Luồng Gió Mới

  • Thread starter thanhdoannguyen
  • Ngày gửi
T

thanhdoannguyen

Guest
TRUYỆN NGẮN

LUỒNG GIÓ MỚI






Câu chuyện tôi sắp kể ra là chuyện về giấc mơ tuyệt đẹp mà tôi đã trải qua, một giấc mơ kì diệu tôi đã thầm mong sao nó trở thành hiện thực.


Vào một đêm đang ngon giấc, tôi mơ thấy mình đang đi trên chuyến xe khách từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây, quê hương thân yêu của tôi. Đồng hành trên xe của tôi, qua phán đoán ban đầu, tôi thấy hành khách đủ mọi thành phần, nhưng đa số là nông dân lên thành phố làm công nhân theo kiểu thời vụ. Ngồi cạnh tôi có một ông khách rất đặc biệt, ông chỉ ngồi lắng nghe mà không tham gia tán gẫu cùng những hành khách khác trên xe.


Vì đa số là nông dân, nên tôi chỉ nghe họ nói toàn về những nhọc nhằn mà nông dân phải gánh chịu. Họ bảo thời chiến tranh họ là người góp gạo nuôi quân, họ là người trực tiếp cầm súng chiến đấu nhiều nhất, làm liệt sĩ nhiều nhất… Nói chung, họ là người có công lao nhiều nhất, nhưng bây giờ họ lại là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Nghịch cảnh lại đến với chính họ, sản phẩm mà họ làm ra họ không có quyền định giá bán, ngược lại, những thứ họ mua vào như vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng,… thì người khác định giá cho họ mua, còn biết bao bất cập mà họ đã và đang gánh chịu. Họ vẫn nghèo dù bao năm miệt mài làm việc cật lực mà chẳng có hướng vươn lên.


Ông bà cha mẹ tôi là nông dân và tôi cũng từng là nông dân nên tôi rất thấu hiểu nỗi cơ cực nhọc nhằn của họ và sự bất công đối với họ. Khi nghe những lời thở than của họ, tôi xót xa quặn lòng, tôi không thể nào ngồi yên được nữa và tôi đã lên tiếng:


_ Nông dân ta là lực lượng đông đảo nhất, tại sao chúng ta không mạnh, bởi chúng ta không đoàn kết lại với nhau.


Nói đến đây, ông khách đặc biệt ngồi cạnh tôi nhìn tôi trầm ngâm và bảo:


_ Chú tiếp tục nói, tôi đang nghe chú đây.


Tôi bảo:


_ Đã đến lúc nông dân chúng ta phải tập hợp lại thành một tập thể lớn thì ta mới có tiếng nói chung đủ mạnh, mới làm được việc lớn, mới bảo vệ được quyền lợi của chúng ta…


Chưa kịp dứt lời, tôi nghe một giọng nói thật to đầy phẫn nộ của người khách đứng tuổi ngồi phía sau tôi vọng lên:


_ Chú bảo sao? Chú định bảo chúng tôi vào làm tập đoàn tập thể (*) làm chung ăn công điểm như ngày xưa hả? Chú định làm khổ chúng tôi một lần nữa phải không? Chúng tôi chưa đủ khổ hay sao?...


Nhìn vẻ giận dữ của người khách đứng tuổi, ông khách đặc biệt ngồi cạnh tôi đứng lên đưa tay trấn an và bảo tôi:


_ Chú cứ nói rõ thêm, chúng tôi đang nghe chú đây.


Tôi hít thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tiếp tục:


_ Thưa bà con, thời làm tập đoàn ăn công điểm, tôi đã khoảng mười sáu tuổi, tôi cũng hiểu được đôi chút. Tôi nói ở đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, một ý tưởng mới về nông dân mà tôi ấp ủ bấy lâu nay, không biết lúc nào nói ra thích hợp và khi nói ra biết có được sự đồng thuận của bà con nông dân hay không. Vì đây chính là vấn đề của nông dân, nếu như không có sự đồng tình thì coi như thất bại…
Người khách đặc biệt giục tôi:

_ Chú cứ nói nhanh để bà con sốt ruột, chúng tôi đang chờ nghe chú đây.


Trước khi nói lên ý tưởng của mình, tôi quay lại hỏi bác khách lớn tuổi vừa quát tôi ban nãy:


_ Thưa bác, cho cháu hỏi bác làm được bao nhiêu công ruộng?


_ Tôi làm được 25 công trước đây, giờ thì chia đều cho bốn đứa con, mỗi đứa năm công, còn lại năm công tôi để dưỡng già.


Tôi hỏi tiếp:


_ Mỗi công, trừ mọi chi phí bác còn lời bao nhiêu?


_ Nếu thời tiết thuận lợi, vật tư giá thấp, lúa bán được giá,bỏ công nhà ra thì mỗi vụ lời khoảng một triệu đồng một công. Còn ngược lại nếu gặp rủi ro, thời tiết không thuận lợi, nhiều sâu bệnh, vật tư cao, lúa không được giá thì coi như bị lỗ.


Tôi tiếp tục hỏi:


_ Thưa bác, nếu đất của bác mà quyền sử dụng luôn thuộc về bác, bác không cần làm mà mỗi vụ được chia lợi nhuận nhiều hơn là lúc bác làm, bác có chịu không? Nếu bác tham gia làm, ngoài phần lợi nhuận được chia, bác được trả công sòng phẳng, bác nghĩ sao?


Bác nông dân đứng tuổi chưa kịp trả lời, trên xe bỗng ồn ào hẳn lên bởi rất nhiều câu trả lời:


_ Tôi tán thành, ruộng ít quá tôi khỏi làm vẫn được chia lãi, đi làm công nhân kiếm thêm.


_ Tôi đồng ý, vừa được chia lợi nhuận vừa lại có việc làm tại chỗ khỏi phải đi xa.


_ Tôi đồng ý,…..


Người khách đặc biệt đứng dậy đưa tay như để giữ trật tự và bảo tôi:


_ Chú giải thích rõ thêm.


