Lợi dụng bài thuốc xáo tam phân

Sau khi lõm bõm học được vài bí quyết từ người đã chữa lành bệnh cho mình, ông Lê Hăng huy động người thân ráo riết đi đào cây xáo tam phân rồi kiếm tiền trên người bệnh nhờ bài thuốc học lóm chưa đến nơi đến chốn

Chưa bao giờ ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa lên cơn sốt như lúc này. Tất cả bắt đầu từ sự kinh doanh của ông Lê Hăng, một bệnh nhân được thầy thuốc có tên là Lương Sinh chữa trị lành bệnh xơ gan bằng bài thuốc xáo tam phân. Người dân khắp nơi đổ về đây săn lùng cây xáo tam phân. Chớp thời cơ, nhiều người đẩy giá từ 100.000 đồng/kg lên cả triệu đồng/kg.
Bài thuốc gia truyền
111_29f7a.jpg

Anh Lương Sinh nói về cây xáo tam phân. Ông Lê Hăng khẳng định không còn biết ân nhân đang ở đâu
Người biết vị lương y này ở đâu chắc chắn là ông Lê Hăng nhưng khi được hỏi, ông Hăng bảo không còn liên lạc gì. Chúng tôi tìm đến những nơi có tin là thầy thuốc Lương Sinh đang ở nhưng mãi chiều 12-12, bà Trà Thị Bông Sen, Chủ tịch UBND xã Ninh Vân, mới cho biết thầy thuốc này hình như đang ở phường Ninh Giang. Bà Sen gọi điện cho chủ tịch UBND phường Ninh Giang là ông Trịnh Xuân Thanh nhờ đi tìm cùng chúng tôi.
Nhiều cán bộ phường Ninh Giang quả quyết cách đây hàng chục năm, thầy thuốc Lương Sinh đã chữa lành bệnh bằng bài thuốc xáo tam phân cho nhiều người sắp chết vì bệnh nan y nhưng không có chuyện ồn ào như bây giờ.
Trong lúc cùng ông Trịnh Xuân Thanh ngồi chờ, một người dân tên Trần Thị Lụa cho biết: “Cuộc sống gia đình anh Sinh giản dị và bình thường lắm. Nếu nghĩ kinh doanh xáo tam phân thì thầy thuốc này đã thành tỉ phú lâu lắm rồi chứ đâu phải đi làm công nhân cầu đường cực khổ…”.
Gặp chúng tôi, nhờ sự động viên của ông Thanh, anh Sinh cho biết mới 30 tuổi. Lương Sinh là tên gọi thông thường, còn tên trong giấy khai sinh là Lương Hồng Kiệt. Anh khẳng định bài thuốc xáo tam phân là của dòng họ truyền lại từ hơn 12 năm trước. Cách đây gần 2 năm, khi đang làm công nhân cầu đường ở xã Ninh Vân, tình cờ gặp ông Hăng ở quán nước, nhìn sắc mặt, nước da và thấy ông Hăng buồn bã nên anh đoán là bị xơ gan giai đoạn cuối.
Hỏi thì ông Hăng xác nhận là bị xơ gan điều trị đã lâu và nay bệnh viện trả về, đang sống nốt những ngày cuối cùng, gia đình đã lo hậu sự cả rồi. Sau đó, xem thêm bệnh án, anh bảo ông Hăng cứ yên tâm, sẽ kiếm thuốc chữa cho.
“Mấy ngày sau đó, tôi xin nghỉ việc, đi lấy cây xáo tam phân sắc thuốc cho ông Hăng uống. Tôi bốc thang đặc biệt nên mấy ngày sau bụng ông Hăng xẹp dần, nước da hồng hào trở lại. Ít lâu sau, ông Hăng khỏi hẳn bệnh. Tôi chữa bệnh để cứu người, không lấy ông Hăng một đồng nào cả. Bao đời nay, dòng họ nhà tôi chữa bệnh đều không lấy tiền. Đó là nguyên tắc” - anh Sinh nói.
Cũng theo lời kể của anh Sinh thì sau khi lành bệnh, ông Hăng ba lần tìm đến xin chỉ bài thuốc đặc biệt này và hứa chỉ để cứu người như anh đã cứu ông. “Ông Hăng vui lắm vì bây giờ có thể uống rượu, bia thoải mái. Ông ấy năn nỉ xin tôi bày cách lấy cây xáo tam phân và chỉ những nơi có nhiều cây này nhất.
Tôi bày cho ông ấy một cách đơn giản về bài thuốc này, chỉ vậy thôi mà ông ấy trở thành lang băm. Buồn thật!”- anh Sinh kể và nói thêm: “Từ lúc cứu ông Hăng cho đến giờ tôi chỉ dùng duy nhất số điện thoại. Nhà tôi, vợ con tôi ở đây sao ông Hăng nói không liên lạc được?”.
Uống không cần liều lượng?
Sau khi lõm bõm học được vài bí quyết từ anh Sinh, ông Hăng về nhà huy động người thân ráo riết đi đào cây xáo tam phân đồng thời kể lại chuyện của mình cho một phụ nữ tên Hồng để bà này loan truyền tin cho báo chí. Từ đó, ông Hăng xem mình như một thầy thuốc để kiếm tiền trên người bệnh nhờ bài thuốc học lóm chưa đến nơi đến chốn.
Nhắc đến những chuyện này, ánh mắt anh Sinh trĩu nặng. “Tôi gần như chết điếng khi thấy người ta đối xử quá tàn nhẫn với cây xáo tam phân. Lòng tham con người thật vô độ, lẽ ra chỉ nên chặt phần thân, còn gốc và rễ để cho nó sinh sôi, còn có cái mà dùng sau này” - anh Sinh bộc bạch.
Có mặt tại nhà ông Hăng mới đây, trong gần 2 giờ tiếp xúc, chúng tôi chứng kiến ông liên tục nhận được những cuộc gọi điện thoại đặt hàng cây xáo tam phân. Ông Hăng vẫn khẳng định cho đến giờ cũng không biết anh Sinh đang ở đâu.
Trả lời những cuộc điện thoại của khách hàng, ông Hăng nói: “Những phương thuốc của tôi đều được ân nhân Sinh bày cho cả, uống vào khỏi ngay. Thuốc sao vàng, không cần hạ thổ, không cần rửa ráy, cứ để bụi bặm vậy… Cứ uống thoải mái, thèm thì uống, không cần liều lượng, uống thuốc xong nên uống thêm rau mã đề…”. Kết thúc cuộc điện thoại, ông Hăng không quên nhắc nhở khách hàng chuyển tiền gấp vào tài khoản của mình để chuyển thuốc đi.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện Dược liệu Việt Nam cho thấy cây xáo tam phân có nhiều ở xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa - Khánh Hòa, có tác dụng ức chế viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, tiêu diệt 5 dòng tế bào ung thư, gồm: ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8, đặc biệt là ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung Hela.

