[h=1]Đầu năm 2014 nông dân Việt Nam từ khắp vùng miền đều phải đương đầu với những khó khăn không hề nhỏ cho vấn đề giá cả. Miền Bắc với loạt bài "nông dân bỏ ruộng" được các báo chia sẻ cách đây không lâu. Hầu hết những diện tích trồng lúa đã và đang trở nên "kém" hiệu quả khi chi phí sản xuất; giá cả vật tư nông nghiệp cao trong khi đó sản phẩm (lúa gạo, rau màu) gần như giá không tăng nếu không muốn nói là giảm.
Vùng tây nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng thì rau gần như "chết đứng" vì giá cả. Nông dân thất thu rõ ràng khi hàng hoá làm ra khong bán được hoặc giá quá thấp.
Nam bộ và tây nam nam bộ đang vào mùa thu hoạch lúa nhưng giá lúa lại giảm; thương lái không mua.
Ngành trồng trọt đã thế ngành chăn nuôi cũng "không kém". Trong cả năm 2013 giá gà thịt gần như không tăng nổi thì đầu năm 2014 cúm gia cầm tái hiện lại làm ngành chăn nuôi gia cầm càng trầm trọng hơn.
Căn nguyên của những vấn đề đó một phần xuất phát từ những "lỗ hỏng" trong cách quản lý và vận hành hệ thống thị trường của chúng ta. Nào là gà thải loại nhập lậu; bò nhập, nguyên liệu sản xuất thức ăn nhập khẩu,... và cuối cùng là nước nông nghiệp nhưng lại nhập siêu nông nghiệp.
Xin được trích dẫn một bài báo về "hiện tượng" này:
Tuồn rau không rõ nguồn gốc vào các siêu thị lớn[/h] [h=2]Sau bê bối nấm không rõ nguồn gốc và thịt lợn nhiễm sán thì gần đây nhóm PV vừa thâm nhập phát hiện đường dây hô biến rau không rõ nguồn gốc vào các siêu thị lớn ở Hà Nội.[/h] http://alobacsi.vn/kham-benh-online.htm
Mang danh rau an toàn, nhưng đầu nậu thu gom khắp nơi. Có lẽ, các bà nội trợ hay thực khách nếu chứng kiến cách bảo quản rau mất vệ sinh của đầu nậu sẽ cân nhắc khi dừng bước trước hàng RAT ở các siêu thị. Tù mù nguồn gốc
Thường các loại rau dán mác RAT đều có địa chỉ cụ thể: Tuy nhiên, mang danh RAT Vân Nội, nhưng thực tế có những nguồn hàng không rõ xuất xứ. Nhóm PV Tiền Phong truy ngược về các địa chỉ chuyên cung cấp RAT cho hệ thống các siêu thị Big C, Metro trên địa bàn Hà Nội.
Lần theo địa chỉ ghi trên bao bì, chúng tôi tìm về nhà ông Quang (chủ Cty TNHH Sản xuất và chế biến RAT Ba Chữ). Nhà ông Quang đối diện cổng chợ Vân Trì (Vân Nội, Đông Anh), nhưng lại treo biển hiệu văn phòng máy tính. Sau nhiều giờ phục trước cổng nhà, nhóm PV chứng kiến nhiều tiểu thương chở rau đến căn nhà cấp 4 ngay bên cạnh.
Đây chính là điểm tập kết, thu mua rau của HTX rau Ba Chữ. Ngôi nhà ẩm thấp, lụp xụp không khác gì nơi chăn nuôi lợn. Rau cải, rau cần, cà chua, bí xanh, khoai tây... vứt la liệt trên nền đất. Rổ chuyên dụng đựng rau cáu bẩn được dựng góc nhà.
<tbody>
</tbody> Ngày 4/3, trong vai một người muốn bán rau, hỏi kinh nghiệm một trong những người chuyên "đổ hàng" cho HTX Ba Chữ, anh T.N.V (xin được giấu tên), đến từ Yên Phong, Bắc Ninh, cho biết: "Vào những vụ trái mùa, một số mặt hàng tại Vân Nội không có như bí đỏ, bí xanh, khoai tây, hành tỏi, tôi thường nhập chuyển từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương về. Từ tháng 4, hàng khan hiếm còn phải nhập thêm khoai tây, tỏi Trung Quốc từ Lạng Sơn về bán".