Tôi rất hồi hộp và thật xúc động khi những câu hỏi gợi ý bước đầu đã được giải tỏa thuận lợi, bởi vì chỉ cần nghe một câu trả lời bất hợp tác thì tôi không đủ dũng khí tiếp tục bàn bạc. Tôi nói tiếp:


_ Thưa bà con, vấn đề tôi muốn nói với bà con là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, một khái niệm mới với nông dân: “Cổ Phần Hóa Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp” mà bước đầu là cho nông dân trồng lúa.


Tôi chưa dứt lời, người khách đặc biệt cho tôi hằng loạt câu hỏi:


_ Vì sao phải cổ phần?


_ Hình thức cổ phần ra sao?


Tôi có một nhược điểm là không có tài ăn nói trước đám đông, mặc dù sẵn có những câu trả lời. Tôi phải thật cố gắng:


_ Thưa chú, thưa bà con, ta quy một công đất (1000 m2) trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng một cổ phần, từ đó cứ bao nhiêu công là bao nhiêu cổ phần. Người đứng tên cổ phần gọi là cổ đông, cổ phần này được quyền sang nhượng, thừa kế, thế chấp giống như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


_ Khi cổ phần xong, ta tiến hành quy hoạch lại đất thành những mảnh ruộng có diện tích lớn thích hợp, thủy lợi hoàn chỉnh để tiện việc cơ giới hóa và cơ cấu cây trồng.


Còn lợi ích mà nó mang lại ra sao? Tôi nói tiếp:


_ Trước hết là thuận tiện cho việc đưa cơ giới vào đồng ruộng. Mọi cổ đông cùng thụ hưởng nền khoa học kỉ thuật tiên tiến được đưa vào đồng ruộng như nhau mặc dù trình độ không đồng đều. Dù ở bất cứ nơi đâu, không trực tiếp tham gia sản xuất vẫn được chia lợi nhuận trên cổ phần của mình. Từ đó có điều kiện thu hút nhân tài về phục vụ nông nghiệp; hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để trồng trọt những loại cây thích hợp với quy mô lớn, cùng với biêt bao lợi ích mà tương lai sẽ mở ra cho chúng ta. Nói chung, khi cổ phần hóa, chúng ta mới làm được việc lớn. Song, cái khó nhất là ở chỗ có sự đồng thuận của bà con nông dân chúng ta hay không và điều quan trọng nữa là nhà nước có ra tay giúp đỡ chúng ta mới tiến hành thuận lợi.


Khi tôi trình bày xong ý tưởng của mình cũng là lúc tôi sắp phải xuống xe. Nhìn vẻ mặt hài lòng của mọi người, tôi vô cùng sung sướng. Trước khi chia tay, ông khách đặc biệt ngồi cạnh tôi vỗ vào vai tôi và bảo rằng:


_ Chú được lắm, cho tôi xin địa chỉ, số điện thoại, một ngày nào đó chúng ta hẹn gặp nhau để bàn luận tiếp vấn đề này.


Rồi ngày ấy cũng đến, tại một nơi đã hẹn, tôi gặp lại ông khách đặc biệt ngày nào.Tôi thật sự không tin vào mắt mình, đó là Thủ tướng chính phủ của chúng ta, là lần ông cải trang vi hành thực tế một mình tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho nông dân.Tôi không ngờ mình có một ngày được gặp thủ tướng, trong bụng như mở cờ rằng nông dân ta sẽ có con đường đi mới sáng sủa hơn như tôi hằng mơ ước. Thủ tướng nói chuyện hết sức thân thiện và cởi mở với tôi, ông hỏi tôi:


_ Nguyện vọng của chú như thế nào về vấn đề ý tưởng cổ phần hóa quyền sử dụng đất của chú? Tôi trả lời:


_ Tôi muốn thủ tướng giúp tôi thực hiện ước mơ là làm mô hình thí điểm ý tưởng của mình ngay trên địa phương của tôi đang ở.


Thủ tướng đồng ý giúp tôi ngay. Ông đã trực tiếp về quê tôi đứng ra bảo lãnh với bà con trong ấp của tôi:


_ Kính thưa bà con nông dân, tôi là người đứng đầu chính phủ , hôm nay tôi xin hứa đứng ra bảo lãnh với bà con về việc cổ phần quyền sử dụng đất, tôi hứa sẽ giúp đỡ bằng mọi giá, nếu rủi ro có thất bại ngoài ý muốn, tôi sẽ bồi thường và chịu mọi trách nhiệm trước bà con nông dân. Nếu bà con còn nghi ngờ gì nữa thì hãy chôn đá đánh dấu ranh đất của mình, trong vòng ba năm tôi sẽ về thăm, nếu thực hiện không được, đất của ai sẽ trả lại như cũ cho người đó.


Thủ tướng đích thân đặt tên giúp chúng tôi là: “Hợp tác xã cổ phần nông nghiệp ấp Trung Hưng”, ông còn chỉ đạo ngân hàng ưu tiên cho chúng tôi vay tiền không tính lãi trong ba năm đầu để giúp chúng tôi đủ tiền quy hoạch lại đất đai, thủy lợi,... Được nghe Thủ tướng nói chuyện, tất cả bà con đều đồng tình hưởng ứng.


Vì đây là con đường tôi tự mở, tự đi nên tôi gặp rất nhiều khó khăn ở phía trước, tôi phải hết sức nỗ lực thực hiện thận trọng không được phép sai sót, nếu thất bại sẽ rất có lỗi với bà con và Thủ tướng. Song, có một điều thuận lợi nữa là các nhà khoa học tâm huyết hay tin, đã tự nguyện tìm đến giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình, không đòi hỏi điều gì, cùng nhau sát cánh bên chúng tôi thực hiện công cuộc đổi mới có tính bước ngoặt lịch sử này.