<tbody>
</tbody>


Bài và ảnh: ĐÔNG HƯNG
http://nld.com.vn/2012122511131429p0c1002/loi-dung-bai-thuoc-xao-tam-phan.htm
 


Những tên láu cá thì bao giờ cũng “chộp” được hoặc “phỗng” mất cơ hội của người khác...để làm của riêng mình...
Mà không ngĩ đến sự hợp tác với “chính chủ”
Nhưng tình hình này chưa đến nỗi tệ lắm..vì ông này vẫn thừa nhận là bài thuốc học của người khác...nhưng dấu địa chỉ ông thày “chính chủ” chân chất này thôi

..... Bao đời nay, dòng họ nhà tôi chữa bệnh đều không lấy tiền. Đó là nguyên tắc” - anh Sinh nói.

Có những tuyệt học mất đi là do quan điểm không kinh doanh...mà chỉ để “cứu nhân độ thế” thôi
Đây là quan điểm sai lầm do cứng ngắc trong nguyên tắc : “không kinh doanh”
Không kinh doanh phải hiểu là không lấy tiền những bịnh nhân ngèo nàn mà mắc chứng nan y..
Với những người có tiền thì phải thu tiền..công và tiền thuốc.

Vì thày thuốc chữa bịnh mà cứ trắng tay thì lấy tài chánh ở đâu ra mà giúp người khác ? và nhất là phải có tiền mới duy trì được cái tâm huyết giữ gìn được và tìm tòi phát triển thêm bài thuốc cho cực kì hiệu quả thêm ?
Chữa bịnh mà mãi trắng tay thì...cái tuyệt học này nhất định sẽ mai một thất truyền...vì nó không mang lại cái lợi gì cho mình

Túm lại : cái tên láu lỉnh chụp cơ hội kinh doanh tuyệt học của người khác..bây giờ thực sự đã có công làm cho bài thuốc hiệu quả này được phổ biến...không có nguy cơ thất truyền

Và cũng có công làm cho cây thuốc “xáo tam phân”...tuyệt chủng


Có đạo đức mà không có tài năng (trí) thì là kẻ quê mùa
Có tài năng ( trí) mà không có đạo đức, đó là kẻ ...ác
 
Ông Luơng-Sinh và ông Lê-Hăng, người trước người sau biết được cây "xáo tam phân" trị được bệnh gan.
Nhưng 1 người biết để bụng, khi cần thì bỏ công ra làm thuốc giúp 1 người; còn người kia, giúp nhiều người, "nhân tiện" kinh-doanh.
Không hiểu ông Lê-Hăng trước khi bắt đầu doanh-vụ, có bàn với ông Lương-Sinh không? Bài trên không có nói. Nhưng cho dù ông Lương-Sinh đồng-ý hay không, ông Lê-Hăng cũng "làm ăn" như thường. Tại sao không?
Cái đáng nói là thái-độ sau nầy của ông Lê-Hăng với ông Lương-Sinh và với cây "xáo tam phân".

Và bây giờ là với bài và ảnh của ông Đông-Hưng! Tui có vài điều muôn thưa với ông:
- Tại sao môt người chữa bệnh giỏi như vậy mà tại địa-phương ít ai biết? Chính-quyền phải kiếm mãi mới ra? Sai, bởi:
- Nhiều cán bộ phường Ninh Giang quả quyết cách đây hàng chục năm, thầy thuốc Lương Sinh đã chữa lành bệnh bằng bài thuốc xáo tam phân cho nhiều người sắp chết vì bệnh nan y nhưng không có chuyện ồn ào như bây giờ.

Link : http://agriviet.com/home/threads/124830-Loi-dung-bai-thuoc-xao-tam-phan#ixzz2G7a9dcW9
-Gặp chúng tôi, nhờ sự động viên của ông Thanh, anh Sinh cho biết mới 30 tuổi. Lương Sinh là tên gọi thông thường, còn tên trong giấy khai sinh là Lương Hồng Kiệt. Anh khẳng định bài thuốc xáo tam phân là của dòng họ truyền lại từ hơn 12 năm trước.

Link : http://agriviet.com/home/threads/124830-Loi-dung-bai-thuoc-xao-tam-phan#ixzz2G7ac80Ix

Chủ-tịch Trịnh Xuân Thanh (phải) động-viên, anh Sinh mới khẳng-định là anh anh dòng họ truyền lại bài thuốc "xáo tam phân" từ hơn 12 năm trước. Vậy mà "nhiều cán-bộ" phường Ninh-Giang quả-quyết "cách đây hàng chục năm"... Thôi thì cũng được đi! Bởi chúng ta cũng đọc thêm được vài con số:
- Anh Sinh mới 30 tuổi.
- Hai năm trước, anh trị cho ông Hăng. Tức là lúc đó anh Sinh 28 tuổi.
- Gia-truyền của dòng họ... 12 năm!

Theo như bài trên, thì ông Hăng có đáo lại gặp ông Sinh để (ít nhứt) là xin toa bài thuốc, và có thể bàn chuyện làm ăn lắm, nhưng trong bài không có nói.
Ông Lương-Sinh đáng trách, ở chỗ:
- Mang bài thuốc hay trong người, mà chỉ giúp đời tùy duyên. Không gặp, thì không biết để mà cứu.
- Khi biết ông Hăng muốn trị nhiều người cách rộng-rãi (đã hết bệnh, mà xin toa thì đương-nhiên là để trị cho người khác), ông Sinh lại chỉ qua-quít. Mong là không chêt ai. Kết-qủa ông Hăng áp-dụng theo toa ra sao thì không biết, nhưng chắc là tốt, lên mới "tiếng lành đồn xa" được nhiều người biết như vậy.

