn sẽ có suy nghĩ tìm kiếm mọt chiếc ghế phù hợp. Một số sẽ chọn ghế có đệm, trong khi số khác lại thích ghế cứng.
Trong trường hợp này, protein và chất béo sẽ nằm ở phần dưới, là phần nước, trong khi DNA lại thích nằm ở trong lớp cồn ở phía trên.
DNA là phân tử dài, dạng dây bị xoắn vào như một búi.
Nếu bạn thu được một bó như thế. Xin chúc mừng! Bạn đã tách được DNA!
Bây giờ, bạn có thể tự hào là bạn đã chiết tách thành công DNA từ một nguồn, bạn có thể tiến xa hơn với các thí nghiệm khác. Bạn hãy thử tự làm những thí nghiệm sau:
-Tiến hành tách DNA với những nguồn khác. Nguồn nào bạn thu được nhiều DNA hơn cả ? Và bạn so sánh như thế nào?
-Thí nghiệm với các loại chất tẩy rửa và xà phòng khác nhau. Liệu xà phòng bột có tốt hơn chất tẩy rửa ở dạng lỏng hay không?
-Làm thí nghiệm mà bỏ bớt đi một hoặc thay đổi thứ tự các bước. Bạn hãy tự kiểm tra xem các bước mà chúng tôi nói với bạn có thực sự cần thiết hay không? Hãy cố gắng xem sự cần thiết của các bước và lượng nguyên liệu sử dụng cần thiết.
-Bạn có nghĩ là chỉ có các cơ thể sống mới có DNA. Bạn hãy thử tìm xem liệu có DNA trong những vật mà bạn nghĩ là có thể không chứa DNA xem sao.
FAQ (Những câu hỏi thường gặp)
1, Tôi chẳng nhìn thấy DNA đâu cả. Vậy tôi làm sai cái gì?
Trước hết, bạn hãy kiểm tra lại lần nữa xem có DNA hay không. Nhìn thật kỹ trong lớp cồn xem có bọt tăm bé tý hay không. Thường thì cụm DNA sẽ bám vào bọt.
Nếu bạn tin chắc là không thấy có DNA, thì bạn hãy xem lại xem bạn có lấy đủ DNA từ nguồn nguyên liệu ban đầu để làm thí nghiệm hay không? Đôi khi, một số loại quả chứa quá nhiều nước, ví dụ như nho chẳng hạn. Nếu dịch súp có nhiều nước có thể lượng DNA không đủ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Để xác định được điều đó, bạn hãy làm lại, và bớt lượng nước lạnh thêm vào.
Trong thực tế, dịch súp là đục nên bạn khó có thể đánh giá được chính xác.
Một lý do khác có thể là do bạn không để đủ thời gian của các bước hoàn chỉnh. Hãy nhớ rằng bạn phải khuấy dịch vớI chất tẩy rửa ít nhất trong 5 phút. Nếu tế bào và màng nhân vẫn còn nguyên thì DNA vẫn bị nằm ở lớp dưới. Thường thì, nếu bạn để yên ống nghiệm chứa dịch đậu và cồn 30-60 phút thì DNA sẽ kết tủa ở lớp cồn.
2, Tại sao DNA lại kết đám lại với nhau?
Mỗi phân tử DNA riêng lẻ là dài và có dạng sợi dây. Mỗi tế bào của cơ thể chứa 6 feet and, nhưng chiều rộng của nó chỉ là một phần triệu inch. Để có thể tồn tại trong tế bào, cần phải thu gọn thật hợp lý. Để thực hiện điều đó, DNA cuốn lại thật chặt và kết cụm vào nhau ở phía trong tế bào. Ngay cả khi bạn tách DNA ra khỏi tế bào, chúng vẫn dính với nhau, cho dù không chặt như ở bên trong tế bào.
Hãy tưởng tượng điều này: cơ thể con người chứa khoảng 100 tỷ tỷ tế bào, mỗi tế bào lại chứa 6 feet and. Nếu bạn làm một con tính sẽ thấy chiều dài của DNA trong cơ thể chúng ta vượt quá cả một nghìn tỷ dặm DNA!
3, Liệu tôi có thể dùng được DNA này cho phép điện di hay không?
Tât nhiên là được, nhưng bạn sẽ chỉ nhìn thấy một vết mờ. DNA mà bạn tách được là genomic, nghĩa là bạn thu được cả một tập hợp DNA của toàn bộ tế bào. Trừ phi bạn cắt DNA thu được bằng enzyme đặc hiệu (restriction), nếu không DNA đó sẽ quá dài và loằng ngoằng để dịch chuyển qua các lỗ của gel; và vì thế cuối cùng bạn sẽ chỉ thấy được một vết mờ.
4, Liệu đám xơ màu trắng thu được là hỗn hợp của DNA và RNA ?
Chính xác là vậy! Quy trình chiết tách DNA thực sự là một quy trình chiết tách nucleic axit. Tuy vậy, hầu hết các RNA bị cắt bởi enzyme ribonucleaza (enzyme cắt RNA) được giải phóng khi tế bào bị phá vỡ.