Khi được hỏi về giấy chứng nhận xuất xứ rau quả, anh này cho biết, hàng chủ yếu nhập từ nhiều tỉnh khác nhau. Theo anh V. nhà ông Quang nhập hàng của anh với số lượng lên tới hàng tấn/lần vì họ đổ cho bếp ăn, siêu thị.
Theo quan sát của nhóm PV Tiền Phong, hằng ngày vào đầu giờ chiều, ngoài người dân trong HTX chở rau đến nhập cho công ty, còn có tiểu thương từ các tỉnh lân cận. Một xã viên tên P. thuộc HTX rau Ba Chữ tiết lộ: "Rau HTX sản xuất không đủ nên phải thu mua từ bên ngoài".
Nhà bảo quản là chuồng gà
HTX RAT Đạo Đức (Vân Nội, Đông Anh) của vợ chồng Liên - Hòa nổi tiếng trong làng nhờ "đổ" rau cho siêu thị, bếp ăn khu công nghiệp. Dường như cảnh giác với số điện thoại và người lạ nên nhiều lần liên hệ, bà chủ đơn vị này không tiếp. Theo nhân viên văn phòng HTX, hằng ngày bà Liên ra ruộng của nông dân thu mua rau.
<tbody>
</tbody> Vẫn cách làm cũ, nhóm PV tiếp cận những người cung cấp rau cho HTX này. Người đàn ông tên H. đến từ Bắc Ninh đang dỡ sọt cà chua xuống bỏ vào hộp xốp. Được biết, ông H. bỏ mối cà chua cho bà Liên được vài tháng nay.
"Lúc đầu tôi bán tại chợ Vân Trì, bà Liên ra xem hàng thấy đẹp nên đặt tôi hằng ngày để "đổ" cho siêu thị. Cà chua này chỉ cần rửa sạch, đóng gói bao bì vào là bán giả gấp mấy lần chúng tôi bỏ buôn", ông H. thật thà chia sẻ.
<tbody>
</tbody> Theo quan sát, khoảng sân rộng 20m2 của vợ chồng Liên - Hòa bày la liệt các loại rau. Ngôi nhà rộng khoảng 6m2 xếp than hoa xung quanh với tấm biển "Nhà bảo quản rau" lại đang nuôi gà con. Dường như ngôi nhà dựng lên cho có. Mọi hoạt động bảo quản diễn ra ngay nền sân gạch.
Lần theo dấu vết
Để biết chính xác đường đi của những loại rau này, từ 3 giờ sáng 5/3, xe ô tô chở PV Tiền Phong đã chực sẵn gần cổng nhà ông Quang. Chiếc xe ô tô 12 chỗ biển số 29B-095.25 đợi sẵn để chở rau. Khoảng 4 giờ kém, nhân viên kiểm kê nhanh chóng vào sổ để nhân viên bốc rau lên xe. Lúc này, trời mưa mỗi lúc nặng hạt. Hơn 4 giờ, xe xuất phát theo hướng qua cầu Thăng Long, ông Quang đích thân lái xe.
Chiếc xe này lần lượt vào siêu thị Big C Thăng Long, Big C The Garden, Big C Long Biên rồi vòng về siêu thị Metro khi đồng hồ điểm 6 giờ 10 phút sáng.
8 giờ sáng, khi Metro (Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội) mở cửa, các loại rau như: Cần, cải ngọt, cải xanh, đỗ đũa, hoa lơ... được đóng gói trong bao bì HTX rau Ba Chữ bày la liệt trên kệ. Lúc này, giá rau đã bị đẩy lên cao gấp 2 - 3 lần so với giá ngoài chợ Vân Trì.