Đọc bài mà thấy buồn!
 
Sức mạnh của đồng tiền!
Dù sao đi nữa cũng cám ơn ông Lê Hăng, nhờ có lòng tham tiền mà xã hội biết thêm 1 vị thuồc quý!
 
Bác Thuy-canh à!
Bác buồn là phải nhưng cũng thông cảm cho ông Lương Sinh:
- Là bài thuốc gia truyền nên có thể ông Sinh không có bằng cấp đông y trong tay, điều đó đồng nghĩa là không thể mở phòng mạch bốc thuốc. Nếu tự ý làm sẽ có rất nhiều rắt rối, và chắc chắn bài thuốc đó sẽ bị tịch thu để ‘nghiên cứu’, mà thời gian cho nghiên cứu là …vô hạn định. Nhiều cán bộ gọi ông Sinh là ‘thầy thuốc’ nhưng giờ nếu ông Sinh xin mở phòng mạch các vị đó có cho không.
- Ông Sinh có thể chỉ học được bài thuốc chứ không biết bắt mạch, chẩn bệnh, ông chỉ có thể giúp vài người thân chứ không giúp được đời. Nếu ông làm càn thì chỉ hại mình , hại người.
- Nếu muốn đưa bài thuốc này ra đại chúng lại càng không khả thi, cơ quan nào tiếp nhận và quyền lợi của ông như thế nào? Thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm đủ để ông Sinh về chịu tội với ông bà tổ tiên rồi.
Nhưng cũng thật là buồn !
 
..... Cách đây gần 2 năm, khi đang làm công nhân cầu đường ở xã Ninh Vân, tình cờ gặp ông Hăng ở quán nước, nhìn sắc mặt, nước da và thấy ông Hăng buồn bã nên anh đoán là bị xơ gan giai đoạn cuối.
Hỏi thì ông Hăng xác nhận là bị xơ gan điều trị đã lâu và nay bệnh viện trả về, đang sống nốt những ngày cuối cùng, gia đình đã lo hậu sự cả rồi. Sau đó, xem thêm bệnh án, anh bảo ông Hăng cứ yên tâm, sẽ kiếm thuốc chữa cho.
“Mấy ngày sau đó, tôi xin nghỉ việc, đi lấy cây xáo tam phân sắc thuốc cho ông Hăng uống. Tôi bốc thang đặc biệt nên mấy ngày sau bụng ông Hăng xẹp dần, nước da hồng hào trở lại. Ít lâu sau, ông Hăng khỏi hẳn bệnh. Tôi chữa bệnh để cứu người, không lấy ông Hăng một đồng nào cả. Bao đời nay, dòng họ nhà tôi chữa bệnh đều không lấy tiền. Đó là nguyên tắc” - anh Sinh nói.
Cũng theo lời kể của anh Sinh thì sau khi lành bệnh, ông Hăng ba lần tìm đến xin chỉ bài thuốc đặc biệt này và hứa chỉ để cứu người như anh đã cứu ông. “Ông Hăng vui lắm vì bây giờ có thể uống rượu, bia thoải mái. Ông ấy năn nỉ xin tôi bày cách lấy cây xáo tam phân và chỉ những nơi có nhiều cây này nhất.
Tôi bày cho ông ấy một cách đơn giản về bài thuốc này, chỉ vậy thôi mà ông ấy trở thành lang băm. Buồn thật!”- anh Sinh kể và nói thêm: “Từ lúc cứu ông Hăng cho đến giờ tôi chỉ dùng duy nhất số điện thoại. Nhà tôi, vợ con tôi ở đây sao ông Hăng nói không liên lạc được?”.
Uống không cần liều lượng?
Sau khi lõm bõm học được vài bí quyết từ anh Sinh, ông Hăng về nhà huy động người thân ráo riết đi đào cây xáo tam phân đồng thời kể lại chuyện của mình cho một phụ nữ tên Hồng để bà này loan truyền tin cho báo chí. Từ đó, ông Hăng xem mình như một thầy thuốc để kiếm tiền trên người bệnh nhờ bài thuốc học lóm chưa đến nơi đến chốn.......

Vấn đề ở đây là Ông Hằng lợi dụng lòng tốt của ông Sinh người đã cứu mạng mình...để học lóm bí truyền của ân nhân...rồi làm giàu..cho riêng mình

Đến đây tôi nhớ 1 bài viết của anh bộ đội về hưu đăng trên báo” hoa cảnh” năm xưa :

“ tôi có thú vui là thích sưu tầm cây cau để đem về vườn nhà trồng...cuốc sống quân nhân đây đó..đi đến đâu địa phương nào,, có cây cau nào.. loại đặc biệt tôi đều xin trái hoặc cây con mang về trồng..
Đến 1 vùng mà cây cau của địa phương này cao có 5 tấc đã có trái rồi..trông rất đẹp..với cái gốc to mà lùn tịt mang trái ...tôi xin trái không ai cho cả họ bảo đây là bảo vật của địa phương..không cho lưu truyền ra ngoài làng..
Năn nỉ khắp mọi nhà có trồng cau này đều..vô vọng...trên cây của họ luôn chỉ có trái non..( không bao giờ họ để cho trái già trên cây) nên không...”chôm” được
Đến ngày đơn vị chuyển quân...tôi thất vọng và luyến tiếc lòai cau đặc biệt này...
Bỗng thấy 1 cô gái lúp xúp từ xa chạy đến tay cầm cái nón lá với với theo xe chở quân đội đang lăn bánh..
Tôi kêu tài xế ngừng lại...cô gái chạy đến thở hổn hển rồi dúi vào tay tôi.... 4 trái cau già...trái của cây cau đặc biệt này

Tôi đem về vườn...dặn người nhà trồng..chăm nom cẩn thận...mọc lên được 4 cây...

Khi tôi về hưu..1 người bạn cùng đơn vị cùng hưu như tôi đến chơi..thấy cây cau lùn tịt nặng trái này..anh thích lắm...
Anh năn nỉ tôi cho anh 1 cây...tôi ngần ngừ rồi cũng cho 1 cây

Mấy năm sau tôi lên Hà Nội chơi...được biết người bạn này đang mở điểm bán hoa cảnh...tôi đến thăm và thấy cây cau lùn này đã được anh nhân giống ra nhiều và bán 1 cây con giá 1 triệu rưỡi...

