Máy bơm thủy năng

Nhằm giúp bà con nông dân miền núi có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, việc đưa nước tưới, tăng thêm mùa vụ là điều hết sức cần thiết và mang ý nghĩa xã hội cao.

Lắp đặt bơm thủy năng tại Bàn Trải, thị trấn Lang Chánh.
Điều đó đã thôi thúc nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng khoa học, công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức thực hiện đề tài và chế tạo thành công máy bơm thủy năng cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho những vùng gặp khó khăn về nguồn nước ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, bơm thủy năng đã được đưa vào sử dụng ở một số địa phương, góp phần không nhỏ vào việc khắc phục vấn đề thiếu nước ở miền núi.
Đặc điểm khu vực miền núi Thanh Hóa là có nhiều sông suối, từ lợi thế này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế chiếc máy bơm thủy năng với cơ chế hoạt động hoàn toàn bằng sức nước, không phải sử dụng năng lượng khi vận hành, nhưng hiệu quả tưới tiêu rất cao. Máy được thiết kế nhỏ gọn, khoảng 30 kg, phù hợp với nhiều địa hình, điều kiện về nguồn nước như nước mó, nước suối, nước có dòng chảy yếu và có thể di chuyển đến nơi an toàn khi xảy ra mưa lũ. Bên cạnh đó, phần lớn các linh kiện là những vật liệu chống rỉ sét, nên mỗi chiếc bơm có tuổi thọ lên đến 30 năm, giá thành rẻ, dễ lắp đặt có thể ghép nhiều bơm khi có yêu cầu về công suất. Bơm có thể hoạt động suốt ngày đêm và đưa nước lên độ cao 80m, đẩy xa trên 1.000m. Việc ứng dụng thành công các loại bơm thủy năng vận hành hoàn toàn bằng sức nước là một giải pháp khoa học công nghệ có ý nghĩa thiết thực, giải quyết được bài toán thiếu nước vào mùa khô ở miền núi tỉnh ta. Đến nay, máy bơm thủy năng được triển khai tại xã Hồi Xuân (Quan Hóa) phục vụ cho 4 ha mô hình rau sạch do hội cựu chiến binh (CCB) huyện triển khai; cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho gần 70 hộ dân tại thôn Bàn Trải, thị trấn Lang Chánh (Lang Chánh). Khảo sát thực tế để thấy được tính ưu việt của công nghệ này, gặp ông Vi Hồng Cát, bà Hà Thị Thắm cùng một số hộ dân thôn Bàn Trải, thị trấn Lang Chánh đang sử dụng bơm thủy năng đều cho rằng, trước đây, các hộ dân rất vất vả trong việc đưa nước lên đồng ruộng, bởi tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra do địa hình cao, lại cách xa nguồn nước từ sông suối. Từ khi có trạm bơm thủy năng người dân ở đây đã chủ động được nguồn nước tưới, tiêu cho cây trồng. Bà con trong thôn ghi nhận và đánh giá cao về hiệu quả thiết thực của công trình bơm thủy năng.
Ông Lê Bá Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng khoa học, công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Thời gian qua, nhóm nghiên cứu đã thiết kế chi tiết tổng thể máy bơm thủy năng. Theo tính toán từ thực tế, việc sử dụng bơm thủy năng tại Lang Chánh sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng. Hiện nay, trung tâm đã xây dựng 10 mô hình cấp nước tưới cho lúa và hoa màu, 5 mô hình cấp nước phục vụ chăn nuôi; 5 mô hình cấp nước sinh hoạt khu vực miền núi huyện Lang Chánh. Dự kiến đến tháng 12-2017 sẽ lắp thêm 2 trạm tại huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc và tiếp tục nhân rộng, giúp nông dân miền núi tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn nước để sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất nông nghiệp.
.Bài và ảnh: Xuân Minh
 
Nói về bơm, ta chỉ nói về độ cao, không nói quãng đường xa.

Vì sao, nếu nước ở trên cao, có thể dẫn đi xa vô tận, cả 10 cây số, chứ không chỉ 1 cây số mà thôi.
 
Nói về bơm, ta chỉ nói về độ cao, không nói quãng đường xa.

Vì sao, nếu nước ở trên cao, có thể dẫn đi xa vô tận, cả 10 cây số, chứ không chỉ 1 cây số mà thôi.
Nhưng nếu đi xa nước nó yếu không anh. Em tính làm một cái thủy đài --- thân hình trụ, đáy hình nón ngược nối ống dẫn nước, đường kính ~70 cm, cao khoảng 200cm và đặt nó ở độ cao 20 mét .... thì liệu áp lực nước của nó là bao nhiêu vậy anh AnhMy Tran - liệu nó đủ mạnh cho đoạn đường 300m và khỏi xài bơm tạo áp ko hả anh ???
 
Tùy theo đường kính ống mà nước chảy ra có mạnh không. Đặt cao 20 mét mà ống đường kính 10cm, thì đến cuối ống 300 mét, nước còn phun cao được 2 mét, xa 10 mét. Nếu đường kính ống 1cm, thì đến cuối ống 300, nước chỉ ri rỉ chảy ra như rót nước pha trà thôi.
 
Back
Top