Năm đầu tiên, nhờ có nguồn tài chính ưu đãi của ngân hàng, chúng tôi đã quy hoạch lại xong toàn bộ diện tích đất với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. Khi quy hoạch xong, nhờ phá nhiều bờ ranh của những mảnh đất nhỏ nên diện tích đất dư ra khoảng ba mươi cổ phần, tôi giữ lại mười cổ phần để làm quỹ đất chung, số còn lại tôi cho cổ đông đấu giá, số tiền này thu được tôi dùng mua được hai máy gặt đập liên hợp rất hiện đại, gần đủ để phục vụ diện tích đất của chúng tôi Vụ mùa năm ấy, chúng tôi trúng lớn nhờ áp dụng khoa hoc kỹ thuật vào đồng ruộng, chọn giống lúa chất lượng cao với số lượng lớn, nên đầu ra được nhiều doanh nghiệp đến đấu thầu thu mua với giá rất cao. Chúng tôi cũng làm được một vùng chuyên canh lúa giống chất lương cao để sử dụng tại chỗ và còn dư bán cho bà con bên ngoài.Vụ đầu tiên tổng kết, chúng tôi thắng lợi khả quan. Vì vậy, lợi nhuận mỗi cổ phần cao hơn so với cách làm ăn riêng lẻ.


Sang năm thứ hai, thu nhập của chúng tôi tăng gấp đôi. Lợi nhuận từ những vụ năm trước, bà con cổ đông đồng tình giữ lại đủ chi tiêu, còn lại chúng tôi dồn hết tiền vốn mua được thêm năm máy găt đập liên hợp, ba máy cày. Từ đó, hợp tác xã cổ phần Trung Hưng của chúng tôi, ngoài sản xuất, chúng tôi còn làm thêm dich vụ bên ngoài. Từ đó, lãi của chúng tôi tăng cao không ngừng.Nhờ việc làm ăn hiệu quả của chúng tôi, mà sức lan tỏa của nó rất mãnh liệt, nhiều địa phương đến học tập kinh nghiệm về thực hiện tại địa phương mình, nhiều doanh nghiêp trong và ngoài nước đến hợp tác làm ăn lâu dài. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị xây dưng một chung cư đầy đủ tiện nghi để bán trả góp cho bà con cổ đông trên quỹ đất chung của hợp tác xã.


Sang năm thứ ba, đúng như lời hẹn ước, Thủ tướng về thăm lại chúng tôi và cũng đúng vào ngày chúng tôi ăn mừng tân gia chung cư vừa xây xong. Thủ tướng rất vui mừng và khen ngợi thành quả mà chúng tôi đạt được.Thủ tướng ôm tôi thân thiết và nói:


_ Rất tiếc, tôi không gặp chú sớm hơn.


Lúc chia tay chúng tôi, Thủ tướng dặn dò chúng tôi thật kĩ:


- Hãy cố gắng phát huy tiềm năng đang có để xứng đáng là một hợp tác xã cổ phần đi đầu làm gương cho cả nước noi theo.


Chúng tôi luôn ghi nhớ lời căn dặn của Thủ tướng, cùng với các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát triển hợp tác xã cổ phần của chúng tôi ngày càng mạnh thêm.


Sang mùa vụ năm sau, có đơn đặt hàng của một nhà máy chế biến thức ăn gia súc tầm cỡ nhất Việt Nam đến đặt mua của chúng tôi 100.000 tấn hạt bắp, 20.000 tấn đậu nành để làm nguyên liệu mà trước đây họ phải nhập khẩu ở nước ngoài. Vì không đủ năng lực cung ứng, nên chúng tôi đã liên minh với vài hợp tác xã cổ phần khác (hiện giờ có rất nhiều HTX cổ phần), nhờ vậy mà hợp đồng của chúng tôi thực hiện suôn sẻ. Kể từ đó, chúng tôi phá được thế độc canh cây lúa đầy rủi ro do giá cả bấp bên, góp phần cho Việt Nam hạn chế nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Và từ đó, hằng loạt các HTX cổ phần ra đời. Những thế hệ sinh viên không còn ngại ngùng với nông nghiệp. Ở đây rất nhiều việc làm, hệ thống quản lý của chúng tôi toàn bằng vi tính, tiền nong cũng được giao dịch bằng thẻ ATM.


Đồng hồ báo thức giật tôi tỉnh giấc, còn bao nhiêu việc dở dang trong giấc mộng, ôi giấc mơ sao mà đẹp thế, vì trong giấc mơ tôi đã làm được rất nhiều việc giúp đỡ nông dân, còn ở đời thường đến bao giờ tôi mới thực hiện được hoài bão của mình_ đưa: “ Luồng gió mới” đến với nông dân.



Nguyễn Thanh Đoàn, N12/4 Khu I Đại học Cần Thơ

[FONT=&quot] ĐT: 0989577197[/FONT]


Chú thích: (*)


Vào những năm sau giải phóng 1975 đến khoảng những năm 1980,


nước ta lâm vào cảnh thiếu đói trầm trọng do chính sách vào tập đoàn tập thể. Tất cả ruộng đất của nông dân đều đ ưa vào làm chung .
 


Last edited by a moderator:
Ý tưởng này rất hay...rất có lợi cho người nông dân, làm sao mà cơ giới hóa nông nghiệp được khi mối người nông dân chỉ lèo tèo vài mẫu ruộng ..rồi chỉ con trâu với cái cày đi trước. Xem ra cũng rất khó tiến hành vì dân ta đa số tư tưởng cục bộ...để rồi cứ khổ mãi trong cái vòng lẫn quẩn...May ra chỉ có nhà nước vào cuộc ban hành chính sách mới như tư tưởng lớn kia thì họa may...chứ để tự nguyện thì...không bao giờ...Hoan nghênh người đã viết ra ...Luồng gió mới
 
ý tưởng của bạn rất hay. nhưng hãy cố lên tôi tin sẽ cs một ngày ta làm được điều này. khi chúng ta chỉ cho người dân thấy cái lợi của việc làm này tôi tin sẽ làm được thôi.nếu làm với chòm xóm khôg được ta thử làm với gia tộc mình thử coi. tôi sẽ làm thử nhưng không biết khi nào mới sát nhập được.có lẽ cũng hơi lâu.hihihihi
 
Hình như ý tưởng của bạn Nguyễn Thanh Đoàn đã có HTX sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn Global GAP Mỹ Thành - Cai Lậy - Tiền Giang thực hiện. Hiện HTX Mỹ Thành có hơn 600 hộ xã viên, diện tích sản xuất trên 400 hec-ta tại hai xã Mỹ Thành Bắc và Mỹ Thành Nam. Rất hiệu quả.
 