Vòng sang siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Hà Nội), những loại rau bó dây: Cải chít, mùng tơi, rau cần, cải xoong, cải cúc... của Ba Chữ được đặt dưới hệ thống phun nước tươi mới. Tại siêu thị Big C, một khách hàng tên Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: "Dù giá rau siêu thị đắt gấp 2 - 3 lần so với ngoài chợ, nhưng tôi vẫn mua vì tin đã bày bán ở đây có nguồn gốc và an toàn".
Theo Tiền phong
Hệ thống lại những thông tin nông nghiệp trong nước thời gian gần đây để thấy thực trạng sản xuất và đời sống nông nhân ta như thế nào. Qua đó hy vọng toàn thể anh em trong và ngoài diễn đàn Agriviet cùng nhau bàn luận để tìm ra những lối đi cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Vùng tây nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng thì rau gần như "chết đứng" vì giá cả. Nông dân thất thu rõ ràng khi hàng hoá làm ra khong bán được hoặc giá quá thấp.
Nam bộ và tây nam nam bộ đang vào mùa thu hoạch lúa nhưng giá lúa lại giảm; thương lái không mua.
Ngành trồng trọt đã thế ngành chăn nuôi cũng "không kém". Trong cả năm 2013 giá gà thịt gần như không tăng nổi thì đầu năm 2014 cúm gia cầm tái hiện lại làm ngành chăn nuôi gia cầm càng trầm trọng hơn.
Căn nguyên của những vấn đề đó một phần xuất phát từ những "lỗ hỏng" trong cách quản lý và vận hành hệ thống thị trường của chúng ta. Nào là gà thải loại nhập lậu; bò nhập, nguyên liệu sản xuất thức ăn nhập khẩu,... và cuối cùng là nước nông nghiệp nhưng lại nhập siêu nông nghiệp.
Xin được trích dẫn một bài báo về "hiện tượng" này:
Tuồn rau không rõ nguồn gốc vào các siêu thị lớn[/h] [h=2]Sau bê bối nấm không rõ nguồn gốc và thịt lợn nhiễm sán thì gần đây nhóm PV vừa thâm nhập phát hiện đường dây hô biến rau không rõ nguồn gốc vào các siêu thị lớn ở Hà Nội.[/h] http://alobacsi.vn/kham-benh-online.htm
Mang danh rau an toàn, nhưng đầu nậu thu gom khắp nơi. Có lẽ, các bà nội trợ hay thực khách nếu chứng kiến cách bảo quản rau mất vệ sinh của đầu nậu sẽ cân nhắc khi dừng bước trước hàng RAT ở các siêu thị. Tù mù nguồn gốc
Thường các loại rau dán mác RAT đều có địa chỉ cụ thể: Tuy nhiên, mang danh RAT Vân Nội, nhưng thực tế có những nguồn hàng không rõ xuất xứ. Nhóm PV Tiền Phong truy ngược về các địa chỉ chuyên cung cấp RAT cho hệ thống các siêu thị Big C, Metro trên địa bàn Hà Nội.
Lần theo địa chỉ ghi trên bao bì, chúng tôi tìm về nhà ông Quang (chủ Cty TNHH Sản xuất và chế biến RAT Ba Chữ). Nhà ông Quang đối diện cổng chợ Vân Trì (Vân Nội, Đông Anh), nhưng lại treo biển hiệu văn phòng máy tính. Sau nhiều giờ phục trước cổng nhà, nhóm PV chứng kiến nhiều tiểu thương chở rau đến căn nhà cấp 4 ngay bên cạnh.
Đây chính là điểm tập kết, thu mua rau của HTX rau Ba Chữ. Ngôi nhà ẩm thấp, lụp xụp không khác gì nơi chăn nuôi lợn. Rau cải, rau cần, cà chua, bí xanh, khoai tây... vứt la liệt trên nền đất. Rổ chuyên dụng đựng rau cáu bẩn được dựng góc nhà.
|
Rau trong Siêu thị BigC Thăng Long |
<tbody>
</tbody>
Khi được hỏi về giấy chứng nhận xuất xứ rau quả, anh này cho biết, hàng chủ yếu nhập từ nhiều tỉnh khác nhau. Theo anh V. nhà ông Quang nhập hàng của anh với số lượng lên tới hàng tấn/lần vì họ đổ cho bếp ăn, siêu thị.