Giúp người..phải biết lựa người mà giúp... phải biết người đó có xứng đáng để giúp hay không..
Giúp lầm người...là hại mình đấy..
Do đó phải biết xem...tướng.để chọn đúng người tốt mà giúp
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề ở đây là Ông Hằng lợi dụng lòng tốt của ông Sinh người đã cứu mạng mình...để học lóm bí truyền của ân nhân...rồi làm giàu..cho riêng mình

Đến đây tôi nhớ 1 bài viết của anh bộ đội về hưu đăng trên báo” hoa cảnh” năm xưa :

“ tôi có thú vui là thích sưu tầm cây cau để đem về vườn nhà trồng...cuốc sống quân nhân đây đó..đi đến đâu địa phương nào,, có cây cau nào.. loại đặc biệt tôi đều xin trái hoặc cây con mang về trồng..
Đến 1 vùng mà cây cau của địa phương này cao có 5 tấc đã có trái rồi..trông rất đẹp..với cái gốc to mà lùn tịt mang trái ...tôi xin trái không ai cho cả họ bảo đây là bảo vật của địa phương..không cho lưu truyền ra ngoài làng..
Năn nỉ khắp mọi nhà có trồng cau này đều..vô vọng...trên cây của họ luôn chỉ có trái non..( không bao giờ họ để cho trái già trên cây) nên không...”chôm” được
Đến ngày đơn vị chuyển quân...tôi thất vọng và luyến tiếc lòai cau đặc biệt này...
Bỗng thấy 1 cô gái lúp xúp từ xa chạy đến tay cầm cái nón lá với với theo xe chở quân đội đang lăn bánh..
Tôi kêu tài xế ngừng lại...cô gái chạy đến thở hổn hển rồi dúi vào tay tôi.... 4 trái cau già...trái của cây cau đặc biệt này

Tôi đem về vườn...dặn người nhà trồng..chăm nom cẩn thận...mọc lên được 4 cây...

Khi tôi về hưu..1 người bạn cùng đơn vị cùng hưu như tôi đến chơi..thấy cây cau lùn tịt nặng trái này..anh thích lắm...
Anh năn nỉ tôi cho anh 1 cây...tôi ngần ngừ rồi cũng cho 1 cây

Mấy năm sau tôi lên Hà Nội chơi...được biết người bạn này đang mở điểm bán hoa cảnh...tôi đến thăm và thấy cây cau lùn này đã được anh nhân giống ra nhiều và bán 1 cây con giá 1 triệu rưỡi...

Giúp người..phải biết lựa người mà giúp... phải biết người đó có xứng đáng để giúp hay không..
Giúp lầm người...là hại mình đấy..
Do đó phải biết xem...tướng.để chọn đúng người tốt mà giúp
Bác nói làm em hơi lạnh người- những cây em đưa đi nhân giống trong đó có xáo tam phân.Toàn chỗ quen không có hợp đồng gì cả. Nhưng nếu họ có như ông Hằng thì cũng tốt thôi- vì chí ít những cây này cũng không tuyệt bác nhỉ !
 
Lão Mục, lão thuycanh, Ngọc Kỳ lân hoặc ai đó rành về thảo mộc cho Ngu mỗ hỏi 1 tí vì Ngu mỗ vốn không hiểu biết nhiều về thảo mộc. Theo Ngu mỗ nghĩ 1 cây có vị thuốc nào đó có khả năng là do 2 nguyên nhân:

- Nguyên nhân 1: cây có khả năng tự tổng hợp ra dược chất từ những nguyên tố cơ bản C, H, O,N lấy từ nguồn dinh dưỡng như các cây khác.

- Nguyên nhân 2: cũng là nguyên nhân 1 nhưng bên cạnh đó cây cần có thêm chất xúc tác đặc biệt để tổng hợp dược chất. Chất xúc tác này có sẵn trong đất ở nơi cây mọc tự nhiên và có thể là hiếm đối với những vùng đất khác.

Từ 2 nguyên nhân Ngu mỗ tự suy đoán trên, Ngu mỗ lại thắc mắc là nếu như nguyên nhân 1 là đúng thì cây thuốc đó sao lại hiếm? Vì thầy thuốc sẽ trồng tại vườn nhà chứ sao lại khổ công đào, hái?

Ngược lại, nếu nguyên nhân 2 là đúng thì cây thuốc đó ta nhân giống đại trà để làm gì vì sẽ phí công. Dược chất sẽ giảm đi rất nhiều hoặc có thể sẽ không có nếu cây thiếu đi chất xúc tác ( có thể là 1 loại vi lượng nào đó). Lúc đó cây thì nhiều nhưng lại không thể sử dụng được thì cũng thừa. Kiểu như nuôi động vật hoang dã cho ăn cám vậy mà.

Vậy theo lão Mục và quý bằng hữu thì thực tế nó xảy ra thế nào? Xin cho Ngu mỗ được biết?
 
Lão Mục, lão thuycanh, Ngọc Kỳ lân hoặc ai đó rành về thảo mộc cho Ngu mỗ hỏi 1 tí vì Ngu mỗ vốn không hiểu biết nhiều về thảo mộc. ..........

Vậy theo lão Mục và quý bằng hữu thì thực tế nó xảy ra thế nào? Xin cho Ngu mỗ được biết?