"LUỒNG GIÓ MỚI" . Quả đúng với cái tên thâm thúy bao hàm như một cuộc" Cách Mạng Nông Nghiêp " . Dù người viết gì lý do nầo đó, hay không có điều kiện nói lên tâm tư của mình nên mới mượn câu truyện trong giấc mơ để chia sẻ với mọi người . Đối với riêng tôi khi viết "Luồng Gió Mới " , tôi đã đọc đi đọc lại nhều lần ,dù đó là câu chuyện ngắn xong qua đó tôi đã gần như vẽ lên một bức tranh nông nghiệp đầy triển vọng mà chúng ta có thể hình dung được. Nhìn về góc độ khác thì đây giống như một đề áng cải cách nông nghiệp mà ý đồ tôi muốn nói lên . Qua " Luồng Gió Mới " tôi hướng lên lên cho người nông dân một con đường đi đầy ánh sáng có đủ chổ cho nhiêu người cùng nhau chung sức ( các nhà khoa học , sinh viên mới ra trường ,các doanh nghiệp trong và ngoài nước , .... ) . Tôi cũng đã đi nhiều nơi và truy cập nhiều thông tin , dù cũng có nhiều HTX , Tổ sản xuât ,...nhưng kiẻu làm chắc chắn một điều là không giống " LUỒNG GIÓ MỚI " .
 
Last edited by a moderator:
mô hình rất hay, nhưng khi nào mới có thể đc áp dụng rộng rãi và khoa học, công bằng đây!? khó lắm với tâm lý của người dân VN chúg ta cục bộ, rời rạc, tự phát và tự tàn.
Mong sao có ngày GIÓ sẽ NỔI .
Ủng hộc bác chủ topic 1 phiếu
 
Nếu có một ngày nào đó trên đất nước ta xuất hiện một vị Thủ tướng như trong " Luồng Gió Mới " , thì tôi tin rằng sẽ có ' Luồng Gió Mới " đến nông dân
 
Xin cho minh duoc dat 1 cau hoi: trong so cac ban o topic nay,bao nhiu ban that su song bang nn?bao nhiu ban hien dang song o nong thon vn? Luong gio moi,ko phai la y tuong nua roi, ma la "sieu tuong" nhu trong bao tuoi tre cuoi do. Thuc te chut di cac ban,nong dan ma co phan hoa,rut tien atm,co gioi hoa nn...vay luc do chac dan thanh thi di lai bang truc thang,sv di hoc tren sao hoa,con may nguoi ko co bang dai hoc(nhu toi chang han),chac di lam osin cho nong dan. Y tuong gan gan hon ti nua di ban,y tuong xa may thien nien ky e rang luc do trai dat den ngay tan the roi.( co phan hoa, ai mua co phieu cua ban,ban lam co lai nhieu bang may nganh ngan hang, dich vu ko ? Ma cho du ban lai nhieu hon luon,cp ban manh nhat nuoc vn,luc do cung bi nguoi khac thau tom het thoi,nong dan chac gioi hon may nha dau tu chung khoan ?)
 
truyện ngắn hay, giấc mơ của nông dân việt nam ,những con người có ý tướng đổi mới .mô hình htx của bác thì bọn Tay nó làm từ đởi nảo đời nào rồi.Htx đứng ra làm về khâu kỹ thuật, giống má cũng như bao tiêu sản phẩm còn htx ở vn thì bác nào chẳng biết. tôi nghe như sắp giải thể thì phải.còn cấy lúa mà lợi nhuận mỗi năm tăng gấp đôi, chắc bác này vừa ở cung trăng về, việc đưa máy về với đồng ruộng là xu thế tất yếu thôi,ở chỗ em mỗi mảnh ruộng bé tẹo vài trăm m2 mà máy gặt vẫn găt đươc đó thôi.còn dồn diền đổi thửa chăc cũng phải cón lâu lâu
---------------
các bác đọc tham khảo


542ff_thanh-long-1_200.jpg
Trong ảnh là lô trồng thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU và sắp tới đây có thể là thị trường Mỹ của HTX thanh long Hàm Minh, Bình Thuận. Ảnh: Ngọc Thu.(TBKTSG Online) – Vai trò của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn là chủ đề chính được nêu ra trong một hội thảo do Văn phòng Trung ương Đảng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Đại học Mở TPHCM tổ chức hôm 25-7 tại TPHCM.

Mặc dù các đại biểu là các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học gắn với nông nghiệp - nông thôn đều nhận định kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng nghịch lý là phong trào kinh tế HTX lại đang mờ nhạt trong thực tiễn.
Thêm việc làm và thu nhập cho người nghèo
Cả nước hiện nay có hơn 1.000 HTX tín dụng (còn gọi là Quỹ Tín dụng nhân dân), 8.553 HTX nông nghiệp, hơn 150.000 tổ hùn vốn, tổ trợ vốn, tổ tín dụng tiết kiệm và hàng trăm ngàn tổ hợp tác sản xuất đơn giản.

<DIV style="MARGIN: 10px 0px 10px 10px; FLOAT: right"><DIV style="POSITION: relative; WIDTH: 297px; HEIGHT: 248px; OVERFLOW: hidden" id=aa_rrP1_Div><DIV style="POSITION: relative; WIDTH: 297px; TOP: 0px; LEFT: 0px" id=aa_rrP1_FrameContainer><DIV style="WIDTH: 297px; HEIGHT: 248px; OVERFLOW: hidden" id=aa_rrP1_frame0><DIV id=aa_rrP1_ctl03_h>
---------------
542ff_thanh-long-1_200.jpg
Trong ảnh là lô trồng thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU và sắp tới đây có thể là thị trường Mỹ của HTX thanh long Hàm Minh, Bình Thuận. Ảnh: Ngọc Thu.(TBKTSG Online) – Vai trò của kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn là chủ đề chính được nêu ra trong một hội thảo do Văn phòng Trung ương Đảng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Đại học Mở TPHCM tổ chức hôm 25-7 tại TPHCM.