Theo quan sát của nhóm PV Tiền Phong, hằng ngày vào đầu giờ chiều, ngoài người dân trong HTX chở rau đến nhập cho công ty, còn có tiểu thương từ các tỉnh lân cận. Một xã viên tên P. thuộc HTX rau Ba Chữ tiết lộ: "Rau HTX sản xuất không đủ nên phải thu mua từ bên ngoài".
Nhà bảo quản là chuồng gà
HTX RAT Đạo Đức (Vân Nội, Đông Anh) của vợ chồng Liên - Hòa nổi tiếng trong làng nhờ "đổ" rau cho siêu thị, bếp ăn khu công nghiệp. Dường như cảnh giác với số điện thoại và người lạ nên nhiều lần liên hệ, bà chủ đơn vị này không tiếp. Theo nhân viên văn phòng HTX, hằng ngày bà Liên ra ruộng của nông dân thu mua rau.
Bảo quản rau trong nhà cấp 4 ẩm thấp, bẩn thỉu không đảm bảo vệ sinh (ảnh cắt từ clip) |
<tbody>
</tbody>
"Lúc đầu tôi bán tại chợ Vân Trì, bà Liên ra xem hàng thấy đẹp nên đặt tôi hằng ngày để "đổ" cho siêu thị. Cà chua này chỉ cần rửa sạch, đóng gói bao bì vào là bán giả gấp mấy lần chúng tôi bỏ buôn", ông H. thật thà chia sẻ.
"Nếu HTX nào đăng ký RAT, nhưng mượn danh đi thu gom rau từ nguồn trôi nổi, HTX phải tự chịu trách nhiệm về hành vi gian dối của mình. Chúng tôi sẽ phối hợp để cơ quan cấp phép tước giấy phép kinh doanh của đơn vị đó" Bà Trần Thị Hợp, Phó Chủ tịch xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) |
<tbody>
</tbody>
Lần theo dấu vết
Để biết chính xác đường đi của những loại rau này, từ 3 giờ sáng 5/3, xe ô tô chở PV Tiền Phong đã chực sẵn gần cổng nhà ông Quang. Chiếc xe ô tô 12 chỗ biển số 29B-095.25 đợi sẵn để chở rau. Khoảng 4 giờ kém, nhân viên kiểm kê nhanh chóng vào sổ để nhân viên bốc rau lên xe. Lúc này, trời mưa mỗi lúc nặng hạt. Hơn 4 giờ, xe xuất phát theo hướng qua cầu Thăng Long, ông Quang đích thân lái xe.
Chiếc xe này lần lượt vào siêu thị Big C Thăng Long, Big C The Garden, Big C Long Biên rồi vòng về siêu thị Metro khi đồng hồ điểm 6 giờ 10 phút sáng.
8 giờ sáng, khi Metro (Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội) mở cửa, các loại rau như: Cần, cải ngọt, cải xanh, đỗ đũa, hoa lơ... được đóng gói trong bao bì HTX rau Ba Chữ bày la liệt trên kệ. Lúc này, giá rau đã bị đẩy lên cao gấp 2 - 3 lần so với giá ngoài chợ Vân Trì.
Vòng sang siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Hà Nội), những loại rau bó dây: Cải chít, mùng tơi, rau cần, cải xoong, cải cúc... của Ba Chữ được đặt dưới hệ thống phun nước tươi mới. Tại siêu thị Big C, một khách hàng tên Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: "Dù giá rau siêu thị đắt gấp 2 - 3 lần so với ngoài chợ, nhưng tôi vẫn mua vì tin đã bày bán ở đây có nguồn gốc và an toàn".
Theo Tiền phong
Hệ thống lại những thông tin nông nghiệp trong nước thời gian gần đây để thấy thực trạng sản xuất và đời sống nông nhân ta như thế nào. Qua đó hy vọng toàn thể anh em trong và ngoài diễn đàn Agriviet cùng nhau bàn luận để tìm ra những lối đi cho ngành nông nghiệp Việt Nam.