Nick của bằng hữu ngĩa là “ngu” nhưng thực sự chả ngu tí nào. Đặt vấn đề Khôn thấy... bà cố luôn
Lão mỗ hổng “gành” bao nhiêu, nhưng do ăn nhậu nên nhận thấy thế này :
Con cá rô đồng trong hoang dã chỉ cần câu được 4 con thôi..nấu với cải xanh...thêm chút gừng+ tiêu...thành nồi canh ngon ....chết bà luôn
10 con cá rô “nuôi” nấu nồi canh cải xanh vẫn chán phèo vì nó có có ...vị khác ( 100 con trong nồi canh cũng vậy thôi)
Đây có ngĩa là chất lượng

Ảnh từ vệ tinh chụp trái đất..có chỗ vàng...có chỗ màu xanh lam...có chỗ xanh lục..v..v biểu hiện vùng đó rừng cây gì mọc...từ màu sắc của cây cối..người ta biết dưới lòng đất đó có...mỏ gì ( kim cương? Vàng? Chì than đá ...hay dầu mỏ..v...v)

Con cá rô trong thiên nhiên không phải ruộng lúa nào cũng có...có ruộng cá rô nhiều lắm câu mệt luôn
Có ruộng không thấy con cá rô nào
Nó đã tự chọn vùng nó sống...vậy nó phải có chất lượng của thiên nhiên
con cá rô nuôi nuôi trong bể...cho ăn cám...nó không còn vị... ngon của con cá rô..nó chỉ hình dáng của con cá rô thôi

Cây thuốc cũng vậy...cây thuốc trồng trong vườn...chỉ có hình dạng của cây thuốc..nhưng chất lượng khác với cây thuốc của thiên nhiên
 
Lão Mục nói chí phải . Nếu dễ dàng thì Sâm Hàn Quốc hay xì gà Cu Ba đâu nổi tiếng thế giới .

Có điều TL nghĩ mình vẫn nên trồng để nhân rộng giống . Chất lượng đương nhiên sẽ kém hơn ngoài thiên nhiên nhưng cũng không hẳn là không có chất thuốc . Một khi trồng đại trà để làm thuốc thì sẽ có người làm nghiên cứu , thử nghiệm và tính toán liều lượng sao cho phù hợp để bệnh nhân có thể lành bệnh .
 
Lợi dụng bài thuốc xáo tam phân: Xem anh Lương Sinh chữa bệnh
Sự thật về người biết bài thuốc xáo tam phân chữa xơ gan đã được làm sáng tỏ song để kiểm chứng, chúng tôi đã đến tận nơi xem anh Lương Sinh chữa bệnh…
Thông tin về chuyện ông Lê Hăng - người được anh Lương Sinh cứu sống bằng bài thuốc xáo tam phân - lan truyền nhanh chóng. “Có bệnh phải vái tứ phương” nên chẳng mấy chốc nhiều người tập trung về xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa - Khánh Hòa tìm mua xáo tam phân, chữa bệnh. Và cũng tự nhiên, ngoài ông Lê Hăng, bà Xuân Hồng, nhiều nông dân ở Ninh Vân cũng bỗng chốc biến thành… lang băm như bà H., bà L., ông Tr… với mục đích kinh doanh, trục lợi trên những người mắc bệnh gan thập tử nhất sinh.
Suýt chết vì thuốc dỏm
Nhu cầu về xáo tam phân rất lớn. Hòn Hèo, nơi có nhiều xáo tam phân bị đào bới nát bét nhưng cũng không đủ để bán. Nhìn những đoàn người rồng rắn xếp hàng chờ mua “thần dược” xáo tam phân thì cũng đủ biết. Cuối cùng là xáo tam phân giả xuất hiện. Ngay cả ông Lê Hăng, bà Xuân Hồng cũng đều bán xáo tam phân dỏm, trong đó pha tạp chủ yếu các loại na ná xáo tam phân như cây vú bò, lọc giang, táo leo... Hậu quả là người bệnh tiền mất tật mang.

Untitled1_e3cab.gif
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung và ông Trần Ngọc Lành được anh Lương Sinh chữa hết bệnh
Trong quá trình thực hiện loạt bài này, chúng tôi được biết có người đã chết vì uống xáo tam phân dỏm. Bà chủ quán phở G.P (TP Quy Nhơn - Bình Định) mua thuốc qua bưu điện cho chồng uống nhưng uống được 2 thang thì bệnh càng nặng thêm, sau đó tử vong. Đêm 18-12, chồng chị Thu Hồng (Đà Nẵng) sau khi uống 20 thang thuốc mua trôi nổi từ xã Ninh Vân, bệnh cũng nặng thêm, đến cầu cứu chủ tịch UBND phường Ninh Giang, ông Trịnh Xuân Thanh, nhờ giới thiệu đến chỗ anh Lương Sinh chữa bệnh (người này sau đó được anh Lương Sinh cứu sống).
Người bệnh không chỉ chết vì thuốc dỏm, thuốc giả, vì thực tế - theo anh Lương Sinh - không phải chỉ uống xáo tham phân thôi là lành bệnh. Anh Lương Sinh cho biết bài thuốc có đến 5 vị thuốc, anh chỉ bày cho ông Lê Hăng một vài bài thuốc đơn giản, áp dụng cho một số bệnh án. Bệnh án khác nhau thì liều lượng thuốc cũng khác nhau. Anh nói: “Người ta không biết, mỗi phần trên cây xáo tam phân cũng có tác dụng khác nhau.

Cách bào chế, sắc thuốc cho từng bệnh nhân cũng khác nhau… Đã có trường hợp bệnh phát nặng hơn do dùng thuốc không đúng liều”. Anh Sinh cũng rất buồn khi biết ông Lê Hăng còn “sáng tạo” cách bắt mạch bệnh nhân và khẳng định đó là cách ông Lê Hăng lừa bệnh nhân vì anh chưa bao giờ bày cho ông ta cách bắt mạch! Người nhà anh Lương Sinh cho biết anh rất phiền não vì đã trao một phần bí quyết bài thuốc cho người không xứng đáng. Nhiều ngày anh khóc vì lời thề nghề nghiệp “chỉ trao bí quyết bài thuốc cho những người có tâm cứu người” đã sụp đổ hoàn toàn.
Mừng được cứu sống
Trong khi thực hiện loạt bài này, chúng tôi đã giúp được một số người trị bệnh. Họ là những nạn nhân của thuốc xáo tam phân dỏm. Đêm 18-12, chồng chị Thu Hồng (Đà Nẵng) được chúng tôi và ông Trịnh Xuân Thanh đưa đến nhà anh Lương Sinh để chữa bệnh. Sau khi uống thang đầu tiên, chồng chị Hồng đã đỡ trướng bụng, đỡ đau hơn rất nhiều, tiên lượng bệnh rất tốt.

Chị Hồng đã khóc vì mừng. “Chồng tôi uống xáo tam phân mua từ xã Ninh Vân, càng uống bệnh dường như càng nặng hơn. Giờ thì sự sống đã đến với chồng tôi quá kỳ diệu nhờ những thang thuốc miễn phí của ân nhân Lương Sinh”.