Mặc dù các đại biểu là các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học gắn với nông nghiệp - nông thôn đều nhận định kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng nghịch lý là phong trào kinh tế HTX lại đang mờ nhạt trong thực tiễn.
Thêm việc làm và thu nhập cho người nghèo
Cả nước hiện nay có hơn 1.000 HTX tín dụng (còn gọi là Quỹ Tín dụng nhân dân), 8.553 HTX nông nghiệp, hơn 150.000 tổ hùn vốn, tổ trợ vốn, tổ tín dụng tiết kiệm và hàng trăm ngàn tổ hợp tác sản xuất đơn giản.

<DIV style="MARGIN: 10px 0px 10px 10px; FLOAT: right"><DIV style="POSITION: relative; WIDTH: 297px; HEIGHT: 248px; OVERFLOW: hidden" id=aa_rrP1_Div><DIV style="POSITION: relative; WIDTH: 297px; TOP: 0px; LEFT: 0px" id=aa_rrP1_FrameContainer><DIV style="WIDTH: 297px; HEIGHT: 248px; OVERFLOW: hidden" id=aa_rrP1_frame0><DIV id=aa_rrP1_ctl03_h>
---------------
chăc không post đươc cac bac vào link http://www.thesaigontimes.vn/Home/business/other/7933
 
Last edited by a moderator:
TRUYỆN NGẮN

LUỒNG GIÓ MỚI






Câu chuyện tôi sắp kể ra là chuyện về giấc mơ tuyệt đẹp mà tôi đã trải qua, một giấc mơ kì diệu tôi đã thầm mong sao nó trở thành hiện thực.


Vào một đêm đang ngon giấc, tôi mơ thấy mình đang đi trên chuyến xe khách từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây, quê hương thân yêu của tôi. Đồng hành trên xe của tôi, qua phán đoán ban đầu, tôi thấy hành khách đủ mọi thành phần, nhưng đa số là nông dân lên thành phố làm công nhân theo kiểu thời vụ. Ngồi cạnh tôi có một ông khách rất đặc biệt, ông chỉ ngồi lắng nghe mà không tham gia tán gẫu cùng những hành khách khác trên xe.


Vì đa số là nông dân, nên tôi chỉ nghe họ nói toàn về những nhọc nhằn mà nông dân phải gánh chịu. Họ bảo thời chiến tranh họ là người góp gạo nuôi quân, họ là người trực tiếp cầm súng chiến đấu nhiều nhất, làm liệt sĩ nhiều nhất… Nói chung, họ là người có công lao nhiều nhất, nhưng bây giờ họ lại là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Nghịch cảnh lại đến với chính họ, sản phẩm mà họ làm ra họ không có quyền định giá bán, ngược lại, những thứ họ mua vào như vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng,… thì người khác định giá cho họ mua, còn biết bao bất cập mà họ đã và đang gánh chịu. Họ vẫn nghèo dù bao năm miệt mài làm việc cật lực mà chẳng có hướng vươn lên.


Ông bà cha mẹ tôi là nông dân và tôi cũng từng là nông dân nên tôi rất thấu hiểu nỗi cơ cực nhọc nhằn của họ và sự bất công đối với họ. Khi nghe những lời thở than của họ, tôi xót xa quặn lòng, tôi không thể nào ngồi yên được nữa và tôi đã lên tiếng:


_ Nông dân ta là lực lượng đông đảo nhất, tại sao chúng ta không mạnh, bởi chúng ta không đoàn kết lại với nhau.


Nói đến đây, ông khách đặc biệt ngồi cạnh tôi nhìn tôi trầm ngâm và bảo:


_ Chú tiếp tục nói, tôi đang nghe chú đây.


Tôi bảo:


_ Đã đến lúc nông dân chúng ta phải tập hợp lại thành một tập thể lớn thì ta mới có tiếng nói chung đủ mạnh, mới làm được việc lớn, mới bảo vệ được quyền lợi của chúng ta…


Chưa kịp dứt lời, tôi nghe một giọng nói thật to đầy phẫn nộ của người khách đứng tuổi ngồi phía sau tôi vọng lên:


_ Chú bảo sao? Chú định bảo chúng tôi vào làm tập đoàn tập thể (*) làm chung ăn công điểm như ngày xưa hả? Chú định làm khổ chúng tôi một lần nữa phải không? Chúng tôi chưa đủ khổ hay sao?...


Nhìn vẻ giận dữ của người khách đứng tuổi, ông khách đặc biệt ngồi cạnh tôi đứng lên đưa tay trấn an và bảo tôi:


_ Chú cứ nói rõ thêm, chúng tôi đang nghe chú đây.


Tôi hít thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tiếp tục:


_ Thưa bà con, thời làm tập đoàn ăn công điểm, tôi đã khoảng mười sáu tuổi, tôi cũng hiểu được đôi chút. Tôi nói ở đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, một ý tưởng mới về nông dân mà tôi ấp ủ bấy lâu nay, không biết lúc nào nói ra thích hợp và khi nói ra biết có được sự đồng thuận của bà con nông dân hay không. Vì đây chính là vấn đề của nông dân, nếu như không có sự đồng tình thì coi như thất bại…
Người khách đặc biệt giục tôi:

_ Chú cứ nói nhanh để bà con sốt ruột, chúng tôi đang chờ nghe chú đây.


Trước khi nói lên ý tưởng của mình, tôi quay lại hỏi bác khách lớn tuổi vừa quát tôi ban nãy:


_ Thưa bác, cho cháu hỏi bác làm được bao nhiêu công ruộng?


_ Tôi làm được 25 công trước đây, giờ thì chia đều cho bốn đứa con, mỗi đứa năm công, còn lại năm công tôi để dưỡng già.


Tôi hỏi tiếp:


_ Mỗi công, trừ mọi chi phí bác còn lời bao nhiêu?


_ Nếu thời tiết thuận lợi, vật tư giá thấp, lúa bán được giá,bỏ công nhà ra thì mỗi vụ lời khoảng một triệu đồng một công. Còn ngược lại nếu gặp rủi ro, thời tiết không thuận lợi, nhiều sâu bệnh, vật tư cao, lúa không được giá thì coi như bị lỗ.


Tôi tiếp tục hỏi:


_ Thưa bác, nếu đất của bác mà quyền sử dụng luôn thuộc về bác, bác không cần làm mà mỗi vụ được chia lợi nhuận nhiều hơn là lúc bác làm, bác có chịu không? Nếu bác tham gia làm, ngoài phần lợi nhuận được chia, bác được trả công sòng phẳng, bác nghĩ sao?


Bác nông dân đứng tuổi chưa kịp trả lời, trên xe bỗng ồn ào hẳn lên bởi rất nhiều câu trả lời:


_ Tôi tán thành, ruộng ít quá tôi khỏi làm vẫn được chia lãi, đi làm công nhân kiếm thêm.


_ Tôi đồng ý, vừa được chia lợi nhuận vừa lại có việc làm tại chỗ khỏi phải đi xa.


_ Tôi đồng ý,…..


Người khách đặc biệt đứng dậy đưa tay như để giữ trật tự và bảo tôi:


_ Chú giải thích rõ thêm.


Tôi rất hồi hộp và thật xúc động khi những câu hỏi gợi ý bước đầu đã được giải tỏa thuận lợi, bởi vì chỉ cần nghe một câu trả lời bất hợp tác thì tôi không đủ dũng khí tiếp tục bàn bạc. Tôi nói tiếp:


_ Thưa bà con, vấn đề tôi muốn nói với bà con là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, một khái niệm mới với nông dân: “Cổ Phần Hóa Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp” mà bước đầu là cho nông dân trồng lúa.


Tôi chưa dứt lời, người khách đặc biệt cho tôi hằng loạt câu hỏi:


_ Vì sao phải cổ phần?


_ Hình thức cổ phần ra sao?


Tôi có một nhược điểm là không có tài ăn nói trước đám đông, mặc dù sẵn có những câu trả lời. Tôi phải thật cố gắng:


_ Thưa chú, thưa bà con, ta quy một công đất (1000 m2) trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng một cổ phần, từ đó cứ bao nhiêu công là bao nhiêu cổ phần. Người đứng tên cổ phần gọi là cổ đông, cổ phần này được quyền sang nhượng, thừa kế, thế chấp giống như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


_ Khi cổ phần xong, ta tiến hành quy hoạch lại đất thành những mảnh ruộng có diện tích lớn thích hợp, thủy lợi hoàn chỉnh để tiện việc cơ giới hóa và cơ cấu cây trồng.


Còn lợi ích mà nó mang lại ra sao? Tôi nói tiếp:


_ Trước hết là thuận tiện cho việc đưa cơ giới vào đồng ruộng. Mọi cổ đông cùng thụ hưởng nền khoa học kỉ thuật tiên tiến được đưa vào đồng ruộng như nhau mặc dù trình độ không đồng đều. Dù ở bất cứ nơi đâu, không trực tiếp tham gia sản xuất vẫn được chia lợi nhuận trên cổ phần của mình. Từ đó có điều kiện thu hút nhân tài về phục vụ nông nghiệp; hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để trồng trọt những loại cây thích hợp với quy mô lớn, cùng với biêt bao lợi ích mà tương lai sẽ mở ra cho chúng ta. Nói chung, khi cổ phần hóa, chúng ta mới làm được việc lớn. Song, cái khó nhất là ở chỗ có sự đồng thuận của bà con nông dân chúng ta hay không và điều quan trọng nữa là nhà nước có ra tay giúp đỡ chúng ta mới tiến hành thuận lợi.


Khi tôi trình bày xong ý tưởng của mình cũng là lúc tôi sắp phải xuống xe. Nhìn vẻ mặt hài lòng của mọi người, tôi vô cùng sung sướng. Trước khi chia tay, ông khách đặc biệt ngồi cạnh tôi vỗ vào vai tôi và bảo rằng:


_ Chú được lắm, cho tôi xin địa chỉ, số điện thoại, một ngày nào đó chúng ta hẹn gặp nhau để bàn luận tiếp vấn đề này.


Rồi ngày ấy cũng đến, tại một nơi đã hẹn, tôi gặp lại ông khách đặc biệt ngày nào.Tôi thật sự không tin vào mắt mình, đó là Thủ tướng chính phủ của chúng ta, là lần ông cải trang vi hành thực tế một mình tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho nông dân.Tôi không ngờ mình có một ngày được gặp thủ tướng, trong bụng như mở cờ rằng nông dân ta sẽ có con đường đi mới sáng sủa hơn như tôi hằng mơ ước. Thủ tướng nói chuyện hết sức thân thiện và cởi mở với tôi, ông hỏi tôi:


_ Nguyện vọng của chú như thế nào về vấn đề ý tưởng cổ phần hóa quyền sử dụng đất của chú? Tôi trả lời:


_ Tôi muốn thủ tướng giúp tôi thực hiện ước mơ là làm mô hình thí điểm ý tưởng của mình ngay trên địa phương của tôi đang ở.


Thủ tướng đồng ý giúp tôi ngay. Ông đã trực tiếp về quê tôi đứng ra bảo lãnh với bà con trong ấp của tôi:


_ Kính thưa bà con nông dân, tôi là người đứng đầu chính phủ , hôm nay tôi xin hứa đứng ra bảo lãnh với bà con về việc cổ phần quyền sử dụng đất, tôi hứa sẽ giúp đỡ bằng mọi giá, nếu rủi ro có thất bại ngoài ý muốn, tôi sẽ bồi thường và chịu mọi trách nhiệm trước bà con nông dân. Nếu bà con còn nghi ngờ gì nữa thì hãy chôn đá đánh dấu ranh đất của mình, trong vòng ba năm tôi sẽ về thăm, nếu thực hiện không được, đất của ai sẽ trả lại như cũ cho người đó.