Đêm 20-12, một số bệnh nhân từ tỉnh Bình Định đã tìm đến UBND phường Ninh Giang. Dẫu trời tối nhưng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đón tiếp và đưa người bệnh đến nhà anh Lương Sinh. Ngày 21-12, tại nhà anh Sinh, bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc Dung cho biết: “Từ lúc được chủ tịch UBND phường Ninh Giang đưa đến gặp anh Lương Sinh, gia đình tôi vui đến mất ngủ. Tôi đã uống xáo tam phân trôi nổi nhưng càng uống bụng càng trướng lên, nặng thêm.

Gia đình đã chuẩn bị hậu sự cho tôi… nhưng rồi sự sống đã đến thật kỳ diệu! Ngay trong đêm 21-12, sau khi uống 1 thang thuốc của anh Sinh, 4 giờ sau thì thấy da dẻ khởi sắc trở lại. Năm giờ sau, bụng tôi bớt trương cứng, liên tục buồn đi tiểu, đã có cảm giác thèm ăn và tự đi lại được chứ không phải nhờ người dìu như trước nữa”.
Tương tự, ông Trần Ngọc Lành sau khi được Chủ tịch UBND phường Ninh Giang xác minh là có bệnh thật cũng đã được anh Lương Sinh cứu chữa. Ông Lành xúc động nói: “Tôi chỉ nghĩ đến cái chết… Giờ tận mắt thấy thầy Sinh trực tiếp sắc thuốc cho tôi uống, bệnh chuyển biến quá tốt. Có hết kiếp này tôi cũng không quên được sự ân cần của ông Thanh và sự tận tâm của gia đình ân nhân Lương Sinh”.

Tâm nguyện làm phúc
Chứng kiến nhiều người bệnh đến xã Ninh Hòa tìm mua cây xáo tam phân và bị những lang băm lừa đảo, chứng kiến cây xáo tam phân bị tàn phá, ông Trịnh Xuân Thanh đau lắm. Một số người biết ông Thanh hiểu và biết rõ anh Lương Sinh nên khẩn khoản nhờ ông giới thiệu đến chỗ anh Sinh chữa bệnh. Họ đã được ông Thanh giúp đỡ. “Chỉ cần người ta thật lòng và có bệnh thật, đừng lừa dối thì tôi sẵn sàng giúp tận tình. Làm phúc là tâm nguyện của tôi”.

<tbody>
</tbody>


(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-12
Kỳ tới: Ước muốn của anh Lương Sinh
 
Lão Mục, lão thuycanh, Ngọc Kỳ lân hoặc ai đó rành về thảo mộc cho Ngu mỗ hỏi 1 tí vì Ngu mỗ vốn không hiểu biết nhiều về thảo mộc. Theo Ngu mỗ nghĩ 1 cây có vị thuốc nào đó có khả năng là do 2 nguyên nhân:

Bác Mục và TL đã nói hết rồi Ngọc này chỉ phụ thêm thôi!
Con cá rô khác con cá lóc nên ở chung một ruộng lúa nhưng khi nấu ăn có mùi vị khác nhau. Cá rô nấu canh cải còn cá lóc hợp với…nướng trui. Đây là điểm khác biệt của giống loài.
Đúng là 100 con cá rô nuôi không bằng 4 con cá rô đồng thiên nhiên, đây là điểm khác biệt môi trường.
Cây cùng thế thôi bác, sự kết hợp hoàn hảo 2 vấn đề trên mới cho một dược liệu tốt.
Nhưng lại có thêm một vấn đề :
Ta có thể nuôi con cá rô ngoài đầm phá hoang dã (quảng canh) ăn cùng như cá thiên nhiên. Đây là điểm môi trường thay đổi được.
Ta không thể nuôi cá rô thành cá lóc. Đây là điểm giống loài không thay đổi được
Từ đó thiết nghĩ nhân giống và bảo vệ giống loài là quan trọng. môi trường ta sẽ nghiên cứu cho phù hợp sau. Sâm Hàn Quốc nỗi tiếng thế giới nhưng nghe là trồng không đó bác.
 
Last edited by a moderator:
Đổ xô đi đào bới cây 'thần dược'
Những ngày qua, nhiều người dân kéo nhau đến khu vực núi Gò Đá thuộc thôn Thượng Phú, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) để săn tìm một loại cây mà người dân gọi nó là “thần dược”.
Tại hiện trường, hàng chục người dùng rựa, cuốc, xẻng, xà beng đào bới đất đá, lục tung khu vực đồi núi Gò Đá để chặt thân, đào rễ cây “thần dược”. Họ làm việc luôn trưa để mong đào được nhiều thần dược lấy từ ngọn đến rễ bán…
Theo chân của một người tên Chính tham gia tìm kiếm thì loài cây này người dân địa phương gọi là cây cam lồ. Anh Chính, cho biết: “Khoảng 5 ngày trước, có một số người lạ mặt ở địa phương khác đến đây chặt thân, đào rễ cây cam lồ và “tiết lộ” thông tin cây này bán rất nhiều tiền vì nó có tác dụng chữa bách bệnh.

20121226152724_TD1.jpg
“Thần dược” đào chặt từ rễ đến cành

<tbody>
</tbody>


Ngày hôm sau có người đến hỏi mua loại cây này nên người dân ở thôn Thượng Phú cùng tham gia đi đào để bán. Mấy ngày đầu bán với giá 170.000 đồng/kg rễ tươi và 40.000 đồng/kg cành nhánh tươi, hiện nay giá rễ tươi “đẩy” lên đến 400.000 đồng/kg nhưng đã cạn kiệt không có để bán.
Vì thế nhiều người dân ở đây dốc sức đến các khu vực núi lân cận, có người ra đến huyện Tuy An để tìm kiếm cây cam lồ…”.
Ông Đoàn Văn Trưởng, Trưởng thôn Thượng Phú, xã Bình Kiến, cho biết: “Khi phát hiện có người lạ đến địa phương chặt thân, đào rễ cây cam lồ, chúng tôi đã đến khu vực núi Gò Đá để tìm hiểu.
Các người này cho biết họ ở huyện Tuy An, có một số ở tỉnh Khánh Hòa. Qua tìm hiểu thì được biết cây cam lồ là cây xáo tam phân chữa được rất nhiều bệnh. Chúng tôi đã xin ý kiến của Đảng ủy, UBND xã Bình Kiến và kịp thời ngăn cấm không cho họ tiếp tục đào bới, chặt phá loại cây này.