Thủ tướng đích thân đặt tên giúp chúng tôi là: “Hợp tác xã cổ phần nông nghiệp ấp Trung Hưng”, ông còn chỉ đạo ngân hàng ưu tiên cho chúng tôi vay tiền không tính lãi trong ba năm đầu để giúp chúng tôi đủ tiền quy hoạch lại đất đai, thủy lợi,... Được nghe Thủ tướng nói chuyện, tất cả bà con đều đồng tình hưởng ứng.


Vì đây là con đường tôi tự mở, tự đi nên tôi gặp rất nhiều khó khăn ở phía trước, tôi phải hết sức nỗ lực thực hiện thận trọng không được phép sai sót, nếu thất bại sẽ rất có lỗi với bà con và Thủ tướng. Song, có một điều thuận lợi nữa là các nhà khoa học tâm huyết hay tin, đã tự nguyện tìm đến giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình, không đòi hỏi điều gì, cùng nhau sát cánh bên chúng tôi thực hiện công cuộc đổi mới có tính bước ngoặt lịch sử này.


Năm đầu tiên, nhờ có nguồn tài chính ưu đãi của ngân hàng, chúng tôi đã quy hoạch lại xong toàn bộ diện tích đất với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. Khi quy hoạch xong, nhờ phá nhiều bờ ranh của những mảnh đất nhỏ nên diện tích đất dư ra khoảng ba mươi cổ phần, tôi giữ lại mười cổ phần để làm quỹ đất chung, số còn lại tôi cho cổ đông đấu giá, số tiền này thu được tôi dùng mua được hai máy gặt đập liên hợp rất hiện đại, gần đủ để phục vụ diện tích đất của chúng tôi Vụ mùa năm ấy, chúng tôi trúng lớn nhờ áp dụng khoa hoc kỹ thuật vào đồng ruộng, chọn giống lúa chất lượng cao với số lượng lớn, nên đầu ra được nhiều doanh nghiệp đến đấu thầu thu mua với giá rất cao. Chúng tôi cũng làm được một vùng chuyên canh lúa giống chất lương cao để sử dụng tại chỗ và còn dư bán cho bà con bên ngoài.Vụ đầu tiên tổng kết, chúng tôi thắng lợi khả quan. Vì vậy, lợi nhuận mỗi cổ phần cao hơn so với cách làm ăn riêng lẻ.


Sang năm thứ hai, thu nhập của chúng tôi tăng gấp đôi. Lợi nhuận từ những vụ năm trước, bà con cổ đông đồng tình giữ lại đủ chi tiêu, còn lại chúng tôi dồn hết tiền vốn mua được thêm năm máy găt đập liên hợp, ba máy cày. Từ đó, hợp tác xã cổ phần Trung Hưng của chúng tôi, ngoài sản xuất, chúng tôi còn làm thêm dich vụ bên ngoài. Từ đó, lãi của chúng tôi tăng cao không ngừng.Nhờ việc làm ăn hiệu quả của chúng tôi, mà sức lan tỏa của nó rất mãnh liệt, nhiều địa phương đến học tập kinh nghiệm về thực hiện tại địa phương mình, nhiều doanh nghiêp trong và ngoài nước đến hợp tác làm ăn lâu dài. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị xây dưng một chung cư đầy đủ tiện nghi để bán trả góp cho bà con cổ đông trên quỹ đất chung của hợp tác xã.


Sang năm thứ ba, đúng như lời hẹn ước, Thủ tướng về thăm lại chúng tôi và cũng đúng vào ngày chúng tôi ăn mừng tân gia chung cư vừa xây xong. Thủ tướng rất vui mừng và khen ngợi thành quả mà chúng tôi đạt được.Thủ tướng ôm tôi thân thiết và nói:


_ Rất tiếc, tôi không gặp chú sớm hơn.


Lúc chia tay chúng tôi, Thủ tướng dặn dò chúng tôi thật kĩ:


- Hãy cố gắng phát huy tiềm năng đang có để xứng đáng là một hợp tác xã cổ phần đi đầu làm gương cho cả nước noi theo.


Chúng tôi luôn ghi nhớ lời căn dặn của Thủ tướng, cùng với các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát triển hợp tác xã cổ phần của chúng tôi ngày càng mạnh thêm.


Sang mùa vụ năm sau, có đơn đặt hàng của một nhà máy chế biến thức ăn gia súc tầm cỡ nhất Việt Nam đến đặt mua của chúng tôi 100.000 tấn hạt bắp, 20.000 tấn đậu nành để làm nguyên liệu mà trước đây họ phải nhập khẩu ở nước ngoài. Vì không đủ năng lực cung ứng, nên chúng tôi đã liên minh với vài hợp tác xã cổ phần khác (hiện giờ có rất nhiều HTX cổ phần), nhờ vậy mà hợp đồng của chúng tôi thực hiện suôn sẻ. Kể từ đó, chúng tôi phá được thế độc canh cây lúa đầy rủi ro do giá cả bấp bên, góp phần cho Việt Nam hạn chế nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Và từ đó, hằng loạt các HTX cổ phần ra đời. Những thế hệ sinh viên không còn ngại ngùng với nông nghiệp. Ở đây rất nhiều việc làm, hệ thống quản lý của chúng tôi toàn bằng vi tính, tiền nong cũng được giao dịch bằng thẻ ATM.


Đồng hồ báo thức giật tôi tỉnh giấc, còn bao nhiêu việc dở dang trong giấc mộng, ôi giấc mơ sao mà đẹp thế, vì trong giấc mơ tôi đã làm được rất nhiều việc giúp đỡ nông dân, còn ở đời thường đến bao giờ tôi mới thực hiện được hoài bão của mình_ đưa: “ Luồng gió mới” đến với nông dân.