20121226152724_TD2.jpg
Băm nát rừng tìm “thần dược”.

<tbody>
</tbody>


Tuy nhiên, khoảng 3 ngày nay số lượng người trong và ngoài thôn đến khu vực núi Gò Đá để tìm cây cam lồ càng nhiều, mỗi ngày có khoảng 40 – 50 người. Địa phương đang xin ý kiến chỉ đạo và sự hỗ trợ của cấp trên…”.
Chúng tôi cầm một nhánh cây cam lồ đến các tiệm thuốc bắc ở TP Tuy Hòa để tìm hiểu thực hư thế nào. Đa số các chủ tiệm thuốc bắc này cho biết, cây cam lồ cũng chính là cây xáo tam phân đã được báo chí thông tin thời gian qua ở khu vực Hòn Hèo (tỉnh Khánh Hòa).
Theo Hội Đông y tỉnh Phú Yên, do chưa nghiên cứu kỹ nên chưa thể cung cấp thông tin có liên quan đến loài cây này. Tuy nhiên, có một thông tin để tham khảo là Sở Y tế Khánh Hòa có báo cáo về kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về cây xáo tam phân.
Cây xáo tam phân có tên khoa học là Paramignya trimera; có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid. Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với 5 dòng tế bào ung thư gồm ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela.
Tuy nhiên, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và cơ quan liên quan hướng dẫn các bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị (trên người) của cây thuốc này…
Theo bác sĩ Lê Bá Thính, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Phú Yên: Trong đông y không có một loại cây nào chữa được bá bệnh. Mỗi loại cây có giá trị về dược tính khác nhau, người thầy thuốc phải biết kết hợp nhiều loại dược tính này để chữa một chứng bệnh nào đó.
Thời gian qua, người dân đồn thổi về cây mật nhân chữa được bá bệnh, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Riêng loại cây này (cây cam lồ do PV cung cấp), chúng tôi sẽ tìm hiểu và có khuyến cáo cho người sử dụng…
Ông Nguyễn Chí Phương, Chủ tịch UBND xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa), cho biết: “UBND xã đã chỉ đạo công an xã và dân quân địa phương kiểm tra, ngăn chặn và trục xuất những người đến khu vực đồi núi Gò Đá thuộc thôn Thượng Phú để săn tìm loại cây mà họ gọi là “thần dược”.
Khu vực này Nhà nước đã giao đất cho các hộ dân ở đây trồng cây keo và bạch đàn nên UBND xã đang phối hợp với các chủ rừng tiếp tục ngăn chặn không cho người dân chặt cây, đào bới ở khu vực này”.
Mạnh Hoài Nam
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/102670/do-xo-di-dao-boi-cay--than-duoc-.html
 
Lão Mục, lão thuycanh, Ngọc Kỳ lân hoặc ai đó rành về thảo mộc cho Ngu mỗ hỏi 1 tí vì Ngu mỗ vốn không hiểu biết nhiều về thảo mộc. Theo Ngu mỗ nghĩ 1 cây có vị thuốc nào đó có khả năng là do 2 nguyên nhân:

Bác Mục và TL đã nói hết rồi Ngọc này chỉ phụ thêm thôi!
Con cá rô khác con cá lóc nên ở chung một ruộng lúa nhưng khi nấu ăn có mùi vị khác nhau. Cá rô nấu canh cải còn cá lóc hợp với…nướng trui. Đây là điểm khác biệt của giống loài.
Đúng là 100 con cá rô nuôi không bằng 4 con cá rô đồng thiên nhiên, đây là điểm khác biệt môi trường.
Cây cùng thế thôi bác, sự kết hợp hoàn hảo 2 vấn đề trên mới cho một dược liệu tốt.
Nhưng lại có thêm một vấn đề :
Ta có thể nuôi con cá rô ngoài đầm phá hoang dã (quảng canh) ăn cùng như cá thiên nhiên. Đây là điểm môi trường thay đổi được.
Ta không thể nuôi cá rô thành cá lóc. Đây là điểm giống loài không thay đổi được
Từ đó thiết nghĩ nhân giống và bảo vệ giống loài là quan trọng. môi trường ta sẽ nghiên cứu cho phù hợp sau. Sâm Hàn Quốc nỗi tiếng thế giới nhưng nghe là trồng không đó bác.
 
Bà Hồng, tác-giả Đông-Hưng và ông Hăng cùng là một giuộc tung-hứng! Cái kiểu tường-thuật "khẻ-khọt, chia sẻ" nầy thấy ngay dã-tâm của ông/bà Đông-Hưng!

Lão Tà, tui đã từng chứng-kiến, có người xin 1 cặp cá quý về làm giống. Một hôm đang nhậu là-đà với bạn, hết mồi, đem cặp cá ra chiên xù ăn, chén tiếp. Kết-quả bị cùi luôn!

Theo thiển-ý, cây thuốc, nếu trồng được vẫn có vị thuốc. Tùy theo cây mà thành thuốc trị bệnh, hay thành thuốc độc. Nguyên-tắc nầy là bất-biến của thiên-nhiên. Nhưng cây thuốc, vẫn như bao nhiêu loài thực-vật khác, cây vùng nào, sống mạnh ở vùng đó. Có khi không không sống nổi, nếu điều-kiện khác biệt quá xa. Bởi cho dù Đông-trùng Hạ-thảo có mắc tới đâu, nhưng chỉ có ở vùng Hy Mã Lạp Sơn, thì không ai dám mơ nuôi trồng hai thứ thực-vật và côn-trùng nầy ở vùng khác.

Tui, chẳng may, có duyên với bệnh gan. Duyên xấu cũng như duyên lành. Mà duyên xấu là 2 cái chết của Cha và Anh tui: Chết vì ung-thư gan! Còn duyên lành là ung-thư gan của tui được chữa khỏi. Tui chữa cho tui. Và chỉ lại cho nhiều người. Tuy có vài trường-hợp quá nặng, chịu chết, nhưng rất may cũng có nhiều người được khỏi.

Tác-giả Đông-Hưng, nên viết bài lại, phân-tích cho bà con. Trình-độ của một phóng-viên mà cỡ nầy, thì hại hơn lợi. Hoặc phải đuổi việc tức thì, chọn người có khả-năng chức-nghiệp thay-thế.
Vài hàng mạo-muội.
Kính.
 
Last edited:
Lão Mục, lão thuycanh, Ngọc Kỳ lân hoặc ai đó rành về thảo mộc cho Ngu mỗ hỏi 1 tí vì Ngu mỗ vốn không hiểu biết nhiều về thảo mộc. Theo Ngu mỗ nghĩ 1 cây có vị thuốc nào đó có khả năng là do 2 nguyên nhân:

Bác Mục và TL đã nói hết rồi Ngọc này chỉ phụ thêm thôi!
Con cá rô khác con cá lóc nên ở chung một ruộng lúa nhưng khi nấu ăn có mùi vị khác nhau. Cá rô nấu canh cải còn cá lóc hợp với…nướng trui. Đây là điểm khác biệt của giống loài.
Đúng là 100 con cá rô nuôi không bằng 4 con cá rô đồng thiên nhiên, đây là điểm khác biệt môi trường.
Cây cùng thế thôi bác, sự kết hợp hoàn hảo 2 vấn đề trên mới cho một dược liệu tốt.
Nhưng lại có thêm một vấn đề :
Ta có thể nuôi con cá rô ngoài đầm phá hoang dã (quảng canh) ăn cùng như cá thiên nhiên. Đây là điểm môi trường thay đổi được.
Ta không thể nuôi cá rô thành cá lóc. Đây là điểm giống loài không thay đổi được
Từ đó thiết nghĩ nhân giống và bảo vệ giống loài là quan trọng. môi trường ta sẽ nghiên cứu cho phù hợp sau. Sâm Hàn Quốc nỗi tiếng thế giới nhưng nghe là trồng không đó bác.
Thanglong nghĩ cũng không hẳn vậy . Với cây lương thực mà ta còn thấy đặc sản của từng vùng miền huống chi là cây thuốc .

Nghiên cứu và trồng cây thuốc ở một môi trường tương tự thì rõ ràng cây sẽ có chất thuốc nhưng vẫn không thể bằng ngoài thiên nhiên , nơi nó sinh ra và lớn lên được . Về vấn đề này thì TL đồng ý với ý kiến của Bác Thủy Canh . Có những thứ dù khoa học có cố gắng cũng không thể bằng tự nhiên .

Cây thuốc ngoài thiên nhiên ngoài yếu tố giống loài còn phụ thuộc vào nhiều thứ . Nói theo như cách nói của người xưa thì là do cây hấp thu âm dương của Trời - Đất . Theo cách nói đơn giản thì khí hậu ở đó , đất đai ở đó phù hợp với cây thuốc . Đất đai ở đây , theo TL nghĩ không chỉ có yếu tố về đất mà còn bao gồm cả sóng từ trường .

Vì vậy trồng nơi khác vẫn được nhưng chất thuốc trong cây sẽ không bằng
 
Bàn đến đây... chứng tỏ mấy”khứa lão” biết hết trơn bí ẩn của đất trời rồi...

Giống như sức khỏe và hạnh phúc của con người có đạt được là do con người có biết hòa nhập và hài hòa vơi thiên nhiên hay không..
Sống co mình trong phòng máy lạnh...làm sao bằng sống giữa núi rừng..với biển trời với gió mát...với trăng sao

Giống như người thưởng ngoạn cây mai vàng của mùa xuân..
- người thì muốn cây mai đầu năm phải nở hoa đặc ngẹt cành...do đó để có cây mai nhiều hoa này..phải áp dụng nhiều biện pháp tránh nở sớm : nào lặt lá tháng 5 để mai thay đổi tàng lá mới non hơn..như thế lá không quá già khi tháng 10 tới...sẽ không bị hoa nở sớm do cơn mưa cuối mùa
- Nào là tưới trước và sau mưa để hạn chế và rửa bớt nước mưa trái mùa trên đất, lá
- Nào là tránh mưa..đem cây vào nhà..hặc che cho cây không bị các cơn mưa cuối mùa làm nở sớm
Kết quả ta có 1 cây mai...ngẹt hoa khi tết đến...
Nhưng suy cho cùng...tất cả các hoa mai rực rỡ trên cây ấy có phải tất cả là đại biểu của mùa xuân đất trời..hay chỉ là....kết quả của nhân tạo

Các cao thủ...1 số có cách thưởng ngoạn mai...khác người...: cây mai được thả rất tự nhiên...chỉ có phân bón thôi...không dùng biện pháp kĩ thuật nào...để o ép...
Mặc cho hoa nở tháng 10..không dùng biện pháp nào để giữ nụ hoặc kềm chế nụ..không tránh mưa..không rửa mưa..mặc cho thiên nhiên chọn lựa..loại trừ.bớt nụ hoa...nở sớm
Đến tết cây mai này không hoành tráng lắm đâu..nhưng các nụ mai còn lại mới chính là tinh túy của mai vàng..vì nó đã được thiên nhiên sàng lọc...thử thách...nó vẫn tồn tại để nở hoa vào tết
Các hoa mai đó mới chính là đại biểu kì diệu thực sự của mùa xuân
Họ rất trân trọng các hoa mai này...và để nó ở nơi trang trọng nhất...dù nó trông không hoành tráng như các cây khác.vì ít hoa

Thiện nhân thưởng hoa..ái hoa vi mạo
Đại nhân thưởng hoa...ái hoa vi diệu

Người ta thưởng thức hoa vì yêu thích cái đẹp bên ngoài của nó
Cao thủ thưởng thức hoa..vì yêu thích cái kì diệu ẩn trong bông hoa

Cây thuốc cũng vậy thôi...chất lượng là do thiên nhiên tạo ra nó và bắt nó phải qua nhiều sàng lọc của tự nhiên
 
Theo lý luận của đông y , điều trị bệnh chủ đạo bằng KHÍ , chính cái tố chất khí có trong cây thuốc mà nó quyết định quy kinh nào để chữa bệnh .
Hải thượng lản Ông còn nói người Việt dùng thuốc nam thì tốt hơn thuốc bắc cũng chính vì cái tố chất khí đó .
 


Back
Top