Nguyễn Thanh Đoàn, N12/4 Khu I Đại học Cần Thơ

[FONT="] ĐT: 0989577197[/FONT]


Chú thích: (*)


Vào những năm sau giải phóng 1975 đến khoảng những năm 1980,


nước ta lâm vào cảnh thiếu đói trầm trọng do chính sách vào tập đoàn tập thể. Tất cả ruộng đất của nông dân đều đ ưa vào làm chung .

Đối với các nước khác ...cánh đồng mẩu lớn đã thành thời THƯỢNG CỖ, Tiền Sử rồi ...VN vẫn còn ƯỚC MƠ ....PÓ TAY ...
 
bác tám cũng chịu khó lục lọi bài củ quá nghen! bác nói "cánh đồng mẩu lớn" đã thành thượng cổ có nghĩa ngành nông nghiệp các nước khác cũng phải đi qua con đường này, phải vậy không bác tám? vậy thì nông nghiệp vn cháu nghĩ có đi qua con đường này thì cũng đúng thôi! chứ có lối tắt nào để đi đâu bác tám! bác có lối tắt nào không? bác nói thử hai bác cháu mình thảo luận cho vui! cháu chỉ thích thảo luận thôi nghe bác! chứ cháu không thích tranh luận! dc không bác tám?
xin phép chủ topi, nếu có lạc đề thì ..... cho qua nhé!
 
bác tám cũng chịu khó lục lọi bài củ quá nghen! bác nói "cánh đồng mẩu lớn" đã thành thượng cổ có nghĩa ngành nông nghiệp các nước khác cũng phải đi qua con đường này, phải vậy không bác tám? vậy thì nông nghiệp vn cháu nghĩ có đi qua con đường này thì cũng đúng thôi! chứ có lối tắt nào để đi đâu bác tám! bác có lối tắt nào không? bác nói thử hai bác cháu mình thảo luận cho vui! cháu chỉ thích thảo luận thôi nghe bác! chứ cháu không thích tranh luận! dc không bác tám?
xin phép chủ topi, nếu có lạc đề thì ..... cho qua nhé!

Người ta đã và đang làm hiệu quả ...thì bắt chước ...copy mà làm theo ...còn ước mơ ...còn xin xỏ ....pó tay.
 
@ Hi Lão thiệt là ... Một khi cái cũ còn tồn tại thì cái mới người ta phải ước mơ thôi . VD như khi iu lão mới ước mơ chứ khi lấy nhau rồi thì ước mơ ... điều khác . Hổng phải vậy sao ? hi hi
 
@ Hi Lão thiệt là ... Một khi cái cũ còn tồn tại thì cái mới người ta phải ước mơ thôi . VD như khi iu lão mới ước mơ chứ khi lấy nhau rồi thì ước mơ ... điều khác . Hổng phải vậy sao ? hi hi

Ước mơ là cái gì chưa có hoặc không thể.

Còn cái gì đã có và có thể ...thì tại sao gọi là ước mơ ...hay là ƯỚT MƠ HUYỀN.
 
Thì chính xác là vậy mà . Người ta có nhưng mình thì chưa . Vì vậy mới ước mơ . Còn Ướt mơ huyền ? Cái này càng chính xác . Đâu phải ước mơ nào mà cũng thành hiện thực đâu . Biết vậy nhưng người ta vẫn ước mơ vì đó là bản tính của con người .

Nói cho mình lão nghe thôi ... Tui cũng ước mơ nhiều thứ lắm hi hi
 
Thì chính xác là vậy mà . Người ta có nhưng mình thì chưa . Vì vậy mới ước mơ . Còn Ướt mơ huyền ? Cái này càng chính xác . Đâu phải ước mơ nào mà cũng thành hiện thực đâu . Biết vậy nhưng người ta vẫn ước mơ vì đó là bản tính của con người .

Nói cho mình lão nghe thôi ... Tui cũng ước mơ nhiều thứ lắm hi hi

Trên mạng thiếu gì thông tin ...copy mà làm ...còn ướt đẫm giây mơ nữa ...giống như còn ở thời đồ đá ...pó cái lưng wuần.
 
Last edited by a moderator:
@ Hi ... hình như nói vậy hổng vừa ý lão . Thôi tui nói theo cách khác vậy

- Vd như trồng Mai : Trồng Mai thì người ta trồng đã rất lâu rồi . Ấy vậy nhưng để có được một cây Mai nở bông rực rỡ đầy cành và đúng dịp Tết thì không phải ai cũng làm được như Lão Tà . Như tui thì tui cũng chỉ ước mơ là mỗi độ Tết về chậu Mai ở nhà chỉ nở xấp xỉ phân nửa của lão ấy là tui đã vui rồi . hi hi

- Hay là nói về con Tôm nhe ! Với lão thì nuôi tôm không khó vì lão nắm vững kỹ thuật . Nhưng với nhiều người thì lại khó và họ luôn ước mơ có được một mùa thu hoạch tốt ( nói như lão là cuốn sổ không đội nón ra đi )

Hổng phải vậy ah ?
 
@ Hi ... hình như nói vậy hổng vừa ý lão . Thôi tui nói theo cách khác vậy

- Vd như trồng Mai : Trồng Mai thì người ta trồng đã rất lâu rồi . Ấy vậy nhưng để có được một cây Mai nở bông rực rỡ đầy cành và đúng dịp Tết thì không phải ai cũng làm được như Lão Tà . Như tui thì tui cũng chỉ ước mơ là mỗi độ Tết về chậu Mai ở nhà chỉ nở xấp xỉ phân nửa của lão ấy là tui đã vui rồi . hi hi

- Hay là nói về con Tôm nhe ! Với lão thì nuôi tôm không khó vì lão nắm vững kỹ thuật . Nhưng với nhiều người thì lại khó và họ luôn ước mơ có được một mùa thu hoạch tốt ( nói như lão là cuốn sổ không đội nón ra đi )

Hổng phải vậy ah ?

Ý nghĩa của topic này là:

- Được làm ....hay bị làm -----> Xin xỏ
- Kỹ thuật (Technical) ...cần ----> bổ xung sau
 
Back
Top